3 Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình m Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ

Câu hỏi: Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình

Trả lời:

Câu hỏi dùng để tự hỏi mình là do chính các em tự đặt ra câu hỏi cho bản thân về một thắc mắc nào đó.

- Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên:

+ Chị ấy tên là gì ấy nhỉ ?

+Chú ấy tên là gì nhỉ ?

+Anh ấy tên là gì ấy nhỉ ?

+Bác ấy tên là gì nhỉ ?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Câu hỏi trong tiếng Việt nhé!

1. Câu hỏi là gì?

- Câu hỏi (câu nghi vấn)là một dạng của câu hỏi nhằm giải đáp một điều chưa biết, thường là nêu lên quan điểm của mình về hiện tượng, sự vật nhưng chưa chắc chắn.

- Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi chính mình.

- Câu hỏi để hỏi người khác:

+ Bạn đã ăn cơm chưa?

+ Bạn thích chơi diều không?

+ Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy ?

+ Bạn có đi chơi không ?

+ Tại sao bạn không làm bài về nhà ?

- Câu hỏi tự hỏi chính mình:

+ Tại sao mình lại quên nhỉ ?

+ Sao mình lại làm như vậy chứ ?

+ Không biết mẹ có buồn vì chuyện của mình không nhỉ ?

+ Hình thức trong câu nghi vấn: thường sử dụng các các từ nghi vấn như nhỉ, bao nhiêu, bấy nhiêu, bao lâu, chưa, ư, hả, chăng, ai, gì, sao, nào,à…và thường kết thúc trong bằng dấu chấm hỏi.

- Ví dụ:

+ Bác ăn cơm rồi à?

+ U đã đỡ đau chân chưa?

+ Món quà này đẹp nhỉ?

2. Các dạng câu hỏi

Đặt câu hỏi luôn là yêu cầu cần có trong quá trình giao tiếp. Qua cách đặt câu hỏi và cách trả lời, chúng ta biết được những thông tin cần thiết cũng như đánh giá được năng lực, khả năng của từng người trong việc sử dụng ngôn ngữ.Câu hỏi mở, câu hỏi đóng là hai dạng câu hỏi thường gặp trong giao tiếp.

a. Câu hỏi mở là gì?

- Một câu hỏi mở là một câu hỏi mong bạn trả lời dài. Những câu hỏi này được đặt ra với mong đợi bạn đưa ra câu trả lời dài dòng, mang tính mô tả. Nếu bạn nghĩ về những kỳ thi bạn đã phải đối mặt, bạn sẽ nhớ rằng một số câu hỏi trong những bài báo đó mong đợi bạn viết những câu trả lời dài dòng. Đây là một ví dụ về câu hỏi mở. Ở đây bạn không thể chỉ viết một từ hoặc một cụm từ ngắn như một câu trả lời. Bạn phải đưa ra câu trả lời của bạn một cách chi tiết.

- Ví dụ về những câu hỏi mở:

+ “Có chuyện gì đã xảy ra sau khi tớ rời đi?”

+ “Tại sao Nam lại bỏ về trước Nga?”

+ “Cậu nghĩ gì về phần mới của chương trình TV này?”

b. Câu hỏi đóng là gì?

- Câu hỏi đóng chính là những câu hỏi mà người hỏi đặt ra câu hỏi mới trả lời được. Và câu trả lời thường khiến người nghe cảm thấy bất ngờ vì quá ngắn gọn và thông thường hay có hai cách trả lời là có hoặc không. Hay nói cách khác thì câu hỏi đóng thể hiện đây là một câu hỏi duy nhất.

- Trong đó mục đích chính của câu hỏi này dùng để thể hiện sự đánh giá trong kết luận hay sự tổng quát của một vấn đề nào đó. Và tóm lại thì câu hỏi đóng chính là sự khép lại của một vấn đề.

- Ví dụ về câu hỏi đóng như:

+ Cậu làm bài tập chưa? => Người được hỏi sẽ trả lời một cách ngắn gọn là “rồi” hoặc “chưa” chứ không giải thích thêm những thứ liên quan như lý do tại sao,...

+ Bạn ăn cơm chưa? => Câu trả lời ngắn gọn “rồi” hoặc “chưa” là đã đủ cung cấp thông tin cho người hỏi.

3. Chức năng của câu hỏi

- Chức năng chính dùng để hỏi

- Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…, không yêu cầu người đối thoại trả lời.

4.Bài tập vận dụng

Câu 1. Gạch dưới các từ nghi vấn trong các các câu hỏi dưới đây:

a/ Con về đấy à?

b/ Em đã làm bài tập chưa?

c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?

d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?

Lời giải:

a/ Con về đấy à?

b/ Em đã làm bài tập chưa?

c/ Có phải em là người tôi đã gặp không?

d/ Ngày mai lớp mình có môn Thể dục à?

Câu 2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.

b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.

Lời giải:

a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?

b. Trước giờ học, các em thường làm gì?

c. Bến cảng như thế nào?

d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?

Câu 3. Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, đặt một câu hỏi.

Phương pháp giải:

Con dùng các từ để hỏi như: Có phải, không, phải không, à,...? để đặt câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu hỏi từ cặp từ vừa tìm được ở bài 3

- Có phải Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam không?

- Chữ viết của Cao Bá Quát hồi nhỏ xấu lắm phải không?

- Nguyễn Hiền rất thích thả diều à?

Câu 4. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: Ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ và ở đâu

Trả lời:

- Ai đọc hay nhất lớp mình?

- Cái gì trong cặp của bạn đấy?

- Các bạn đang làm gì đấy?

- Khi nhỏ, chữ viết của Cao Bá Quát thế nào?

- Vì sao bạn Minh lại khóc?

- Bao giờ lớp mình lao động nhỉ?

- Nhà bạn Tí ở đâu?

Câu hỏi: Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

Lớp 4 Tiếng Việt Lớp 4 - Tiếng Việt

Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ?

Có thể tham khảo cách đặt câu hỏi như sau:

- Không biết mình để cây bút chì ở đâu?

- Bạn này trông quen quá, không biết mình đã gặp ở đâu?

- Mình đã làm bài tập về nhà chưa nhỉ?
- Ngày mai học những môn nào nhỉ?

Giải tiếng việt 4 trang 131 bài luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi tiếng việt 4 tập 1 trang 131. Thầy cô sẽ hướng dẫn cho các em cách giải các bài tập trong sgk tiếng việt 4 tập 1 chi tiết và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

3 Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình m Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ

I. Nhận xét

1. Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc "Người tìm đường lên các vì sao".

Trả lời:

  • Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?
  • Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ?

2. Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?

Trả lời:

Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu
Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ? Xi -ôn -xốp -xki Tự hỏi mình

Từ: Vì sao

Dấu chấm hỏi

Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ? Một người bạn Xi -ôn -xốp -xki

Từ: thế nào

Dấu chấm hỏi

II. Ghi nhớ

Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình.

  • Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
  • Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm câu hỏi trong bài "Thưa chuyện với mẹ", "Hai bàn tay" và ghi vào bảng có mẫu như sau:

Thứ tự Câu hỏi Câu hỏi của ai? Để hỏi ai? Từ nghi vấn
M: 1 Con vừa bảo gì? Câu hỏi của mẹ Để hỏi Cương

Trả lời:

Thứ tự Câu hỏi Câu hỏi của ai? Để hỏi ai? Từ nghi vấn
1

Bài: Thưa chuyện với mẹ

Con vừa bảo gì?

Ai xui con thế?

Nhưng biết thầy có chịu nghe không?

Câu hỏi của mẹ

Câu hỏi của mẹ

Câu hỏi của mẹ

Để hỏi Cương

Để hỏi Cương

Để hỏi Cương

thế

không

2

Bài: Hai bàn tay

Anh có yêu nước không?

Anh có thể giữ được bí mật không?

Anh có muốn đi với tôi không?

Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

Anh đi với tôi chứ?

Câu hỏi của Bác Hồ

Câu hỏi của Bác Hồ

Câu hỏi của Bác Hồ

Câu hỏi của bác Lê

Câu hỏi của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

Hỏi bác Lê

Hỏi bác Lê

Hỏi Bác Hồ

Hỏi bác Lê

Có...không

có....không

có.....không

Đâu

chứ

Câu 2:Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.

Trả lời:

Câu Câu hỏi
Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì
  • Bà hàng xóm kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát có suy nghĩ gì về lá đơn viết cho bà cụ?
  • Văn dù có hay đến đâu mà chữ không ra chữ thì kết cục sẽ thế nào?
Mỗi buổi tối ông viết xong mười mấy trang mới chịu đi ngủ.
  • Để luyện chữ, mỗi buổi tối Cao Bá Quát đã làm gì?
  • Buổi tối phải viết xong bao nhiêu trang ông mới đi ngủ?
Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
  • Sau một thời gian luyện tập, chữ viết của ông như thế nào?
  • Sau khi chữ viết đã tiến bộ, ông đã làm gì?

Câu 3: Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

M. Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ?

Trả lời:

  • Hôm nay, cô giáo có kiểm tra bài cũ mình không nhỉ?
  • Tại sao giờ này Hoa vẫn chưa đến lớp?
  • Mẹ có buồn vì việc làm hôm nay của mình hay không?
  • Nếu bố hỏi vụ vỡ lọ hoa thì mình sẽ trả lời như thế nào đây nhỉ?
  • Trước khi đi làm, mẹ đã dặn mình làm những việc gì nhỉ?
  • Tại sao Hạnh cứ lảng tránh mình mấy hôm nay nhỉ?
  • Mình để bút ở đâu nhỉ ?
  • Cái kính của mình ở đâu rồi nhỉ ?

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk tiếng việt 4 tập 1, giải bài câu hỏi và dấu chấm hỏi trang 131, giải chi tiết bài luyện từ và câu tuần 13 tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải câu hỏi và dấu chấm hỏi tuần 13 trang 131.