1 tín chỉ là bao nhiêu ngày?

Ngày nay, hầu hết trường đại học đều chọn chương trình giảng dạy theo hệ thống tín chỉ. Tín chỉ là một khái niệm khá lạ lẫm với tân sinh viên, vì suốt 12 năm học phổ thông thì các em chưa từng nghe qua về khái niệm này. Chính vì thế, không ít tân sinh viên cực kỳ băn khoăn, thắc mắc rằng “Tín chỉ là gì? Một môn học tương đương bao nhiêu tín chỉ?”. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải thích rõ những băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Học lại bao nhiêu tín chỉ thì bị hạ bằng tốt nghiệp?

Tín chỉ là gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau cho câu hỏi “Tín chỉ là gì?”. Để đơn giản nhất, thì các em có thể hiểu rằng tín chỉ là đơn vị để đo lường thời lượng và khối lượng học tập của sinh viên. Tức là môn học nào có thời lượng càng dài, khối lượng kiến thức càng nhiều thì số lượng tín chỉ sẽ càng cao. Đồng thời, tín chỉ cũng chính là hệ số để tính điểm trung bình tích luỹ của sinh viên, ví dụ các môn học 3 tín chỉ sẽ được nhân hệ số 3, các môn học 2 tín chỉ sẽ được nhân hệ số 2.

Một môn học bao nhiêu tín chỉ?

Sau khi hiểu được tín chỉ là gì, thì sinh viên lại tiếp tục băn khoăn rằng “Một môn học có bao nhiêu tín chỉ?”. Hãy cùng giải đáp ngay luôn nhé! Ở đại học, mỗi môn học thường sẽ được gán với 2-3 tín chỉ, có một số môn học thời lượng dài hơn sẽ có thể lên đến 4 tín chỉ. “Môn học” có số tín chỉ cao nhất thường sẽ là khóa luận tốt nghiệp mà sinh viên phải hoàn thành trước khi ra trường, thông thường, khóa luận tốt nghiệp sẽ được gán tới tận 10 tín chỉ, tức là nó sẽ quyết định rất lớn đến điểm trung bình tích luỹ suốt 4 năm đại học của sinh viên.

Tóm lại, số lượng tín chỉ của môn học sẽ không cố định, mà nó sẽ phụ thuộc vào thời lượng học, thời lượng càng lớn thì càng nhiều tín chỉ. Môn nào càng nhiều tín chỉ thì sẽ càng khiến sinh viên “đau đầu” khi phải cố gắng vượt qua, cố gắng đạt điểm tốt, và hạn chế rớt môn.

>> Học đại học để lấy bằng tốt nghiệp hay lấy kiến thức?

Sinh viên được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ?

Khi sinh viên rớt môn thì bắt buộc phải học lại để qua môn thì mới được ra trường, chứ nếu không thì sẽ bị tính là nợ môn và không được tốt nghiệp. Ngoài ra, trong trường hợp không rớt môn nhưng điểm trung bình môn học thấp thì sinh viên vẫn có thể học lại để cải thiện điểm số, tất nhiên khi học lại thì sẽ tính điểm lại từ đầu, tức là các em có thể sẽ đạt điểm cao hơn, nhưng cũng có thể phải nhận điểm số thấp hơn lúc trước nếu mình chưa thật sự tập trung học tập.

Ở các trường đại học giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, việc học lại sẽ không tính theo số lượng môn học, mà sẽ tín theo số tín chỉ, tức là học lại môn 2 tín chỉ thì sẽ là học lại 2 tín chỉ, học lại môn 3 tín chỉ sẽ là học lại 3 tín chỉ. Điều này đã khiến không ít sinh viên băn khoăn là mình được học lại tối đa bao nhiêu tín chỉ? Liệu học lại nhiều quá thì có bị cấm tốt nghiệp không? Câu trả lời là không. Sinh viên có thể học lại thoải mái, không giới hạn số tín chỉ, miễn sao các em hoàn thành đầy đủ số lượng tín chỉ của chương trình học là được.

Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên đặt mục tiêu tốt nghiệp loại giỏi hoặc xuất sắc thì các em cần lưu ý rằng đừng học lại quá 5% số lượng tín chỉ của chương trình học, vì nó sẽ khiến các em bị hạ 1 bậc xếp loại tốt nghiệp, từ xuất sắc xuống giỏi, hoặc từ giỏi xuống khá. Chẳng hạn như chương trình học có 125 tín chỉ, thì các em không được để mình học lại quá 6 tín chỉ. Còn nếu chỉ đặt mục tiêu tốt nghiệp loại khá thì các em không cần quá bận tâm về điều này.

Dù mục tiêu của mình thế nào thì các em vẫn nên cố gắng học tốt, vững kiến thức chuyên ngành, vì đó sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp các em hoàn thành tốt công việc khi đi làm sau này. Chúc các em thành công!

>> Điều kiện để sinh viên tốt nghiệp loại giỏi

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.

Sau khi đã vượt qua kỳ thi Đại học “thập tử nhất sinh”. Các em học sinh sẽ chuẩn bị hành trang để bước vào những ngôi trường Đại học, cao đẳng mà mình mong muốn.

Đồng nghĩa với điều đó là các em phải tập làm quen với nhiều mới mẻ. Đặc biệt là hình thức đào tạo mới trong các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước hiện nay. Đó chính là hình thức đào tạo theo tín chỉ.

Vậy tín chỉ là gì? 1 năm học sẽ có bao nhiêu tín chỉ? 1 tín chỉ là bao nhiêu tiền?… Để giúp các em giải đáp những thắc mắc này. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là một đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của một học sinh, sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận. Bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp.

Và để tiếp thu được một tín chỉ, đòi hỏi sinh viên phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.

Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học như sau:

  • Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
  • Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
  • Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

Số tín chỉ tối đa được đăng ký tại các trường học không được Bộ GD&ĐT nêu rõ. Nhưng dựa theo khối lượng chương trình học. Thì trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa là 30 tín chỉ cho một kỳ học.

Bên cạnh đó, trong mỗi năm học, sẽ có thêm 1 kỳ học hè để sinh viên có thể học vượt tín chỉ. Hoặc học lại nếu có thành tích không tốt.

Việc sinh viên đăng ký tín chỉ vào kỳ nghỉ hè cũng không bắt buộc như ở một số trường. Chẳng hạn như trường Đại học Tài chính Marketing thì các bạn sinh viên có thể đăng ký tối đa là 5 môn, tối đa 14 tín chỉ.

Đối với những môn năng khiếu hoặc thể chất thì chỉ có 1 tín chỉ mà thôi. Còn các môn chính như chuyên ngành hoặc đại cương thì có thể đăng ký từ 2 tín chỉ trở lên. Thông thường đối với kỳ học hè thì sẽ học 2 buổi/ tuần.

Vậy 1 năm học sẽ có bao nhiêu tín chỉ?

Trên thực tế thì việc lựa chọn tín chỉ sẽ tùy thuộc vào năng lực và việc sắp xếp thời gian cho phù hợp của sinh viên. Và để các bạn có thể rõ ràng hơn việc đăng ký, trong một ngày. Các bạn có thể học 18 tiết (6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối).

Như vậy, có thể tính ra trong 1 năm học, các sinh viên có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ. (còn với những bạn không học hè là 70 tín chỉ).

Có nên đăng ký tín chỉ học hè hay không?

Các trường Đại học hiện nay không có quy định bắt buộc học sinh phải học hè. Nhưng những bạn nào mà muốn nhanh chóng ra  trường thì học hè chính là một cách hiệu quả.

Thế nhưng vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc học hè. Nhiều người cho rằng hè thì các sinh viên phải nên đi làm, lăn lộn. Đi tình nguyện hay học những kỹ năng khác. Còn ý kiến của bạn thì sao?

Nói chung, việc có nên đi học hè hay không là lựa chọn của mỗi người. Chẳng ai có thể ngăn cản các bạn đăng ký học hè. Cũng chẳng ai bắt buộc các bạn phải đăng ký học hè. Chỉ cần bạn muốn và tin mình làm đúng thì chắc chắn bạn sẽ hiểu mình nên làm gì nhé.

1 Tín chỉ bao nhiêu tiền?

Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều bạn phải không nào? Và chúng tôi xin trả lời rằng vấn đề học phí này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Giữa những môi trường đào tạo cũng như ngành nghề mà các bạn sinh viên muốn theo học.

Chẳng hạn như trường Đại học Khoa học – Đại học Huế cũng có mức học phí tín chỉ giữa các ngành là không đồng đều:

  • Đối với khối Khoa học xã hội là 265.000 đ/ tín chỉ.
  • Đối với khối Khoa học tự nhiên và công nghệ thì mức học phí cao hơn là 320.000 đ/ tín chỉ.

Hay trường Đại học Hà Nội, mức học phí tín chỉ dao động giữa các nhóm ngành là không giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với những môn học cơ sở, chuyên ngành, thực tập hay khóa luận của những ngành đào tạo tiếng Anh là 650.000 đ/ tín chỉ.
  • Đối với những môn học còn lại sẽ có mức học phí là 480.000 đ/ tín chỉ.

Chính vì thế, để giải đáp thắc mắc 1 tín chỉ bao nhiêu tiền thì còn phụ thuộc vào việc các bạn sinh viên sẽ lựa chọn trường nào cũng như ngành đào tạo nào. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn ngành và trường phù hợp với năng lực bản thân cũng như điều kiện kinh tế gia đình mình nhé.

Hy vọng rằng những thông tin về tín chỉ là gì mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Sẽ thực sự hữu ích cho các bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên mới. Bắt đầu bước chân vào các cánh cổng trường Đại học, Cao đẳng. Giúp các bạn  dễ dàng lên cho mình một kế hoạch học tập phù hợp. Phát huy được tính tích cực trong học tập. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn thành công!

1 tín chỉ là bao nhiêu năm?

3.1 Một năm học có bao nhiêu tín chỉ? Hiện nay Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT không có quy định về số tín chỉ trong một năm sinh viên đăng ký mà các trường sẽ đặt ra quy định về số tín chỉ căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của mỗi trường. Tuy nhiên, trung bình mỗi kỳ học sinh viên đăng ký khoản 30 tín chỉ.

1 tín chỉ có bao nhiêu tiết?

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

1 học kỳ phải đăng ký bao nhiêu tín chỉ?

- Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với người học ở học kỳ phụ. => Như vậy, theo quy định nêu trên, trừ học kỳ phụ, sinh viên xếp loại học lực trung bình trở lên 1 kỳ học phải đăng ký tối thiểu 14 tín chỉ. Còn đối với sinh viên xếp loại trung bình yếu 1 học kỳ phải đăng ký tối thiểu 10 tín chỉ.

1 tháng học bao nhiêu tín chỉ?

Theo Bộ GD&ĐT khối lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học như sau: Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường. Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học.

Chủ đề