Liên minh châu âu đầu tư vào tiền mã hóa năm 2024

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) xác nhận kế hoạch phát triển đồng Euro kỹ thuật số, bước tiến quan trọng trong cuộc đua tiền mã hóa tập trung.

ECB đang tiến hành một vài thử nghiệm với đồng Euro kỹ thuật số, dự kiến sẽ phát hành vào cuối năm 2023. Sau đó, các quốc gia trong Liên minh châu Âu sẽ họp bàn và đánh giá hiệu quả của đồng tiền trước khi có thể đưa vào lưu hành năm 2025.

"Đồng Euro kỹ thuật số sẽ hỗ trợ tiền giấy thay vì thay thế nó. Eurosystem đảm bảo người dân có thể sử dụng tiền mặt trên toàn lãnh thổ liên minh. Tiền mã hóa chỉ là một trong nhiều lựa chọn giúp người dân thực hiện thanh toán tiện lợi và dễ dàng hơn", ECB chia sẻ.

Liên minh châu âu đầu tư vào tiền mã hóa năm 2024

EU sẽ có thêm đồng tiền chung nếu Euro kỹ thuật số lưu hành. Ảnh: Getty Images

Paschal Donohoe, lãnh đạo nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, cũng đề cập đến đồng Euro số trong chương trình nghị sự gửi cho các bộ trưởng tài chính trong khu vực.

"Chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện", Thủ tướng Đức Olaf Scholz, từng là Bộ trưởng tài chính nói. Ông này cho rằng các quốc gia trong khu vực đồng Euro nên chủ động tham gia vào tiến trình phát hành đồng kỹ thuật số. Tuy vậy, loại hình tiền kỹ thuật số này sẽ phải thông qua Nghị viện châu Âu để ban hành văn bản luật và các quy định pháp lý cụ thể.

Tiền điện tử là từ khóa có lượt tìm kiếm tăng vọt trong năm 2021. cùng với giá Bitcoin - đồng tiền điện tử giá trị nhất thế giới. Vì thế, chính phủ các quốc gia cũng bắt đầu xem xét nghiên cứu và xây dựng công nghệ ứng dụng tiền ảo.

Chỉ tính trong khu vực châu Á, nhiều quốc gia đã triển khai các đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình. Gần nhất, Trung Quốc thông báo thử nghiệm đồng NDT điện tử phục vụ vận động viên và du khách quốc tế tại Thế vận hội mùa đông 2022.

Nhật Bản cũng thông báo sắp phát hành stablecoin theo đồng Yen, dự kiến bắt đầu được sử dụng vào năm 2023, theo Nikkei Asia. Campuchia cũng là một trong những nước đầu tiên trên thế giới có tiền điện tử Bankong được phát hành bởi ngân hàng Trung ương.

Tại Việt Nam, hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, tháng 6/2021, Ngân hàng Nhà nước vừa được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối trong giai đoạn 2021 - 2025.

Thành Dương

Để giúp độc giả tìm hiểu kỹ hơn về tiền kỹ thuật số, NFT và những công nghệ dựa trên nền tảng Blockchain như GameFi, Token, DeFi..., VnExpress khởi động hai chuyên đề eBox "Nhập cuộc xu hướng" và "Nhận diện cơ hội rủi ro" lần lượt lên sóng từ 9/3 và 12/3.

Đây là thời điểm thích hợp để những người quan tâm tìm hiểu từ cơ bản đến nâng cao về loại hình đầu tư mới này. Nắm vững kiến thức cũng là cách để nhà đầu tư đón đầu xu hướng, tự bảo vệ mình trước những cạm bẫy trên nền tảng blockchain.

Liên minh châu Âu được cho là đang tìm cách thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong khu vực với khoản đầu tư trị giá khổng lồ 177 tỷ USD đã được lên kế hoạch.

Liên minh châu âu đầu tư vào tiền mã hóa năm 2024
Liên minh châu Âu (EU) đầu tư 177 tỷ USD vào blockchain và các công nghệ đổi mới khác

Các quan chức EU có kế hoạch tài trợ cho các khoản đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như blockchain, cơ sở hạ tầng dữ liệu, 5G và điện toán lượng tử, trong số những lĩnh vực khác.

Quỹ đầu tư 177 tỷ USD chiếm khoảng 20% ​​trong gói kích thích 750 tỷ Euro (tương đương với 887 tỷ USD) được các nhà lãnh đạo EU nhất trí vào tháng 7 năm 2020 để khởi động sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra.

Phát biểu vào ngày 15 tháng 9, Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số đối với toàn bộ khu vực. Mặc dù EU đã tiết lộ các lĩnh vực trọng tâm của quỹ đầu tư công nghệ trị giá 177 tỷ USD, nhưng không có thông tin nào về số tiền sẽ đầu tư vào từng lĩnh vực.

Đầu tháng 9, IOTA Foundation trở thành dự án hỗ trợ liên doanh ​​blockchain của Châu Âu. Trở lại vào tháng 4 năm 2019, EU đã ra mắt Hiệp hội Quốc tế về các ứng dụng Blockchain đáng tin cậy, có nhiệm vụ hỗ trợ và thúc đẩy việc áp dụng DLT trong khu vực.

Do đó, blockchain đã được xác định là một trong những công nghệ mới nổi quan trọng hơn có thể định hình tương lai của Châu Âu. Do đó, các quan chức EU đang thúc đẩy các tiêu chuẩn pháp lý trong toàn khu vực để ngăn chặn sự phân mảnh trong quy định.

Động thái này diễn ra sau khi các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất thông qua dự luật 'Các thị trường trong ngành tài sản tiền mã hóa' (dự luật MiCA) vào ngày 1.7.

Liên minh châu âu đầu tư vào tiền mã hóa năm 2024
EU chính thức thông qua luật về tài sản tiền mã hóa

Tiền mã hóa đã trở thành một vấn đề nóng đối với EU trong 2 năm vừa qua, khi khối này vừa trải qua 2 năm ròng rã tranh cãi để rồi thống nhất thông qua MiCa. Thậm chí, điều luật cấm cơ chế đồng thuận công việc (Proof-of-Work, PoW) đã được lôi ra "bàn lui bàn tới" liên tục. Qua tháng 5.2022, EU tuyên bố ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn đối với stablecoin trên quy mô lớn, sau sự kiện sụp đổ của LUNA/UST.

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù các nhà lập pháp đã thống nhất thông qua MiCa, ECB vẫn tiếp tục dè chừng với crypto khi tiếp tục công bố những nghiên cứu sâu rộng về rủi ro cụ thể đối với toàn bộ thị trường tiền mã hóa. EU là khu vực được kỳ vọng sẽ không quá khắt khe với crypto, thế nhưng có vẻ như bây giờ vẫn chưa phải là lúc để khẳng định điều đó.

Các vấn đề ECB quan ngại

Patrick Hassen, một chuyên gia tư vấn về crypto tại EU cho biết ECB vừa đăng tải 3 bài nghiên cứu, nhắm đến 3 vấn đề: rủi ro khí hậu từ crypto, DeFi và stablecoin.

Về vấn đề tác hại đến khí hậu, ECB phân vân giữa việc khuyến khích các phiên bản tiền mã hoá thân thiện với môi trường, hoặc cấm hẳn các đồng coin khai thác từ những hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch. Hay nói cách khác, ECB đang muốn hướng đến cơ chế đồng thuận cổ phần (Proof-of-Stake, PoS) và bài trừ cơ chế PoW, nhưng chưa rõ là nên gắt gao ở mức độ như thế nào.

Đối với lĩnh vực DeFi, ECB cho rằng hầu hết các giao thức DeFi hiện nay vẫn mang tính chất tập trung, hay nói cách khác thì "phi tập trung" chỉ là cái mác mà thôi. Để bảo vệ lập luận này, ECB đã lấy ví dụ cụ thể là Uniswap - nền tảng phi tập trung với số địa chỉ chủ sở hữu là các nhà đầu tư nội bộ và cá voi kiểm soát UNI chỉ chiếm 1% nhưng số token sở hữu đang nắm giữ lại lên đến khoảng 97%. Như vậy, ECB quan ngại rằng crypto vẫn là một môi trường gánh chịu sự thao túng nặng nề.

Về stablecoin, đại diện được ECB nhắc đến đầu tiên không ai khác ngoài TerraUSD (UST). Quay trở lại thời điểm sụp đổ chóng vánh của bộ đôi LUNA/UST, EU đã thẳng thừng ủng hộ công khai việc cấm stablecoin trên quy mô lớn. Theo ECB, xây dựng khung pháp lý để quản lý các loại hình tiền mã hóa "ổn định" là điều cần làm khẩn cấp.