Acid uric cao là gì

Tình trạng acid uric trong máu cao (axit uric cao) có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gút và sỏi thận. Vì thế nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng của người có thể có acid uric máu tăng cao có thể giúp bạn và người thân được chẩn đoán các bệnh có acid uric cao để điều trị sớm, kịp thời. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây acid uric máu tăng cao

Nguyên nhân gây acid uric máu tăng cao khá đa dạng, di truyền và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống và sức khỏe, đều có thể đóng vai trò gây nên.

Hầu hết thì nồng độ acid uric cao xảy ra khi thận của bạn không loại bỏ axit uric hiệu quả, gây ra trì trệ trong việc loại bỏ axit uric bao gồm thực phẩm giàu chất béo, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, dùng một số loại thuốc lợi tiểu (đôi khi được gọi là thuốc nước) và uống quá nhiều rượu. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn là do chế độ ăn nhiều đồ chứa purin hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric.

Dưới đây Docosan liệt kê một số nguyên nhân có thể gây tăng acid uric máu:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Uống quá nhiều rượu
  • Di truyền
  • Suy giáp
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Niacin, hoặc vitamin B-3
  • Béo phì
  • Bệnh vẩy nến
  • Chế độ ăn giàu purin – gan, thịt thú săn, cá cơm, cá mòi, nước thịt, đậu khô và đậu Hà Lan, nấm và các loại thực phẩm khác
  • Suy thận
  • Hội chứng ly giải khối u (sự phóng thích nhanh chóng của các tế bào vào máu do một số bệnh ung thư gây ra hoặc do hóa trị liệu cho những bệnh ung thư đó)
Acid uric cao là gì
Béo phì có thể là nguyên nhân gây acid uric trong máu cao

Hàm lượng acid uric trong máu cao là bao nhiêu?

Để biết được hàm lượng acid uric trong máu, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm acid uric máu có đơn vị mg / dL. Thông thường, mức axit uric được coi là tăng cao khi:

  • Đối với phụ nữ, acid uric cao khi trên 6 mg / dL
  • Đối với nam giới, acid uric cao khi trên 7 mg / dL

Lưu ý rằng con số trên chỉ mang tính tương đối nên một số trường hợp giới hạn để xét có acid uric máu tăng sẽ khác tuỳ vào thể trạng.

Acid uric cao là gì
Hàm lượng acid uric trong máu cao là bao nhiêu?

Triệu chứng của người bị acid uric trong máu cao

Acid uric cao có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, bao gồm bệnh gút, bệnh thận và ung thư.

Nếu bạn thực sự có bệnh lý thì các triệu chứng của bệnh gút có thể có bao gồm đau hoặc sưng khớp, sờ các khớp thấy ấm nóng, da bóng và đổi màu vùng khớp.

Các triệu chứng của sỏi thận, mà nồng độ axit uric cao cũng có thể gây ra, bao gồm đau lưng, đau bên hông, đi tiểu nhiều, nước tiểu đục, có mùi bất thường hoặc có máu.

Chẩn đoán bệnh ở người có acid uric máu cao

Thông thường, xét nghiệm acid uric trong máu thường không được chỉ định, chỉ được bác sĩ cho phép thực hiện khi nghi ngờ bạn mắc các bệnh có thể gây tăng acid uric máu. Một kết quả acid uric máu tăng chưa thể khẳng định được bất cứ bệnh lý gì. Bạn có thể mắc bệnh gout, bệnh thận, ung thư hoặc hội chứng Fanconi, … hoặc chỉ tăng acid uric do chế độ ăn giàu purin.

Vì thế để biết acid uric cao là bệnh gì, bên cạnh xét nghiệm hàm lượng acid uric trong máu, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác cùng lúc để theo dõi nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu tất cả các kết quả của bạn có ý nghĩa gì và các bước tiếp theo cần làm là gì.

Acid uric cao là gì
Chẩn đoán bệnh ở người có acid uric máu cao

Bác sĩ cũng sẽ cần kiểm tra công thức máu, lipid, các chất chuyển hoá khác, mức canxi và phốt phát để hiểu rõ hơn về những gì có thể làm tăng mức độ uric của bạn axit.

Điều trị acid uric trong máu cao

Sau khi xác định được chẩn đoán nguyên do, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những bước điều trị acid uric cao phù hợp trong thời điểm hiện tại và trong tương lai, đồng thời tư vấn về thực đơn ăn uống làm sao giúp hạ lượng acid uric trong máu xuống.

Cụ thể nếu bạn mắc bệnh gout, chủ yếu việc điều trị sẽ được thực hiện bằng việc uống thuốc. Trong trường hợp các nốt tophi trở nên lớn đến mức cản trở chuyển động khớp, làm tổn thương mô xung quanh hoặc nhô ra ngoài da của bạn, có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ.

Trường hợp sỏi thận, nếu sỏi dưới 5mm bác sĩ sẽ khuyến khích uống nhiều nước để sỏi thị đào thải; nếu kích thước từ 5 mm trở lên có thể bác sĩ sẽ kê thuốc để giãn các cơ trong đường tiết niệu của bạn giúp sỏi thoát ra dễ dàng và ít đau hơn, ngoài ra bạn cũng có thể được chỉ định điều trị tán sỏi bằng siêu âm. Nếu sỏi lớn hơn 10 mm, bạn cần được phẫu thuật để lấy sỏi.

Ngoài ra bạn cũng sẽ được hướng dẫn một thực đơn riêng cho người có acid uric máu cao.

Acid uric cao là gì
Xây dựng thực đơn riêng cho người có acid uric máu ca

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Trong trường hợp có những triệu chứng liên quan đến gout hoặc thận như đã giới thiệu ở mục triệu chứng liên quan tăng acid uric phía trên, bạn nên liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh, cũng như điều trị kịp thời thì việc chữa trị sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn cho người bệnh.

Acid uric cao là gì
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Tóm lại, acid uric trong máu cao thường do những nguyên nhân bệnh lý như gút, sỏi thận, suy thận hoặc ung thư. Nếu bạn có những triệu chứng tiêu biểu như đã gợi ý ở bài viết vừa rồi, hãy nhanh tay liên hệ với Docosan.com, đội ngũ bác sĩ chúng tôi sẽ đưa đến bạn những tư vấn và điều trị kịp thời nhất.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Acid uric là một dạng hợp chất dị vòng của hydro, oxi, nitơ, cacbon, công thức hóa học là C5H4N4O3. Acid uric tạo thành những ion với muối hay còn được gọi là axit urat (urat) như amoni acid urate.

Đặc điểm của Acid uric:

  • Acid uric tạo ra ở trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Tiếp theo chúng được hòa tan vào trong máu, sau đó nó được đưa đến thận rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
  • Chỉ số Acid uric quyết định khả năng chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc bệnh gút hay không, phản ánh mức độ nguy hiểm người bệnh đang ở giai đoạn nào.
  • Acid uric là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin, tìm thấy nhiều trong thực phẩm như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan hoặc đồ uống như bia, rượu…

Acid uric cao

Acid uric tăng cao khả năng cao là vì quá trình cung cấp, tăng tạo, giảm thải trừ Acid uric qua thận gặp vấn đề. Nồng độ Acid uric cao kéo dài có nguy cơ dẫn tới viêm khớp, phần lớn là bị bệnh gout. Những hạt lắng đọng trong, xung quanh khớp làm cho hậu quả viêm, sưng, đau khớp trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng lắng đọng dưới da tạo ra những hạt tophi, gây sỏi thận hoặc suy thận.

  • Thận đào thải Acid uric qua nước tiểu nhưng vì đa số mọi người đều ăn những đồ ăn nhiều đạm, uống bia rượu nhiều khiến tăng Acid uric hoặc chức năng thận suy giảm làm giảm đào thải Acid uric khiến cho lượng Acid uric trong máu tăng cao.
  • Trong thời gian đầu nồng độ Acid uric máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện triệu chứng của gout cấp. Giai đoạn này gọi là “tăng Acid uric máu”, chứ chưa phải bệnh gout. Khi lượng Acid uric máu tăng cao trong một thời gian sẽ lắng đọng cá tinh thể urat ở khớp gây ra những đợt viêm khớp cấp (cơn gút cấp). Thời điểm đó tăng Acid uric máu đã phát triển thành bệnh gút.
  • Khi bị tình trạng tăng Acid uric máu, bạn hãy thật cảnh giác với bệnh gút đồng thời hãy quan tâm kiểm soát chỉ số này trước khi xuất hiện cơn gout cấp.

Acid uric bao nhiêu là cao?

Chi số Acid uric ở mức độ an toàn:

– Nam: nhỏ hơn 420 µmol/l (7mg/dl

– Nữ: nhỏ hơn 360 µmol/l (6mg/dl)

Chỉ số Acid uric được sinh ra để đánh giá nồng độ Acid uric trong máu, đây là một yếu tố cần chú ý khi chẩn đoán gout chứ không phải là tiêu chuẩn duy nhất để xác định bệnh gout.

Chỉ số Acid uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6mg/dl sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ Acid uric ở mức 6-7mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.

mg/dl

µmol/l

mmol/l

                                       Đánh giá

Mức tốt: Không có sự hình thành những tinh thể urat, giải phóng những tinh thể urat lắng đọng quanh khớp.

6-7

350-400

0,35- 0,4

Cảnh báo nguy cơ: xuất hiện triệu chứng tê, ngứa, đỏ da, hoặc một số dấu hiệu bệnh gout.

>7

>400

> 0,4

Mức báo động: tinh thể urat được hình thành nhiều hơn, chúng lắng đọng và không được giải phóng tạo thành những cục tophy (tophi). Tình trạng này nếu không có biện pháp kiểm soát sẽ ngày càng xấu đi.

Bị Acid uric cao nên ăn gì?

  • Chuối nhiều kali
  • Táo chứa axit malic hạ Acid uric trong máu
  • Quả anh đào nhiều vitamin C
  • Ăn nho tăng quá trình đào thải Acid uric
  • Dứa nhiều axit hữu cơ
  • Quả kiwi giàu vitamin C giúp tan chảy Acid uric và đào thải chúng khỏi cơ thể. Kiwi cũng giàu kali làm giảm Acid uric trong máu giữ chúng ổn định làm giảm nguy cơ bệnh gút.
  • Cần tây giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, nhuận tràng. Khi bị gút bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, sưng, đau, nóng đỏ ở khớp, sử dụng nước ép cần tây giúp hạ sốt, giảm sưng đau hiệu quả.
  • Gạo nếp không chứa muối phù hợp với bệnh nhân mà hàm lượng Acid uric cao. Chất xơ thô ở gạo nếp rất tốt với hệ tiêu hóa, dạ dày, giúp đào thải Acid uric, ngăn ngừa bệnh gout.
  • Khoai tây có đặc tính dễ hấp thu, hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng kali ở khoai tây lớn giúp cơ thể đào thải Acid uric ra ngoài, giảm nguy cơ bị bệnh gút, suy thận, bệnh tim mạch.
  • Trứng giàu vitamin E giúp lưu thông các mạch máu gần khớp, cải thiện sưng, viêm khớp khi bị gout.
  • Sữa nhiều protein và kali nên uống sữa thường xuyên loại sữa ít béo, không đường.
  • Rau cần: với tính mát, vị ngọt giúp thanh nhiệt, lợi thuỷ, khu phong và lợi thấp. Rau cần giàu sinh tố, khoáng chất, không chứa nhân purin.
  • Súp lơ: giàu sinh tố C, ít nhân purin (mỗi 100g có dưới 75 mg). Súp lơ có tính mát, vị ngọt giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện thích hợp cho người Acid uric máu cao.
  • Dưa chuột: kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali, nước, tác dụng lợi niệu nên người bị gout nên ăn nhiều. Dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng lớn thanh nhiệt lợi thuỷ, sinh tân chỉ khát, giải độc nên loại rau có khả năng bài tiết tích cực Acid uric qua đường tiết niệu.
  • Cải xanh: kiềm tính, giàu sinh tố C, muối kali, không có nhân purin, giúp giải nhiệt trừ phiền và thông lợi tràng vị.
  • Các loại cà: Cà pháo, cà bát, cà tím… giúp hoạt huyết tiêu thũng, thanh nhiệt chỉ thống, khứ phong thông lạc. Chuyên gia cho biết, cà còn có công dụng lợi niệu ở một mức độ nhẹ.
  • Cải bắp: không có nhân purin, giàu sinh tố C, giúp lợi niệu. Trong sách Bản thảo cương mục thập di có ghi: “cải bắp có tác dụng bổ tinh tủy, lợi quan tiết (có lợi cho khớp), lợi ngũ tạng lục phủ, thông kinh hoạt lạc” vì thế đây là loại thực phẩm rất tốt với người Acid uric trong máu cao.
  • Củ cải: Với tính mát, vị ngọt, từ xưa đã được sử dụng để “hành phong khí, trừ tà nhiệt”, “lợi quan tiết”, “trừ phong thấp” được các bệnh nhân thống phong hoặc phong thấp sử dụng thường xuyên. Củ cải là một loại rau kiềm tính, chứa nhiều sinh tố và nước và không có nhân purin.
  • Một số loại thực phẩm khác như: cà rốt, cà chua, hạt dẻ, măng, mướp, mơ, dưa gang, cải trắng, hạnh đào, mã thầy, hành tây, đào, mía, cam, quýt…
  • Ngoài ra bạn cũng nên tăng lượng nước uống tinh khiết trong ngày để kích thích đào thải Acid uric ra ngoài cơ thể.

Những người có chỉ số Acid uric cao cũng nên kiêng, hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin như: nội tạng động vật (gan, não, thận, tụy…). Các loại thị: thịt lợn, thịt dê, thịt chó, thịt bò, thịt cừu, thịt hun khói, thịt gà, thịt vịt, chim cút, thịt ngan, thịt ngỗng. Một số loài hải sản như: cá chép, cá chạch, cá hồi, cá thờn bơn, lươn, nghêu, sò, cua…

>>> Xem thêm: 10 loại thực phẩm giúp giảm Acid uric trong máu nhanh nhất

 Thiên Nguyên - Nguyên liệu sản xuất TPCN.