Bài văn nghị luận về tội ấu dâm năm 2024

Một số kẻ có mục đích khi thực hiện tội phạm, nhiều tên không hứng thú với trẻ nhỏ nhưng gây án vì dễ tiếp cận.

Theo nghiên cứu do Đơn vị Khoa học Hành vi thuộc FBI và Trung tâm vì Trẻ em mất tích và bị lợi dụng phối hợp công bố năm 2010, kẻ ấu dâm được chia làm hai loại chính là ưu tiên và tình huống.

Kẻ ấu dâm ưu tiên không hứng thú với người trưởng thành và coi trẻ em là đối tượng duy nhất. Loại ưu tiên được chia ra làm hai loại nhỏ hơn là gắn bó và ác dâm.

Theo đó, kẻ ấu dâm loại gắn bó muốn trở nên gần gũi và thân cận với trẻ em thông qua các thủ đoạn chăn dắt như tặng quà để chiếm lòng tin và tín nhiệm. Thông thường, những kẻ này ít tương tác với người trưởng thành và chỉ muốn ở bên trẻ em. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể bộc lộ nhiều nét tính cách và hành vi trẻ con, cũng không thể hiện sự hung hăng. Kẻ ấu dâm loại này không muốn gây thương tích cho đứa trẻ, và việc xâm hại tình dục thường xảy ra muộn.

Ngược lại, kẻ ấu dâm dạng ác dâm không có sự gắn kết cảm xúc với trẻ em mà chỉ có nhu cầu thỏa mãn ham muốn bằng cách gây ra đau đớn cho nạn nhân. Chúng thường không quen biết trước đứa trẻ, theo dõi trước khi gây án. Một số kẻ còn tra tấn nạn nhân rồi đoạt mạng.

Bài văn nghị luận về tội ấu dâm năm 2024

Phân loại kẻ ấu dâm.

Ở loại ấu dâm tình huống, tội phạm thường chọn nạn nhân dựa trên cơ hội hoặc mức độ dễ tiếp cận. Chúng không thực sự hứng thú với trẻ em nhưng sẽ gây án nếu đây là đối tượng duy nhất có thể tiếp cận.

Kẻ phạm tội tình huống lại được chia làm bốn loại nhỏ hơn là: không đủ năng lực nhận thức, thay thế, không phân biệt về mặt đạo đức, và không phân biệt về mặt tình dục.

Thông thường, kẻ ấu dâm không đủ năng lực nhận thức bị một số chứng rối loạn thần kinh (ví dụ như loạn thần, lão suy) khiến không có khả năng biết được đâu là điều được phép và không được phép. Những kẻ này thường bị người xung quanh đánh giá là "kỳ cục" hoặc "bất thường" nên thường ở một mình và bị xa lánh. Loại tội phạm này có thể động chạm vào cơ thể trẻ em nhưng không xâm hại tình dục. Chúng không hứng thú với trẻ em, chỉ gây án vì thấy nạn nhân không đáng sợ.

Kẻ ấu dâm dạng thay thế thường thể hiện kỹ năng sống kém và lòng tự trọng thấp. Với những kẻ này, trẻ em chỉ là sự thay thế khi thiếu vắng người trưởng thành. Việc chọn gây án với trẻ em có tính chất tạm thời vì chúng sẽ chuyển sang người trưởng thành khi có thể.

Loại thứ ba là những kẻ không phân biệt về mặt đạo đức. Chúng sẽ xâm hại người thân, bạn bè, và cả người lạ mặt nếu việc xâm hại khiến hắn thỏa mãn nhu cầu.

Cuối cùng, những kẻ không phân biệt về tình dục là dạng tội phạm gây án vì chỉ muốn thử cảm giác khác và mới mẻ so với hoạt động thông thường.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra động cơ gây án của những kẻ ấu dâm không nhất thiết chỉ thuộc vào một phân loại như trên. Chúng có thể bộc lộ cả động cơ và hành vi gây án thuộc loại ưu tiên hoặc tình huống, nhưng thường sẽ có một loại nổi trội hơn.

Việc phân loại kẻ ấu dâm có thể hỗ trợ quá trình điều tra phá án. Ví dụ, nếu biết nghi phạm thuộc loại gắn bó, chuyên gia có thể đoán được rằng hắn đã có nhiều nạn nhân trong quá khứ và nhiều khả năng đã chụp ảnh nhạy cảm để có thể uy hiếp các em giữ bí mật hoặc để dụ dỗ con mồi tiếp theo. Với kiến thức ấy, chuyên gia có thể mở rộng phạm vi cuộc điều tra, biết cách hỏi nạn nhân, và tìm được thêm chứng cứ buộc tội.

Bên cạnh đó, việc phân loại còn có thể giúp ích cho các chuyên gia tâm lý học pháp y khi được yêu cầu đánh giá và điều trị những kẻ đã bị khởi tố hoặc kết tội xâm hại tình dục trẻ em. Ví dụ, tùy động cơ gây án mà một số dạng ấu dâm có khả năng tái phạm nhiều hơn các loại khác, kéo theo thay đổi trong biện pháp điều trị hoặc án phạt.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa, khái niệm về ấu dâm là gì. Đồng thời trên thực tế cũng chưa có cách hiểu thống nhất về ấu dâm. Có thể hiểu một cách nôm na thì ấu dâm là việc lạm dụng tình dục trẻ em, trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục.

Người có xu hướng ấu dâm đa phần là nam giới đã thành niên. Trẻ em là nạn nhân của hành vi ấu dâm rơi vào nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả trẻ em từ 4 đến 5 tuổi cũng có khả năng là đối tượng của những kẻ có hành vi này, thậm chí là trẻ em sơ sinh.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người thực hiện hành vi ấu dâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong những tội sau:

- Tội hiếp dâm trẻ dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015.

-Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015.

Bài văn nghị luận về tội ấu dâm năm 2024

Ấu dâm (Hình từ Internet)

Người thực hiện hành vi ấu dâm bị kết án tử hình trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người thực hiện hành vi ấu dâm có thể bị kết án tử hình nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Có tổ chức.

+ Nhiều người hiếp một người.

+ Đối với người dưới 10 tuổi.

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Số điện thoại Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em là số mấy?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em

Nhiệm vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em
1. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
2. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại.
3. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng về nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em để kiểm tra thông tin, thông báo, tố giác ban đầu.
4. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố giác hoặc giới thiệu trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.
6. Hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
7. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho trẻ em, cha, mẹ, thành viên gia đình, người chăm sóc trẻ em.
8. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với vụ việc xâm hại trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em.

Như vậy, khi phát hiện hành vi xâm hại trẻ em nói chung và hành vi ấu dâm nói riêng thì có thể gọi điện đến Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.

Hiện nay, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em có đường dây nóng là 111, hoạt động 24 giờ vào tất cả các ngày.