10 phần mềm trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2022

Đại dịch Covid-19 đã kìm hãm sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực, nhưng lại là đòn bẩy cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence) trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Theo đó, năm 2022, IBM dự báo 5 xu hướng Trí tuệ nhân tạo hàng đầu tại Việt Nam năm 2022 chính.

10 phần mềm trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2022

Sau một khoảng thời gian diễn ra đại dịch, vào tháng 4/2020, Satya Nadella, CEO của Microsoft nhận định: “Trong 2 tháng, chúng tôi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đáng giá 2 năm”. Một phần lớn của quá trình chuyển đổi số này được dẫn dắt bởi trí tuệ nhân tạo(AI - Artificial intelligence).

Tại Việt Nam, công nghệ Trí tuệ nhân tạo được tập trung đẩy mạnh khi Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. Mục tiêu đạt được đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

IBM - Tập đoàn công nghệ thông tin (CNTT) có quy mô lớn nhất thế giới dự báo năm 2022, các công ty Việt Nam sẽ tìm cách thúc đẩy lợi thế kỹ thuật số dẫn đến các xu hướng chính về ứng dụng AI.

1. Cá nhân hóa hành trình chăm sóc khách hàng bằng AI

Trợ lý ảo và chatbot đã trở thành công cụ quan trọng đối với các tổ chức và Chính phủ trong giai đoạn dịch bệnh. AI được tích hợp tự động hóa, cho phép trợ lý ảo hoàn thành các quy trình công việc. 

Rất nhiều công ty đã tích hợp Chatbot và trợ lý ảo trên ứng dụng, website để giải đáp những thắc mắc thường gặp và đơn giản của khách hàng. Trợ lý ảo giúp việc phản hồi trở nên nhanh chóng, gần như ngay lập tức, không cần chờ đợi đến lượt xử lý như các tư vấn viên.

Ngoài ra, nó có thể hỗ trợ đặt hàng và thanh toán nhanh chóng, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng gợi ý trực tiếp sản phẩm theo thói quen tìm kiếm và mua hàng,...

Năm 2022, AI sẽ có nhiều tác động hơn đến hành trình chăm sóc khách hàng. Nhờ vào truy cập dữ liệu thuận lợi hơn, khi các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ dần chuyển sang kiến ​​trúc kết cấu dữ liệu (Data Fabric), việc khai thác dữ liệu cũng sẽ trở nên hiệu quả và hữu ích hơn.

10 phần mềm trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2022

AI cho phép trợ lý ảo giải đáp thắc mắc của khách hàng ngay lập tức - Ảnh: Internet

2. Ứng dụng AI hỗ trợ phát triển bền vững

Lợi ích lâu dài và phát triển bền vững là yêu cầu và mục tiêu hướng tới của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. 

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây ra áp lực cho chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh doanh. Trong tương lai, AI sẽ đóng một vai trò quan trọng, giúp các doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn bền vững thông qua việc đo lường, thu thập và phân tích dữ liệu chính xác. 

Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp hiệu quả để cải thiện khả năng dự đoán và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, tự động hóa do AI điều khiển giúp các hệ thống cơ bản vận hành thương mại nhanh và hiệu quả hơn, từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng. 

Nhờ dữ liệu từ các cảm biến, thẻ Nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID - Radio Frequency Identification), đồng hồ đo, thiết bị truyền động, Hệ thống định vị toàn cầu (GPS - Global Positioning System),… hàng tồn kho được kiểm soát tự động, phát hiện nội dung trong thùng chứa và các pallet sẽ báo cáo khi hoạt động không đúng vị trí.

10 phần mềm trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2022

AI hỗ trợ kiểm đếm hàng tồn kho tự động - Ảnh: Internet

3. Trí tuệ nhân tạo kết nối 5G

5G và Trí tuệ nhân tạo được dự đoán sẽ mang đến tác động kinh tế to lớn đạt 17,9 tỷ đô la trong GDP toàn cầu vào năm 2035. 

Để thúc đẩy kết nối 5G, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP - Communication Service Provider) chuyển sang tự động hóa và điều phối mạng do AI hỗ trợ nhằm cải thiện quá trình kiểm soát và quản lý, giúp các tổ chức thiết lập các mức dịch vụ cho từng thiết bị phù hợp, với độ trễ tối là thấp nhất.

AI trở thành công cụ hữu ích, kích hoạt nhanh chóng để tối ưu hóa hiệu suất và độ tin cậy của mạng, giúp các doanh nghiệp viễn thông và CNTTthực hiện được bản chất của 5G.

Ngược lại, 5G cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình  tự động hóa do AI và robot hỗ trợ. Trong thời gian thực, thông qua kết nối mạng 5G với tốc độ cao, độ trễ thấp, con người và máy sẽ tương tác với môi trường bằng cách sử dụng phản hồi trực quan và cảm ứng.

Kết nối 5G có tiềm năng to lớn trong thúc đẩy các ngành công nghiệp ứng dụng AI, từ phát trực tuyến, truyền thông đến chế tạo robot tiên tiến.

4. Tự động hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động Công nghệ thông tin

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, trong những năm vừa qua, rất nhiều doanh nghiệp đã phải dịch chuyển đội ngũ sang làm việc từ xa. Điều này gây nhiều nguy cơ và thách thức đến khả năng bảo mật trong thời điểm bùng nổ dữ liệu. 

Đó là nguyên nhân hình thành lĩnh vực mới AIOps – nền tảng công nghệ nhiều lớp, phân tích hoạt động CNTT thông qua dữ liệu và học máy (ML - Machine Learning). 

Năm 2022, AIOps có thể cho phép đội ngũ IT - Information Technology của các doanh nghiệp chủ động quản lý môi trường làm việc phức tạp, đưa ra phán đoán nhanh nhạy để chỉ ra các vấn đề hay rủi ro tiềm ẩn nhằm xử lý trước khi chúng xảy ra.

10 phần mềm trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2022

Nền tảng AIOps kết hợp giữa Máy học (ML) và Dữ liệu lớn (Big Data) - Ảnh: Internet

5. Lấy lòng tin và sự trung thành của khách hàng

Theo IBM, AI sẽ ngày càng có nhiều vai trò quan trọng trong “cuộc chiến” thu hút và giành lòng tin khách hàng trên nhiều phương diện.

Trí tuệ nhân tạo giúp giải quyết nhiều vấn đề mà con người đang phải “vật lộn” một cách dễ dàng:

  • Tự động hóa thu thập thông tin khách hàng: AI có thể truy cập hồ sơ, phân loại, phân tích hành vi và đưa ra những thông tin có giá trị cho doanh nghiệp về khách hàng tiềm năng.

  • Dự đoán chính xác hành vi khách hàng: Thông qua các dữ liệu được cung cấp như giới tính, độ tuổi, lịch sử đặt hàng, phương thức thanh toán, trang web hay xem,... AI cung cấp những nội dung liên quan, cải thiện và nâng cao hành trình mua sắm của khách hàng.

  • Mang lại những trải nghiệm tương tác thực tế với khách hàng: Rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng lợi thế của AI để xây dựng các ứng dụng phòng thử đồ online, sắp xếp nội thất ảo,... để cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa, đi sâu vào đáp ứng mong muốn của khách hàng.

  • Giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp: Với khả năng tương tác tự nhiên và thông minh, AI có khả năng thay thế con người trong việc giao tiếp với khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí được nhân sự, nhưng vẫn giữ được chất lượng chăm sóc khách hàng.

Rất nhiều công ty hiện nay coi trí tuệ nhân tạo là nền tảng hữu ích cho trải nghiệm khách hàng. Theo một báo cáo mới từ Forbes Insights, có khoảng 37% các công ty hiện nay đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trong đó, 47% đồng ý rằng những công ty không đầu tư vào AI có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lợi thế.

Trí tuệ nhân tạo được coi là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0. Trong năm 2022, chắc chắn AI sẽ mang lại nhiều tác động to lớn hơn nữa đối với sự phát triển chung của đất nước và trên toàn thế giới.

Nguồn tham khảo:

https://forbes.vn/5-xu-huong-ai-hang-dau-tai-viet-nam-nam-2022