1 tháng làm việc ở Đức bao nhiêu tiền?

Bạn là sinh viên đã tốt nghiệp các trường ở Đức hay là sinh viên đi làm thêm hoặc tham gia chương trình du học nghề, vấn đề liên quan đến lương luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hệ thống lương ở Đức rất khác so với hệ thống lương ở Việt Nam v...

Bạn là sinh viên đã tốt nghiệp các trường ở Đức hay là sinh viên đi làm thêm hoặc tham gia chương trình du học nghề, vấn đề liên quan đến lương luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hệ thống lương ở Đức rất khác so với hệ thống lương ở Việt Nam và để đảm bảo quyền lợi của mình, hãy cùng Việt Nam Thành Công theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng tiền lương và lương ròng

Sự khác biệt giữa tổng tiền lương và lương thực nhận ở Đức có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người nước ngoài, vì hệ thống thuế ở Đức sẽ khác với hệ thống thuế ở các nước khác.

Bạn hãy phân biệt, tổng lương (Bruttogehalt) và lương ròng (Nettogehalt).

-  Tổng lương (Bruttogehalt) là tiền lương hằng tháng hoặc hằng năm của bạn trước khi khấu trừ các khoản thuế và các khoản bảo hiểm. Số tiền thường sẽ được ghi chi tiết trong hợp đồng lao động của bạn.

- Lương ròng (Nettogehalt) là số tiền bạn thực nhận được mỗi tháng vào tài khoản ngân hàng của mình, sau khi đã khấu trừ các khoản thuế, đóng góp an sinh xã hội và các chi phí khác.

Nếu bạn đang thảo luận về mức lương với người sử dụng lao động của mình, thì đây sẽ luôn là mức lương tổng. Bạn hãy lưu ý đến sự khác biệt giữa tổng lương và lương ròng trong các cuộc đàm phán lương để hình dung số tiền thực nhận của mình hằng tháng.

Nhìn chung, thuế thu nhập và các khoản đóng góp an sinh xã hội sẽ chiếm bình quân khoảng 35% tổng lương của bạn.

1 tháng làm việc ở Đức bao nhiêu tiền?

2. Tiền thưởng và thù lao

Ngoài tiền lương hằng tháng, một số nhà tuyển dụng ở Đức còn đưa ra các khoản thù lao bổ sung dưới dạng “lương tháng 13”, lương mùa hè hoặc Giáng sinh, hoa hồng hay tiền thưởng, dựa trên thành tích hay năng suất bạn đạt được. Nếu may mắn, bạn có thể gặp nhà tuyển dụng hào phóng, chi thêm tiền hỗ trợ về chổ ở ngắn hạn, chăm sóc sức khỏe,…

3.  Phiếu lương của bạn

Người lao động ở Đức thường sẽ nhận được phiếu lương hằng tháng (Gehaltsabrechnung, Lohnabrechnung hoặc Verdienstabrechnung) từ chủ doanh nghiệp của họ, trong đó ghi chi tiết mức lương, đóng thuế, đóng góp an sinh xã hội của họ.

Thông thường, phiếu lương có các nội dung như sau:

-  Phần trên của phiếu lương: Các thông tin như họ tên, mã số nhân viên, ngày tính thuế, bậc thuế, tôn giáo, trợ cấp miễn thuế, mã số an sinh xã hội.

Phiếu lương sẽ ghi mức lương, mức thuế... của bạn

-  Phần giữa của phiếu lương: Cơ cấu lương và các khoản khấu trừ.

Bạn sẽ được cung cấp bảng chi tiết về mức lương cơ bản, phúc lợi, tiền thưởng, thuế, các khoản đóng bảo hiểm.

- Phần dưới của phiếu lương: Phần dưới cùng của phiếu lương thường sẽ cung cấp bản tóm tắt về tổng thu nhập hằng tháng, hằng năm, tỷ lệ đóng bảo hiểm của bạn và phần đóng góp của chủ lao động của bạn.

1 tháng làm việc ở Đức bao nhiêu tiền?

4. Thu nhập trung bình ở Đức

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Federal Statistical Office of Germany), năm 2019, tổng mức lương trung bình hằng năm là 47,928 euro, tương đương 3,994 euro mỗi tháng. Mức lương của mỗi người thực tế thay đổi rất nhiều so với con số này, vì liên quan các yếu tố như: thâm niên, ngành nghề, kinh nghiệm, tuổi tác, trình độ, giờ làm việc, vị trí thành phố, tiểu bang...

-  Mức lương trung bình ở Đức theo ngành

Báo cáo lương năm 2020 của Stepstone.de liệt kê mức lương trung bình theo ngành của những người làm việc trong các công việc chuyên môn hoặc quản lý ở Đức: Y khoa - Bác sĩ (92.316 euros), Tài chính (76.354 euros), Luật (70.042 euros), Ngân hàng (65.006 euros), Kỹ sư (64.541 euros), Tư vấn (63.893 euros), Sales (63.837 euros), IT (60.545 euros), Marketing (60.424 euros), Nghiên cứu khoa học (56.466 euros), Bảo hiểm (55.301 euros), Logistics và vận tải (51.501 euros), Giáo dục (50.352 euros), Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (49.866 euros), Thiết kế (48.259 euros),...

-  Mức lương trung bình ở Đức theo bang (Bundesland)

Thông thường, các thành phố lớn hơn sẽ đưa ra mức lương cao hơn để bù đắp cho chi phí sinh hoạt cao hơn. Các công việc ở miền Đông nước Đức thường có mức lương thấp hơn. Các con số sau đây cho thấy mức lương trung bình năm ở các tiểu bang chênh lệch như thế nào so với mức lương trung bình ở Đức nói chung: Hesse (+ 14,1%), Baden-Württemberg (+ 8,6%), Hamburg (+ 5,9%), Bavaria (+ 5,1%), North Rhine-Westphalia (+ 0,8%), Rhineland-Palatinate (- 1,7%), Bremen (- 4,2%), Saarland (- 5,0%), Berlin (- 5,5%), Lower Saxony (- 8,2%), Schleswig-Holstein (- 11,7%), Thuringia (- 19,0%), Saxony (- 20,1%), Brandenburg (- 21,1%), SaxonyAnhalt (- 21,1%), Mecklenburg-Vorpommern (- 24,1%). (Nguồn: Gehalt.de)

Làm ở Đức lương bao nhiêu?

Nói về nghề nghiệp Mức lương trung bình ở Đức xấp xỉ 2.000 Euro (hai nghìn Euro) là gần khoảng. mức lương tối thiểu của ĐứcNếu số tiền cho năm 2021 là Euro 1614 đã được xác định. Số tiền này xấp xỉ 9,5 Euro mỗi giờ. Với số tiền này, Đức đứng thứ 5 trong số các thành viên của Liên minh châu Âu.

Nghe gì lương cao ở Đức?

Top 10 ngành nghề có lương cao nhất tại nước Đức.
Ngành Bác sĩ chuyên khoa..
Ngành Tài chính doanh nghiệp. ... .
Ngành Luật sư ... .
Ngành Phát triển kinh doanh. ... .
Ngành Nghiên cứu và Phát triển Kĩ thuật. ... .
Ngành Quản lí tiền mặt/Kho bạc. ... .
Ngành Kiểm toán viên/ Tư vấn thuế ... .
Ngành Kỹ sư bán hàng (Sale Engineer) ... .

Thuế nhà ở Đức hết bao nhiêu tiền?

Thông thường thì giá nhà ở Đức cho thuê có thể dao động từ 300 đến 700 Euro mỗi tháng cho việc ở trong căn hộ chung. Từ 200 đến 500 Euro mỗi tháng cho ký túc xá sinh viên. Và từ 400 đến 900 Euro mỗi tháng cho thuê căn hộ riêng, tùy thuộc vào vị trí và các tiện ích được cung cấp.

Đi du học nghề Đức hết bao nhiêu tiền?

Du học nghề Đức mất bao nhiêu tiền trong năm nay? Tổng chi phí du học nghề Đức trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng từ 6.000 – 9.000 Euro (tương đương 160 – 240 triệu đồng). Chi phí này thay đổi tuỳ theo trình độ tiếng Đức và ngành nghề du học.