70 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng bao gồm những hình thức phổ biến nào? Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm như thế nào đúng nhất?

Những ngân hàng nắm giữ lãi suất ổn định, đáng tin cậy nhất hiện nay? Cần lưu ý điều gì khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng?

70 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu

1/ Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng

Khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, điều mà mọi khách hàng đều quan tâm đó chính là vấn đề lãi suất? Lãi suất tiền gửi bao nhiêu, cách tính lãi suất gửi tiết kiệm như thế nào nhất thiết bạn phải nắm rõ để đảm bảo tối đa lợi ích của bản thân:

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

+ Đây là hình thức gửi tiền mà khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ khi nào muốn mà không phải thông báo trước với ngân hàng.

Vì thế, lãi suất tiền gửi của sản phẩm này khá thấp, thấp hơn nhiều so với gói gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Bạn cần dựa vào nhu cầu về nguồn vốn dư giả của mình là lựa chọn gửi không kỳ hạn hay kỳ hạn nhiều lợi ích hơn.

+ Cách tính lãi suất gửi tiền không kỳ hạn

  • Công thức tính: Số tiền lãi = số tiền bạn đã gửi x lãi suất %/năm x số ngày đã gửi/360 ngày
  • Ví dụ cụ thể: bạn gửi 60 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng với lãi suất 1,5%/năm. Bạn rút tiền sau 6 tháng gửi. Vậy cách tính lãi trong trường hợp này như sau:
  • Số tiền lãi = số tiền gửi x 1,5%/360 x 180 ngày tức: 60.000.000 x 1,5%/360 x 180 = 450.000 đồng

Cách tính lãi suất có kỳ hạn

+ Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn hiện này có rất nhiều hạn mức để bạn chọn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 36 tháng. Tương ứng với mỗi kỳ hạn lãi suất sẽ có sự khác nhau.

Ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi cố định cho từng sản phẩm. Nếu so với lãi suất gửi không kỳ hạn thì lãi suất gửi có kỳ hạn hấp dẫn hơn rất nhiều

+ Tuy nhiên, hạn chế của hình thức gửi tiền này là nếu bạn cần rút tiền đột xuất chỉ cần trước một ngày là toàn bộ lãi suất sẽ tính theo mức gửi không kỳ hạn.

+ Công thức tính lãi suất như sau:

  • Tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất %/năm x số ngày gửi/360
  • Hoặc: tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất %/năm/12 x số tháng gửi
  • Ví dụ cụ thể: bạn gửi 60.000.000 đồng vào ngân hàng với kỳ hạn 1 năm, lãi suất 7%/năm thì số tiền lãi sẽ được tính như sau:
  • Số tiền lãi = 60.000.000 x 7%/360 x 360 = 4.200.000 đồng

Cách tính lãi gửi tiết kiệm theo tháng

Nếu bạn vay 60.000.000 triệu trong vòng 6 tháng với lãi suất 7% thì số tiền nhận được khi rút là: 60.000.000 x 7%/360 x 180 = 2.100.000 đồng

– Cách tính lãi suất tiền gửi bậc thang theo công thức: tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất x kỳ hạn

70 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu

2/ Cách tính ngày gửi tiết kiệm

Cách tính ngày gửi tiết kiệm khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy ngày cuối trừ đi ngày đầu. Các ngân hàng đều tính ngày đầu mà không tính ngày cuối vì ngày cuối là ngày mà khoản tiền đó không có mặt trên sổ sách của ngân hàng nữa. Trong báo cáo tài chính người ta còn gọi là số liệu cuối ngày.

Ví dụ: Nếu khách hàng gửi tiền từ 13/5 đến ngày 1/6 thì số ngày dự chi là:

+ Trong tháng 5: từ 13/5 đến 31/5 là 19 ngày

+ Trong tháng 6: 0 ngày vì ngày mồng 1/6 không còn trên sổ sách ngân hàng

70 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu

3/ Cách tính tiền gửi tiết kiệm (công thức tính)

Minh họa: ví dụ gửi 50 triệu đồng, tính tiền lãi cho kỳ hạn:

 Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng

+ Công thức tính: số tiền lãi = số tiền gửi x lãi suất %/năm x số ngày gửi

+ Cụ thể: gửi 50.000.000 đồng trong 1 tháng, lãi suất 7% thì số tiền lãi sau một tháng là: 50.000.000 x 7%/360 x 30 = 291.666 đồng

Gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng

+ Công thức tính: số tiền lãi = số tiền gửi x % lãi suất/năm x 90 ngày

+ Cụ thể: 50.000.000 x 7%/360 x 90 = 875.000 đồng

Gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng

+ Công thức tính: số tiền lãi = số tiền gửi x % lãi suất/năm x 180 ngày

+ Cụ thể: 50.000.000 x 7%/360 x 180 = 1.750.000 đồng

70 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu

4/ Lãi suất gửi tiết kiệm các ngân hàng

Hiện nay, lãi suất, cách tính lãi suất gửi tiết kiệm giữa các ngân hàng có sự khác nhau. Gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn chênh lệch nhau khá nhiều. Giữa các kỳ hạn khác nhau thì lãi suất cũng sẽ không giống nhau.

Đa phần khách hàng gửi kỳ hạn dài sẽ nhận được lãi suất hấp dẫn hơn từ phía ngân hàng. Lãi suất một số ngân hàng tiêu biểu bạn có thể tham khảo dưới đây:

4.1 Lãi suất ngân hàng Agribank

– Không kỳ hạn: 0,2%/năm

– Kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm

– Kỳ hạn 3 tháng 4,8%/năm

– Kỳ hạn 12 tháng 6,8%/năm

>> Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Agribank

4.2 Lãi suất gửi ngân hàng BIDV

– Không kỳ hạn: 0,1%/năm

– Kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm

– Kỳ hạn 3 tháng 4,8%/năm

– Kỳ hạn 12 tháng 6,8%/năm

4.3 Lãi suất ngân hàng Vietcombank

– Không kỳ hạn: 0,1%/năm

– Kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm

– Kỳ hạn 3 tháng 4,8%/năm

– Kỳ hạn 12 tháng 6,8%/năm

4.4 Lãi suất ngân hàng Vietinbank

– Không kỳ hạn: 0,1%/năm

– Kỳ hạn 1 tháng: 4,3%/năm

– Kỳ hạn 3 tháng 4,8%/năm

– Kỳ hạn 12 tháng 6,8%/năm

4.5 Lãi suất ngân hàng ACB

– Không kỳ hạn: không áp dụng

– Kỳ hạn 1 tháng: 5%/năm

– Kỳ hạn 3 tháng 5%/năm

– Kỳ hạn 12 tháng 7,05%/năm

>> Lãi suất tiết kiệm ACB

4.6 Lãi suất ngân hàng MBBank

– Không kỳ hạn: 0,3%/năm

– Kỳ hạn 1 tháng: 4,8%/năm

– Kỳ hạn 3 tháng 5%/năm

– Kỳ hạn 12 tháng 7,4%/năm

70 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu

5/ Câu hỏi thường gặp về cách tính lãi suất tiết kiệm

– Hỏi: Tôi có một khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhưng vì cần dùng gấp nên muốn rút toàn bộ số tiền trước kỳ hạn? Vậy, cách tính lãi suất gửi tiết kiệm như thế nào?

– Trả lời: Vì số tiền tiết kiệm của bạn gửi có kỳ hạn nên khi rút trước thì lãi suất sẽ tính theo lãi suất không kỳ hạn. Thời gian tính lãi bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ hạn mới đến ngày bạn rút tiền. Và lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thường thấp dưới 0,1%/năm

– Hỏi: Hàng tháng tôi có trích ra một khoản tiền nhất định từ lương để gửi tiết kiệm. Vì đi làm theo giờ hành chính nên không thể trực tiếp ra nộp tiền và rút tiền khi đến ngày đáo hạn. Tôi muốn hỏi có cách nào thuận tiện, dễ dàng hơn không?

– Trả lời: Rất đơn giản, bạn không cần trực tiếp ra ngân hàng mà vẫn có thể gửi tiền và rút tiền khi đến thời điểm đáo hạn. Gửi tiền, rút tiền online rất nhanh chóng, đảm bảo lãi suất hấp dẫn

– Hỏi: tôi có một khoản tiền tiết kiệm là 60 triệu đồng gửi ngân hàng. Kỳ hạn gửi 1 năm, lãi suất 7%. Vậy, sau 2 năm thì tôi sẽ nhận được khoản tiền lãi bao nhiêu?

– Trả lời: Vì gửi trong 2 năm nên tiền lãi sẽ được tiếp tục cộng dồn. Nếu số tiền lãi năm đầu tiên là 7% thì số tiền lãi năm tiếp theo có thể hạ xuống hoặc là tăng lên

+ Tiền lãi năm đầu tiên: số tiền lãi = 60.000.000 x 7%/360 x 360 = 4.200.000 đồng

+ Tiền lãi năm thứ 2: lãi suất tăng thêm 1%, thì số tiền lãi được nhận là: (60.000.000 + 4.200.000) x 8% = 5.136.000

Vậy, tổng tiền lãi bạn sẽ nhận được từ khoản tiền gửi 60 triệu đồng sau hai năm là: 9.336.000 đồng

– Hỏi: Tôi gửi 60 triệu vào ngân hàng với lãi suất 7% trong kỳ hạn 2 năm. Nhưng sau đó vì lý do cần tiền gấp nên năm thứ 2 mới được 6 tháng tôi đã rút. Lãi suất tiền gửi lúc này là 0,5%/năm. Vậy số tiền lãi năm thứ hai của tôi sẽ như thế nào?

– Trả lời:

+ Tiền lãi 6 tháng của năm thứ 2 là: (60.000.000 + 4.200.000) x 0,5%/360 x 180 = 160.500 đồng

+ Vậy, tổng tiền lãi bạn nhận được sau 1,5 năm gửi 60 triệu tại ngân hàng là: 4.200.000 + 165.500 = 4.365.500 đồng

>> Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

70 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu

6/ Giải pháp gửi tiền thông minh dành cho bạn

Để đảm bảo an toàn cao nhất đối với khoản tiền gửi tại ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn, bạn hãy lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

– Lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp với nhu cầu tài chính của bản thân, gia đình. Nếu bạn là người thường xuyên có nhu cầu bất thường về vốn để đáp ứng đòi hỏi của công việc thì nên chọn gói gửi không kỳ hạn.

Ngược lại, nếu khoản tiền rỗi đó của bạn không cần dùng đến trong một thời gian dài thì nên gửi tiết kiệm có kỳ hạn để tận dụng tối đa lãi suất ngân hàng.

– Cập nhật thường xuyên bảng lãi suất chi tiết của các ngân hàng trên thị trường để lựa chọn thời điểm gửi tiền tốt nhất, lãi suất cao nhất.

– Nắm rõ công thức tính lãi suất theo từng kỳ, từng năm, từng ngày để biết chính xác số tiền lãi mình được nhận vào thời điểm đáo hạn.

– Nhớ ngày đáo hạn tiền gửi. Tốt nhất bạn nên rút tiền tiết kiệm vào thời điểm đó để được hưởng lãi suất tốt nhất.

– Nên chia nhỏ khoản tiền tiết kiệm thành nhiều gói nhỏ với kỳ hạn gửi khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn về mặt tài chính, có thể rút tiền trước hạn mà không làm ảnh hưởng đến lãi suất của những gói tiết kiệm còn lại.

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là giải pháp đầu tư an toàn đang được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa lợi ích, là người tiêu dùng thông minh, bạn nhớ nắm rõ cách tính lãi suất gửi tiết kiệm như thế nào? Điều này sẽ rất có ích đối với bạn nhé!