100 câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn seo hàng đầu năm 2022

Bạn có biết biểu hiện của bạn lúc phỏng vấn ảnh hưởng hơn 80% quyết định của nhà tuyển dụng. Dù đã chuẩn bị nhưng khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự, đôi lúc bạn vẫn lúng túng trước những câu hỏi không quá chuyên môn. Vậy nên, hãy cùng mình tổng hợp top những câu hỏi phỏng vấn hàng đầu mà nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

100 câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn seo hàng đầu năm 2022

I. Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn?

1. Mục đích câu hỏi

Đây luôn là câu hỏi mở đầu của nhà tuyển dụng với mục đích là quan sát phong thái và cách trình bày của ứng viên. Lúc này, tùy thuộc vào câu trả lời của bạn mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đây có phải là ứng viên phù hợp và đưa ra các câu hỏi tiếp theo.

2. Mẹo trả lời

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về bản thân và đặc biệt là phải có liên quan, hữu ích đến vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp,... Chia sẻ ngắn gọn tối đa 2 phút ở quá khứ, hiện tại và tương lai để tránh lan man trong câu trả lời nhé. Bên cạnh đó, nói thêm một chút về sở thích cũng có thể thu hút được nhà tuyển dụng đấy.

II. Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm?

1. Mục đích câu hỏi

Mục đích của câu hỏi này là đánh giá năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không.

2. Mẹo trả lời

Mẹo trả lời câu hỏi quan trọng này chính là sự chân thật vì trả lời câu hỏi này giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì bạn không biết.

Hãy chia sẻ một cách ngắn gọn và đầy đủ về những gì bạn được học hay những gì bạn biết. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, hãy nói rằng bạn muốn theo đuổi công việc, dành thời gian học hỏi, phát triển kỹ năng và tìm kiếm một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Tuyển Dụng

- Nhân viên Quan hệ lao động - PR Nội bộ

- Nhân viên đào tạo

III. Tại sao anh/chị lại chuyển việc?

1. Mục đích câu hỏi

Đối với vị trí tim kiếm ứng viên có kinh nghiệm, đây sẽ là câu hỏi mà Nhà tuyển dụng quan tâm. Mục đích để hiểu thêm về công việc trước đây cũng như biết bạn sẽ mong đợi gì ở một nơi làm việc mới.

2. Mẹo trả lời

Hãy trả lời một cách khéo léo và chân thật như sau khi đã trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm cá nhân, bạn muốn tìm một công ty có cơ hội phát triển, thăng tiến để phát huy hết khả năng và giúp bản thân thành công hơn.

IV. Bạn có sẵn sàng làm việc tăng ca hoặc đi công tác xa không?

1. Mục đích câu hỏi

Khi đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết thái độ và trách nhiệm trong công việc của bạn như thế nào, mức độ ưu tiên của bạn so với công việc. Việc đi công tác là yêu cầu của công việc, giúp công ty hoàn thành các mục tiêu đề ra.

2. Mẹo trả lời

Bạn sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty nên là câu trả lời cho câu hỏi trên, tuy nhiên bạn cũng nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác như thế nào, để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng.

100 câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn seo hàng đầu năm 2022

V. Vì sao bạn quyết định tìm công việc mới tại thời điểm này?

1. Mục đích câu hỏi

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu rõ lý do bạn nghỉ ở công ty cũ và động lực bạn đi tìm một công việc mới. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được động lực của bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty hay không.

2. Mẹo trả lời

Hãy mang đến những câu trả lời tích cực, rõ ràng, thể hiện được mục tiêu trong tương lai của bạn. Hãy làm nhà tuyển dụng có cảm giác bạn có nhiều động lực trong công việc và có thể gắn bó lâu dài với công ty.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm: Tuyển bảo vệ nội bộ.

VI. Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?

1. Mục đích câu hỏi

Mục đích để nhà tuyển dụng biết được sở trường, mức độ thành thạo trong công việc và năng suất làm việc của ứng viên như thế nào.

2. Mẹo trả lời

Bạn cần liệt kê những thành tựu để bạn dẫn dắt nhà tuyển dụng vào những thành tích của mình theo một chuỗi những hoạt động từ ngày bạn đi học, thể hiện bạn là một ứng viên xuất sắc, tham gia hoạt động nhiệt tình, kỹ năng mềm rất tốt. Hãy thể hiện sự tâm huyết với công việc, kể cả với công việc ở công ty cũ, bạn nên nêu cảm xúc khi bạn đạt được những thành tựu và những bài học tích cực bạn rút ra được từ những lần đó.

VII. Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?

1. Mục đích câu hỏi

Nhà tuyển dụng muốn biết điều gì có thể tạo động lực cho bạn làm việc và hiểu thêm về sở thích của bạn.

2. Mẹo trả lời

Hãy trả lời những điều gì làm bạn cảm thấy thoải mái, tạo nhiều cảm hứng khi làm việc, chia sẻ những khó khăn và cách bạn vượt qua để tạo sự hài lòng cho riêng mình.

VIII. Mục tiêu của anh/chị là gì?

1. Mục đích câu hỏi

Khi tuyển 1 nhân viên mới vào công ty, mọi nhà tuyển dụng đều muốn biết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì.

2. Mẹo trả lời

Hãy nêu ra mục tiêu ngắn hạn là có được việc làm phù hợp tại công ty lớn và người lãnh đạo giỏi. Mục tiêu dài hạn sẽ tùy thuộc vào kế hoạch của bạn cũng như tầm nhìn của công ty, giúp bạn tìm ra cơ hội thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp.

IX. Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 1 năm/ 3 năm tới sẽ như thế nào?

1. Mục đích câu hỏi

Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng hiểu thêm về định hướng nghề nghiệp, tham vọng của bạn, liệu bạn có gắn bó lâu dài với công ty, và lộ trình thăng tiến tại công ty có phù hợp với bạn hay không.

2. Mẹo trả lời

Hãy nói về mục tiêu (tính chất công việc mong muốn) và cách để bạn đạt được mục tiêu đó. Hãy lồng ghép các chi tiết phù hợp với mô tả công việc bạn đang phỏng vấn. Tất cả đều là dự định của bạn, không có gì đảm bảo chắc chắn cho những kế hoạch này nên tránh nhắc đến những kế hoạch lâu dài.

X. Tại sao anh/chị muốn làm việc ở đây?

1. Mục đích câu hỏi

Nhà tuyển dụng đang muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tư suy nghĩ chứ không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng.

2. Mẹo trả lời

Hãy kể ra những đầu mục mà bạn đã chủ động tìm hiểu trước về công ty và đưa ra dẫn chứng để chứng minh công ty là lựa chọn phù hợp với khả năng, kinh nghiệm làm việc hiện tại của bạn.

[Đọc tiếp: Phần 2]

Xem thêm:

>> Những lưu ý khi phỏng vấn online giúp ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng

>> Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng

>> 50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Trên đây là top 20 câu hỏi phỏng vấn hàng đầu, thường xuyên hỏi (Phần 1) giúp bạn có đủ sự chuẩn bị, tự tin khi đi gặp nhà tuyển dụng. Hãy chia sẻ bài viết và chúc các bạn thành công!