1 lượng bạc thời xưa bằng bao nhiêu

Trong ngành kim hoàn của một số nước Á Đông, lượng hay cây (dân dã) là đơn vị đo khối lượng của kim loại quý, tiêu biểu nhất là vàng và bạc.

Đơn vị này vốn xuất hiện từ rất lâu và tương đối gần gũi với đơn vị lạng, vốn thông dụng trong các hoạt động khác ngoài kim hoàn.

Quy đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, 1 lượng tương ứng với 37,5 g. 1 chỉ bằng ⅒ lượng và 1 phân bằng ⅒ chỉ.

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Trung Quốc, 1 lượng tương ứng với 50 g. Trước năm 1959, 1 lượng Tàu bằng 31,25 g.

Hồng Kông & Singapore[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hồng Kông và Singapore, 1 lượng là 37,79936375 g, tương đương với 1 + ⅓ ounce avoirdupois. Theo đó, 1 kg bằng 26,455 lượng Hồng Kông.

Đài Loan[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Đài Loan, 1 lượng (金衡兩 tức kim hành lượng) là 37,429 g, tương đương khoảng 1,2 troy ounce.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Weights and Measures Ordinance”. The Law of Hong Kong. Hong Kong legal definitions for metric, Imperial, and Chinese units and its traditional Chinese version

Trong rất nhiều phim cổ trang Trung Quốc thường có cảnh một "đại hiệp" hoặc "hảo hán" nào đó vào quán ăn nhậu, rồi đi ra trả nguyên một cục bạc cho chủ quán.

1 lượng bạc thời xưa bằng bao nhiêu
Ảnh: Bilibili, credit: Tammy

Hỏi vui: Vì sao các 'hảo hán' xưa đi ăn nhậu chỉ để lại một cục bạc trên bàn, chủ quán không cần trả lại tiền?

Đáp gọn: Vào thời phong kiến ở Trung Quốc, vàng và bạc đều rất quý hiếm do công nghệ khai thác và tinh luyện thời kỳ đó chưa hoàn thiện. Người dân thường sẽ dùng tiền đồng để thanh toán các nhu cầu hàng ngày.

Giá trị của một lượng bạc (37,50 gam theo hệ đo lường quốc tế ngày nay) là rất lớn. Lấy số liệu thời Tống làm ví dụ, một lượng bạc thời kỳ này có thể mua được 4 tạ gạo.

Một bữa ăn thông thường tại các tửu quán tất nhiên không tiêu tốn tới vậy, nên có thể đoán rằng những vị khách trả tiền bằng một lượng bạc đều là "khách VIP", số tiền thừa có lẽ là "tiền bo" cho chủ quán.

Trên thực tế, người xưa thường thanh toán tiền bằng các đồng xu đồng, việc trả tiền bằng nén bạc không quá phổ biến, mà chỉ được phóng đại trong phim truyền hình.

Ngày nay, bạc được dùng làm trang sức hoặc ứng dụng trong khoa học công nghệ, nhưng vào thời cổ đại nó là một loại tiền tệ. Và tính năng này vẫn chưa biến mất hoàn toàn cho đến tận bây giờ. Chúng ta thường thấy người xưa sử dụng đồng xu bạc hoặc thỏi bạc, và chúng được sử dụng rộng rãi.

Đặc biệt, trong những gia đình giàu có ngày xưa, đồng bạc là thứ không thể thiếu. Nhưng tại sao thời cổ đại có nhiều bạc đến mức gần như biến mất không dấu vết ở thời hiện đại? Nguyên nhân của điều này là gì? Các nhà khảo cổ đã cho chúng ta câu trả lời.

Bạc xuất hiện như thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách bạc biến mất thì hãy xem chúng xuất hiện như thế nào. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Quốc, nhà Tần sử dụng tiền đồng và chưa có bạc. Tần Thủy Hoàng khi ấy quan niệm bạc là một loại trang sức, không phải tiền tệ. Tuy nhiên, dưới thời Hán Vũ Đế, do cải cách tiền tệ, tiền bạc đã xuất hiện. Nhưng nó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và sớm bị tiền đồng thay thế.

1 lượng bạc thời xưa bằng bao nhiêu

Vậy bạc thực sự đã trở nên phổ biến như thế nào?

Thời kỳ bạc thực sự thay thế tiền đồng và chiếm vị trí chủ đạo xảy ra vào thời Hồng Vũ của nhà Minh. Vào thời nhà Nguyên trước đó, triều đình phát hành số lượng lớn tiền giấy, cấm sử dụng bạc. Do đó, lạm phát xảy ra cuối thời nhà Nguyên, tiền giấy tràn lan dẫn đến mất cân bằng kinh tế.

Chu Nguyên Chương khi lên nắm quyền đã rút ra được bài học, thay vì dùng tiền giấy và bạc thì vẫn dùng tiền đồng. Nhưng trên thực tế, ngay từ thời nhà Tống, người ta đã dần sử dụng bạc. Vì vậy, dù triều đình không cho phép sử dụng bạc thì người dân vẫn dùng.

Vậy bạc trở thành tiền tệ chính thống như thế nào?

Bạc đơn giản và tiện lợi, không có giá trị thấp mà nặng như tiền đồng, cũng không mất giá nhanh như tiền giấy. Vào thời Hồng Vũ, triều đình trả lương cho quan chức bằng cách cho họ nhận lương thực hoặc đổi lấy tiền giấy có giá trị tương đương.

1 lượng bạc thời xưa bằng bao nhiêu

Nhưng với việc tiền giấy mất giá, hầu hết quan chức đều không muốn, lấy gạo cũng bất tiện. Vì vậy, sau rất nhiều cuộc thảo luận, vị thế chủ đạo của bạc đã được xác định. Trong thời nhà Thanh và nhà Minh, việc sử dụng bạc trở nên phổ biến hơn.

Vậy một lượng bạc bằng bao nhiêu đồng tiền đồng?

Mặc dù tỷ lệ này khác nhau giữa các triều đại và thế hệ, nhưng nó không khác biệt nhiều sau thời nhà Đường và nhà Tống. Một lượng bạc có thể đổi được 1.000 đến 1.500 đồng tiền, trong khi một lượng vàng có thể đổi được 8 đến 10 lượng bạc. Chúng ta đều biết rằng tổng lượng bạc trước thời nhà Tống rất nhỏ, nhưng đến thời nhà Minh và nhà Thanh, tổng lượng bạc đã tăng lên đáng kể.

1 lượng bạc thời xưa bằng bao nhiêu

Vào thời Vạn Lịch của nhà Minh, 1 lạng bạc có thể mua được 2 thạch gạo và 1 thạch bằng 94,4 kg. Nghĩa là 1 lạng bạc có thể mua được gần 200kg gạo. Con số này thật đáng kinh ngạc. Từ đó chúng ta có thể thấy một lượng bạc thời cổ đại có giá trị như thế nào.

Nếu so sánh với số tiền đồng tương đương, ví dụ 1000 xu đồng, thì khối lượng không nhỏ, nếu mua một sản phẩm lớn hơn hoặc có giá trị cao hơn, bạn sẽ cần phải mang rất nhiều xu đồng. Chính vì có sự so sánh như vậy, chúng ta mới có thể nhận thấy ưu điểm của bạc.

Bạc bị mất dần trong thời cận hiện đại

Vậy tại sao có nhiều bạc đến vậy mà nó lại biến mất? Qua khảo cổ học nhiều năm qua, người ta phát hiện có rất nhiều vàng bạc trong các ngôi mộ cổ. Như vậy, một phần nhỏ bạc đã xuống lòng đất cùng người xưa, không thể tái xuất trên thị trường nữa. Dù có được khai quật thì nó vẫn là di tích văn hóa, không thể lưu hành trên thị trường.

1 lượng bạc thời xưa bằng bao nhiêu

Vấn đề thứ 2 liên quan đến bản thân bạc. Dù trong thời kỳ Minh - Thanh, khi thương mại thịnh hành và một lượng lớn bạc chảy vào thì việc tích trữ bạc cũng có hạn. Bạc không phải là tài nguyên vô tận, các mỏ bạc rất khó tìm. Vì vậy, số lượng bạc vốn không nhiều.

Như đã đề cập ở trên, 1 lượng bạc có thể mua được 200kg gạo, có thể thấy bạc không phải thứ mà người bình thường có thể sử dụng. Nói chung, chỉ những người giàu có, quý tộc mới dùng bạc. Vì vậy, dù bạc dùng để mua bán nhưng không phải gia đình nào cũng có và số lượng bạc càng ít đi.

Vào thời kỳ chiến tranh, bạc bắt đầu rò rỉ ra ngoài. Điều này khiến bạc dần biến mất khỏi tầm mắt công chúng.

Tuy nhiên, 2 tình huống trên thì bạc chỉ chiếm phần nhỏ. Vậy phần lớn bạc ngày xưa đã đi đâu?

Vào thời kỳ nhà Minh và nhà Thanh, bạc từ nước ngoài đổ vào Trung Quốc thông qua giao thương cực lớn. Cuối thế kỷ 16, mỗi năm có ít nhất 5 triệu peso trà và lụa được vận chuyển từ Tây Ban Nha sang Trung Quốc, tương đương 3,65 triệu lượng bạc. Trong thương mại với châu Âu, theo ghi chép, vào thế kỷ 17, Đông Ấn Hà Lan và Đông Ấn Anh đã xuất khẩu hơn 4.000 tấn bạc sang Trung Quốc, trị giá hơn 100 triệu lượng.

Bắt đầu từ năm 1700, lượng lớn bạc lại tràn vào. Theo thống kê từ năm 1645 đến năm 1830, lượng bạc từ Nhật Bản nhập vào Trung Quốc đã lên tới 30 triệu lạng.

Trong khi đó, sản lượng bạc nội địa tại Trung Quốc vào thời điểm đó chỉ khoảng từ 100.000 đến 300.000 lạng hàng năm, điều này càng chứng minh bạc không phải là thứ mà ai cũng có thể sử dụng.

Thương mại biển đã mang lại khối lượng bạc vàng lớn, tạo ra sự giàu có khủng cho Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thương mại biển này cũng đã dẫn đến việc bạc bắt đầu rò rỉ ra ngoài trong thời hiện đại.

1 lượng bạc thời xưa bằng bao nhiêu

Vào thời kỳ Càn Long, do xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, triều đình thâm hụt tài chính, nền kinh tế và quy mô thị trường được mở rộng. Điều này dẫn đến lượng bạc được người dân sử dụng ngày càng tăng. Các quý tộc địa phương, quan chức, bạo chúa địa phương... đều tích trữ một lượng lớn bạc, dẫn đến mất cân bằng kinh tế và gia tăng mâu thuẫn giai cấp.

Vào thời Gia Khánh, theo luật thì vàng, sắt, đồng, chì không được buôn bán với nước ngoài. Nhiều doanh nhân nước ngoài đã hối lộ chủ doanh nghiệp nước ngoài và buôn lậu bạc ra nước ngoài, tạo ra một lượng lớn "bạc chảy ra ngoài".

Từ thời Càn Long đến cuối triều đại nhà Thanh, giai đoạn mất bạc thứ hai chính là chiến tranh nha phiến. Trong thế kỷ 19, thông qua thương mại biển, thuốc phiện bắt đầu đổ vào Trung Quốc ồ ạt. Điều này làm cho việc buôn lậu và thương mại tăng mạnh, dẫn đến bạc bạc bắt đầu chảy ra ngoài.

Từ năm 1821-1839, giá trị giao dịch của thuốc phiện đã đạt 2,1 tỷ NDT, và điều này có ý nghĩa gì? Điều này ngụ ý rằng bạc của Trung Quốc đã bắt đầu mất đi rất nhiều. Theo nghiên cứu, trong khoảng 10 năm từ năm 1829-1839, lượng bạc trôi ra ngoài đã lên đến 650 triệu lạng.

Ngoài ra, Trung Quốc còn bị mất bạc sau khi bồi thường các hiệp ước. Và vào đầu thế kỷ 20, giá trị của bạc đã giảm mạnh trong khi Giá vàng tăng nhanh, trong tình hình như vậy, việc tìm kiếm bạc trở nên khó khăn hơn.