100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Bạn có biết rằng vốn dĩ các sản phẩm của Nike từ những ngày đầu tiên hầu như chỉ phục vụ cho các vận động viên marathon không? Nhưng sau đó, cơn sốt mang tên “fitness” đã xuất hiện – và những người trong bộ phận Marketing của Nike biết rằng họ cần phải tận dụng lợi thế vốn có của mình để vượt qua đối thủ cạnh tranh lớn nhất, Reebok. (Vào thời điểm đó, Reebok đang bán nhiều giày hơn cả Nike). Vì vậy, vào cuối những năm 1980, Nike đã tạo ra cơn sốt với chiến dịch mang tên “Just Do It”. Đó thực sự là một cú “hit” lớn.

Năm 1988, doanh số của Nike đạt mức 800 triệu USD; đến năm 1998, doanh thu vượt 9,2 tỷ USD. “Juts Do it” (cứ làm đi) – một thông điệp ngắn và ngọt ngào nhưng gói gọn đủ mọi cảm xúc mà người dùng cảm nhận được khi họ tập thể dục. Và cho đến tận ngày hôm nay, cảm xúc đó vẫn được giữ nguyên vẹn.

Bạn không muốn chạy 5 dặm ư? Cứ làm đi. Bạn không muốn đi 4 chuyên thang bộ liên tiếp ư? Cứ làm đi. Đó là một khẩu hiệu có tác động mạnh mẽ đến mỗi chúng ta: thúc đẩy những nỗ lực giúp cho bản thân vượt qua giới hạn của chính mình.

Khi bạn đang tìm phương án tốt nhất để thể hiện đúng giá trị thương hiệu của mình, hãy tự hỏi: Bạn đang giải quyết vấn đề gì cho khách hàng? Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang đến giải pháp tối ưu nào? Bằng cách tập trung vào vấn đề cốt lõi đó trong tất cả các thông điệp bạn muốn truyền tải đi, bạn sẽ kết nối với người tiêu dùng ở mức độ cảm xúc khó có thể bỏ qua.

Các thương hiệu lớn thường khó tạo ra được điều gì đột phá khi danh tiếng đã ở tầm quá lớn. Nhưng với trường hợp của Coca Cola lại khác, chiến dịch họ tạo ra đã một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng. Họ kêu gọi từng người dùng cá nhân, bằng cách đặt tên của họ trên mỗi chai đồ uống.

Chiến dịch Share a Coke bắt đầu được khởi xướng ở Úc vào năm 2011, khi Coca Cola in 150 tên gọi phổ biến nhất nước này lên vỏ chai đồ uống. Ngay sau đó, Mỹ cũng đã làm theo, in tên của họ lên mặt trước của chai và lon theo phông chữ thương hiệu của Coca Cola. Và đặc biệt hơn, người dùng hoàn toàn có thể truy cập trang web của Coca Cola để đặt hàng chai nước với biệt danh của mình hay logo trường Đại học.

Cho đến tận ngày nay, chiến dịch này vẫn được coi là một chiến dịch đột phá trong ngành Marketing và Quảng cáo. Nhiều người tiêu dùng đã bị mê hoặc bởi nó, nhưng cũng vẫn có những người cảm thấy khó hiểu với chiến dịch này – tại sao một mặt hàng chỉ được sử dụng tạm thời như thế này lại có tính cá nhân hóa như vậy? Thậm chí Pepsi – đối thủ lớn nhất của Coca Cola cũng đã cho phát hành một quảng cáo phản đối chiến dịch này ngay sau khi nó được phát động. Tuy nhiên, thật không may cho Pepsi, Coca Cola đã gây được tiếng vang lớn ngay sau đó.

Người hâm mộ Coca Cola là những người mua hàng thường xuyên, và chính vì thế thương hiệu này đã quyết định hướng tới việc đề cao tính sở hữu cá nhân của mỗi người. Hãy tự tưởng tượng cái tên mà bạn mong chờ sẽ được in lên vỏ chai và rơi ra khỏi máy bán hàng tự động – sẽ hồi hộp và thú vị biết bao, phải không? Thậm chí nếu đó không phải tên của bạn mà là của bất kỳ ai, thì việc sở hữu một chai/lon Coca Cola như vậy vẫn sẽ khiến khách hàng vô cùng phấn khích và chủ động chia sẻ khắp nơi.

Khi chiến dịch bắt đầu, Absolut chỉ chiếm một số lượng ít ỏi 2.5% thị trường Vodka. Khi chiến dịch kết thúc vào cuối những năm 2000, Absolut đã nhập khẩu 4.5 triệu trường hợp mỗi năm, nói cách khác là một nửa số Vodka nhập khẩu tại US.

Vậy bài học ở đây là gì? Không quan trọng sản phẩm của bạn có hình dáng chán ngán đến thế nào, nó không có nghĩa rằng bạn không thể kể những câu chuyện của mình theo cách đặc biệt riêng. Để tối nhắc lại: Absolut tạo ra 1500 quảng cáo riêng lẻ khác nhau chỉ cho 1 cái chai. Hãy quyết đoán và khác biệt hóa sản phẩm của bạn theo cách khác biệt.

Miller Lite: Great Taste, Less Filling

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Dễ dàng để tạo ra cả một thị trường mới cho sản phẩm của bạn? Công ty The Miller Brewing (bây giờ là MillerCoors) đã làm ra chúng chỉ với thị trường bia hơi – và họ đã thống lĩnh nó. Cái đích của chiến dịch “Great Taste, Less Filling” là khiến “đàn ông thực thụ” uống bia ít cồn, nhưng họ cũng chiến đấu với những quan niệm sai lầm rằng bia ít cồn không bao giờ thực sự ngon. Đấu tranh trực diện, Miller đã thể hiện đặc trưng mẫu hình nam tính uống bia ít cồn và khẳng định rằng nó có hương vị rất ngon.

Trong hàng thập kỉ, Miller Lite đã chiếm lĩnh thị trường bia ít cồn mà họ đã tạo nên một cách bản chất. Bài hoc là: Cố gắng để khác biệt. Nếu mọi người nói rằng, không có căn phòng nào cho sản phẩm của bạn đâu, vậy thì hãy tự tạo ra và bạn sẽ nhanh chóng trở thành người thống lĩnh.

Apple, “Think Different” (1997)

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Chiến dịch là sản phẩm của hãng quảng cáo TBWAChiatDay ở Los Angeles. Khẩu hiệu “Nghĩ khác” góp mặt trong các điểm quảng cáo trên truyền hình và báo in. Đoạn phim quảng cáo (TVC) “Here’s To the Crazy Ones” giới thiệu chiến dịch này. Trước đó, Apple có đoạn phim quảng cáo (TVC) mang tính biểu tượng và đột phá “1984” thông báo sự xuất hiện của máy tính cá nhân Macintosh – Ảnh: BrandStrategy

Cách lập chiến lược marketing cho một sản phẩm như thế nào?

American Express, “Don’t Leave Home Without It” (1975)

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Ông David Ogilvy của công ty quảng cáo danh tiếng Ogilvy & Mather’s David Ogilvy xây dựng chiến dịch “Đừng rời nhà mà không có chúng” (Don’t Leave Home Without Them) cho tấm séc Express Traveler’s của hãng American Express. Đoạn quảng cáo có sự tham gia của diễn viên đoạt giải Oscar Karl Malden, đại sứ thương hiệu của American Express trong 25 năm. Khẩu hiệu trên sau này được đổi thành “Đừng rời nhà mà không có nó” (Don’t Leave Home Without It) để dành cho sản phẩm thẻ tín dụng – Ảnh: Forbes

AT&T, “Reach Out and Touch Someone” (1979)

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Hãng N.W. Ayer là tác giả chiến dịch quảng cáo của hãng viễn thông AT&T thúc đẩy khái niệm kết nối giữa bạn bè và gia đình – Ảnh: Forbes

BMW, “The Ultimate Driving Machine” (1973)

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Chiến dịch này được phát triển bởi Phó chủ tịch điều hành mảng bán hàng và tiếp thị toàn cầu Bob Lutz của hãng xe Đức BMW và hãng quảng cáo Ammirati & Puris. Khẩu hiệu “The Ultimate Driving Machine” được dùng trong nhiều thập kỷ và đây là một trong những khẩu hiệu xe mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại – Ảnh: Forbes

Tổng hợp các kênh phân phối trong marketing chất lượng nhất trên thị trường

Volkswagen: Think Small

Rất nhiều các chuyên gia về marketing và quảng cáo đã xếp hạng chiến dịch “Think Small” của Volkswagen đạt những tiêu chuẩn vàng. Xây dựng từ năm 1960 bởi nhóm quảng cáo huyền thoại Doyle Dane & Bernbach (DDB), với mục đích để trả lời cho một câu hỏi: Làm thế nào đã thay đổi quan niệm về sản phẩm của toàn bộ mọi người?

Hãy xem, người Mỹ luôn luôn có một thói quen sở hữu những chiếc xe thật to, thật hoành tráng, và kể cả sau 15 năm khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, hầu hết người Mỹ đều không mua những chiếc xe nhỏ nhắn này của Đức.

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Vậy quảng cáo của Volkswagen đã làm gì? “Mày nghĩ tao nhỏ à? Ừ tao nhỏ đấy” Họ không bao giờ cố gắng để trở thành thứ gì đó không phải chính mình.

Đấy là điều quan trọng nhất chúng ta có thể học được từ chiến dịch Marketing này: Đừng cố gắng cường điệu hóa quá mức, hoặc tồi tệ hơn là dối trá về sản phẩm và dịch vụ của bạn trong quảng cáo. Khách hàng luôn đánh giá cao sự trung thực.

Dos Equis: The Most Interesting Man in the World

Bạn có thể biết người đàn ông này. Hút xì gà Cuba, được vây quanh bởi những cô gái đẹp và-quan trọng nhất-ông uống Dos Equis bia.

Một yếu tố khá hay để tạo nên thành công của chiến dịch marketing về rượu, bia, các sản phẩm sang trọng là phải làm chúng trở nên thật “ngầu”. Và rồi xuất hiện slogan “The Most Interesting Man in the World-Người đàn ông thú vị nhất thế giới”, lập tức biến ông trở thành người quảng cáo trông “ngầu” nhất.

Và để kết thúc cho mỗi quảng cáo mà ông xuất hiện, luôn có một câu nói:”I don’t always drink beer, but when I do, I prefer Dos Equis. Stay thirsty my friends.” ( Câu này không dịch có lẽ sẽ hay hơn)

Câu nói này đã trở thành một nỗi “ám ảnh” với những người đã xem quảng cáo và đi mua bia những lần sau đó. Và mặc dù Dos Equis gần đây cũng đã thay thế người mẫu quảng cáo mới, nhưng người đàn ông này sẽ mãi mãi tồn tại trong thế giới của các ảnh chế(meme), trong các quầy bar rượu, và trong tâm trí khách hàng của Dos Equis.

California Milk Processor Board: Got Milk?

Nhờ có chiến dịch Marketing California Milk Processor Board’s “Got Milk?”, doanh thu của sữa ở California đã tăng 7% chỉ trong một năm. Nhưng tác động của nó còn vượt xa ra khỏi chỉ bang California, và cho tới ngày nay, bạn vẫn thỉnh thoảng nhìn thấy những mẫu quảng cáo”Got + 1 từ gì đó” trên thế giới.

Điểm chú ý ở đây, quảng cáo này không hế đánh vào những tệp khách hàng không uống sữa, thay vào đó nó tập trung vào những khách hàng đã và đang uống.

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Vậy bài học ở đây? Không phải các chiến dịch Marketing đều chỉ để tăng nhận diện thương hiệu cho những khách hàng tiền năng, lôi kéo họ trở thành khách hàng thật. Đôi khi mục đích lại là để những khách hàng hiện tại sử dụng sản phẩm của chúng ta thường xuyên hơn.

Hãy biến họ thành những khách hàng trung thành, sử dụng chiến dịch Marketing hợp lý để cho họ lý do tại sao vẫn nên tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn.

Colgate – Người kiến tạo niềm tin

Thay vì chỉ là một kem đánh răng thông thường, Colgate đã chọn cách tiếp cận khách hàng rất khác trong nhiều năm qua, đặc biệt là để giáo dục người tiêu dùng thay thế.

Các chiến lược Marketing nổi tiếng này đã giúp thương hiệu không chỉ bán các loại kem đánh răng mà còn trở thành một trong những sản phẩm kem đánh răng hàng đầu và đáng tin cậy nhất trên thế giới. Trong Marketing, có rất nhiều cách để quảng bá về niềm tin người dùng, nhưng không có gì hiệu quả bằng việc bạn giáo dục khách hàng bằng những kiến thức hữu ích và chứng minh được sản phẩm của bạn có thể đem lại lợi ích thực sự cho người dùng.

Họ bắt đầu từ một trung tập chăm sóc răng miệng, cung cấp những thông tin và video về vệ sinh răng miệng đúng cách. Họ chia sẻ những thông tin giá trị cho người dùng về cách chải răng, giữ gìn răng miệng khỏe mạnh, cách dùng chỉ nha khoa hiệu quả, cách ngăn chặn sâu răng,… Người tiêu dùng nhận được thông tin hữu ích và miễn phí, họ tìm hiểu, áp dụng vào cuộc sống của họ và những người xung quanh. Một thương hiệu giúp người dùng giải quyết vấn đề trong cuộc sống của họ sẽ tăng khả năng đặt hàng trong tăng lai cũng như khả năng truyền miệng về thương hiệu của bạn. Colgate dành ngân sách Marketing hàng triệu đô la để đầu tư các video, hình ảnh, nội dung vô cùng hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.

Chanel – Chiến lược Marketing “3 không” nổi tiếng

  • Không bao giờ giảm giá.
  • Không bán hàng trên mạng xã hội.
  • Không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh.

Đây chính là chiến lược Marketing nổi tiếng “không giống ai” của Chanel. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và cách mà Chanel quảng bá sản phẩm giúp thương hiệu này tạo sự khác biệt so với các thương hiệu khác.

Đầu tiên là chiến lược sản phẩm. Họ xây dựng dòng sản phẩm theo phong cách riêng, thanh lịch, nhã nhặn, không chạy theo bất cứ xu hướng nào. Chiến lược sản phẩm có phần bảo thủ của Chanel đã khiến họ trở nên khác biệt trên thị trường xa xỉ.

Chanel đặc biệt không để ý đến đối thủ cạnh tranh như Louis Vuitton hay Gucci. Dù đối thủ có những động thái về mặt sản phẩm hay truyền thông thì Channel vẫn cứ làm tốt việc của mình và không có sự thay đổi nào liên quan đến đối thủ. Khác với những thương hiệu khác, Chanel nói không với giảm giá, họ chẳng cần thúc đẩy doanh số hay lấy lòng khách hàng bằng cách khuyến mãi theo mùa vụ, sự kiện…

Để thúc đẩy doanh thu, Chanel lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm bình dân hơn để một số phân khúc khách hàng có thể sở hữu sản phẩm với một mức giá phù hợp với túi tiền của họ.

Mạng xã hội là nơi để Chanel khẳng định đẳng cấp, họ không bán hàng tại đây. Cũng không thường xuyên phản hồi với những bình luận. Chanel chỉ quan tâm và chăm sóc khách hàng khi họ đến showroom chọn đồ. Dù bắt kịp xu hướng Social Media nhưng Chanel vẫn không quên định vị thương hiệu cao cấp của mình thông qua cách họ cư xử trên kênh truyền thông. Có vẻ hơi kiêu kỳ nhưng các chiến lược Marketing nổi tiếng này đã khiến Chanel thực sự trở nên khác biệt.

Biti’s Hunter – Chiến lược AIDA chưa bao giờ lỗi thời

Chắc hẳn mọi người đã biết đến cú lội ngược dòng của thương hiệu Biti’s trong năm 2017 thông qua những sự kiện, chiến dịch truyền thông và những viral video nổi bật của thương hiệu này khiến cho doanh thu của Biti’s thực sự bùng nổ, tạo bước tiến vang dội trên thị trường giày Việt. Để có được thành công này, Biti’s đã áp dụng công thức truyền thông AIDA một cách bài bản và hấp dẫn trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình.

1. Awareness: Gây chú ý

Biti’s Hunter đã nhắm vào việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm mới thông qua Viral video và influencer marketing. MV Lạc Trôi của Sơn Tùng – MTP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn cũng gắn liền với chiến dịch này và gây sốt cho cộng động mạng, fans trong suốt thời gian dài.

2. Interest: Gây thích thú đối với thương hiệu, sản phẩm

Biti’s đã rất nhanh nhạy khi sử dụng kênh KOL để truyền thông cho chiến dịch tiếp theo, kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm.

3. Desire: Kích thích, mong muốn, nhu cầu của khách hàng

Hàng loạt bài PR đã được Biti’s tung ra để kích thích nhu cầu và mong muốn sử dụng sản phẩm. Đặc biệt, những bài PR trên các site báo lớn còn đánh vào lòng tự hào dân tộc của người Việt với thương hiệu Việt

4. Action: Kêu gọi hành động

Để tiếp thêm động lực cho những khách hàng đang băn khoăn hoặc đã có nhu cầu mua hàng nhưng chưa hành động. Biti’s Hunter đã thúc đẩy họ bằng những động thái giảm giá, kết hợp với các website TMĐT để tung các mã giảm giá tại khung giờ nhất định

Trên đây là các chiến lược Marketing nổi tiếng đã đưa các nhãn hàng lên đỉnh cao và cũng trở thành bậc thầy trong việc xây dựng thương hiệu đáng để chúng ta học hỏi. Chỉ cần chắt lọc được một chút gì đó trong những chiến lược này và áp dụng chúng phù hợp với sản phẩm của mình, thương hiệu của bạn sẽ có cú tăng tốc không ngờ trong thập kỷ thứ 3 của thế kỷ 21!

Ví MoMo

Thông điệp: “Lắc Heo vàng – Nhận lì xì”

Điểm nổi bật: Ví MoMo đứng đầu BXH chiến dịch Tết năm nay với điểm tuyệt đối ở hai chỉ số thành phần là Buzz score (Lượng thảo luận về thương hiệu) và Branding score (Mức độ thảo luận đề cập đến thương hiệu trong campaign)

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Buzz score: Hoạt động chơi game trên app và fanpage thu hút nhiều đối tượng tham gia không chỉ là giới trẻ vì game dễ chơi, vui, “xả stress” mà lại có quà. Theo thống kê của YouNet Media trong tổng số hơn 258.000 người dùng tham gia thảo luận về chiến dịch Tết 2019 của Ví MoMo, có đến 66,2% thuộc nhóm 25 – 34 tuổi.

Ngoài việc sử dụng gương mặt đại diện là nghệ sĩ Chí Tài và các KOLs là gương mặt hot hiện nay như Đức Phúc, CrisDevilGamer, Kaity,… Ví MoMo còn dùng rất nhiều micro influencer để lan truyền cho chiến dịch. Bài post từ các micro influencer có tỉ lệ relevant cao (thảo luận liên quan đến thương hiệu và chiến dịch Ví MoMo) là hơn 90%, đặc biệt là các thảo luận khoe thành tích và liên hệ trao đổi/mua bán con giáp.

Branding score: Thực hiệu nhiều hoạt động trên fanpage giúp Ví MoMo tạo ra nhiều thảo luận liên quan thương hiệu thông qua việc sử dụng hashtag xuyên suốt chiến dịch. Bên cạnh đó, khi người dùng chia sẻ từ app MoMo để khoe thành tích hoặc thực hiện nhiệm vụ đổi thêm mạng trên MXH góp phần làm tăng hiệu quả branding cho chiến dịch. Ví MoMo đã thành công khi tạo ra 701.653 brand mentions (chiếm hơn 94% tổng thảo luận của Ví MoMo) trong chiến dịch Tết 2019.

Tiger Beer

Thông điệp: “Đánh thức bản lĩnh”

Điểm nổi bật:

Tiger trở lại với bữa tiệc âm nhạc cuối năm được đầu tư cao về nội dung, hình ảnh và âm thanh, đặc biệt là dàn khách mời cực hot. Chỉ riêng sự góp mặt của Sơn Tùng MTP đã thu hút 55,072 thảo luận cho Tiger Remix 2019. Thương hiệu vẫn tận dụng khá tốt các trang fanpage địa phương (tiêu biểu là Vẻ đẹp Bắc Ninh…) để quảng bá cho chuỗi sự kiện âm nhạc hoành tráng trên khắp đất nước. Các fanpage này góp phần tạo nên 70% lượng thảo luận về Tiger Remix trước thời điểm sự kiện chính thức diễn ra. Sức hút từ cuộc thi tìm kiếm tài năng “Tiger talent hunt 2019” cũng làm tăng thảo luận về chiến dịch cũng như góp phần lan truyền thông điệp của Tiger năm nay.

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Mirinda

Thông điệp: “Chuyện cũ bỏ qua”

Điểm nổi bật: Mirinda cũng thuộc nhóm các thương hiệu đạt điểm tuyệt đối ở Sentiment score (chỉ số mức độ yêu thích)

Bài hát với ca từ dễ nhớ, thông điệp dễ thương, gần gũi qua sự thể hiện của ca sĩ Bích Phương khiến người dùng thích thú và nhiệt tình chia sẻ trên MXH với 83.615 thảo luận tích cực. “Chuyện cũ bỏ qua” trở thành từ khóa hot MXH với 40.947 thảo luận (25/12/2018-15/2/2019). Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp hàng loạt KOLs ở cả 3 nhóm: Celeb (Bích Phương, Khởi My, BB Trần, Hải Triều…), Professional (Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, Pew Pew, Misthy…) và Citizen (Thanh Trần…) thu hút được hơn 65% tổng thảo luận cho chiến dịch Tết 2019 của Mirinda.

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Saigon Special

Thông điệp: “Uống mừng Việt Nam”

Điểm nổi bật:

Saigon Special đồng hành với kênh Yeah2 với video clip “Yeah2 Rewind – Những trào lưu hot 2018” nhận được 14.462 mentions từ phía người dùng. Thương hiệu cũng thúc đẩy tương tác qua các minigame và người dùng tự tạo content qua các cuộc thi tổ chức trên microsite venhaantet.sabeco.com.vn, thu hút gần 18.000 người dùng tham gia. Nổi bật nhất là hoạt động xã hội ý nghĩa khi đưa 1.000 người lao động có đóng góp tiêu biểu về nhà ăn Tết giúp Saigon special giành được nhiều tình cảm và 42.340 thảo luận tích cực từ phía người dùng MXH.

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Pushmax

Thông điệp: “Phúc tươi tràn”

Điểm nổi bật:

Viral clip “Phận làm dâu ăn Tết nhà chồng” tạo ra nhiều nguồn thảo luận phê phán và cả đồng cảm về cô con dâu lần đầu tiên ăn Tết ở quê chồng. Các fanpage cộng đồng lớn như Anh Da Đen, Neu Confessions, Chửi Thuê, Lớp Trưởng hóng hớt,…lan truyền nhanh chóng viral clip giúp Pushmax tạo ra 165.388 thảo luận (81% tổng thảo luận của Pushmax). Bên cạnh đó, clip phỏng vấn về các bậc cha mẹ, về sự thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình trên kênh Trắng TV với nhận được nhiều sự đồng cảm và thảo luận tích cực từ phía người dùng với 25.357 mentions.

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Pepsi

Thông điệp: “Mở Tết đậm đà”

Điểm nổi bật:

Tết năm nay, Pepsi tiếp tục lan tỏa thông điệp về sự kết nối của giới trẻ qua “Pepsi muối”. Vẫn là “chiêu” sử dụng các hot KOLs livestream thử Pepsi muối để xác nhận cho câu hỏi “Pepsi muối có thật không?” thu hút 60.945 thảo luận từ phía người dùng MXH. Trò chơi săn lân tại app pepsishop.vn để nhận được những phần quà hấp dẫn cũng góp phần tăng thảo luận của người dùng mạng xã hội về thương hiệu.

100 quảng cáo hay nhất mọi thời đại năm 2022

Quảng cáo phổ biến nhất mọi thời đại là gì?

Hãy xem những quảng cáo tốt nhất hàng đầu mọi thời đại !..
Coca-Cola-Gặp Joe Greene.
Budweiser - Vang Wassup ?!
McDonald's - Hồi The Showdown.
M & M's - Những người họ tồn tại.
Spice cũ - Người đàn ông của bạn có thể có mùi giống như.
Luôn luôn - giống như một cô gái (2015).
Life ngũ cốc - Mạnh Mikey thích nó.
Nike - Hồi Hare Jordan.

Thương mại hài hước nhất mọi thời đại là gì?

Các quảng cáo hài hước nhất mọi thời đại..
John West Salmon Gấu Bear (2000).
Wendy's "Thịt bò ở đâu?"(1984).
Cadbury Hồi Gorilla Hồi (2007).
Reebok Terry Terry Tate (2003).
Budweiser "Wassup?"(1999).
Bud Light, Mr. Mr.Thực sự, thực sự, vũ công thực sự xấu (2003).
Skittles, Hồi Piñata (2008).
Starburst, Trạm xe buýt của người Hồi giáo (2007).

Những quảng cáo nào được phổ biến trong thập niên 80?

Quảng cáo phổ biến thập niên 80..
"Có bao nhiêu liếm?"- Tootsie pop ..
Mùi 1984 - - Apple ..
"Thịt bò ở đâu?"- Wendy's ..
“Peter về nhà” - Folgers ..
“Piano Recital, - McDonald ..
Những người hàng xóm mới của người Viking - Diet Pepsi ..
“Bạn thân và em gái của tôi” - Hasbro ..
Mùi R.O.B.- Nintendo ..

Thương mại chạy dài nhất bao giờ hết là gì?

1. Tootsie Pop (1970)Tootsie Pop (1970)