Ăn nấm sò có tốt không

Nấm bào ngư (còn gọi là nấm sò) là một trong những loại nấm tươi rất được ưa chuộng ở Việt Nam nhờ giá thành phải chăng và giàu dinh dưỡng. 

Nấm bào ngư có tên khoa học là pleurotus ostreatus, tên tiếng Anh là oyster mushroom. Đây là một trong những loại nấm ăn được trồng phổ biến nhất trên thế giới, dễ canh tác, năng suất cao và giàu dinh dưỡng.

Ăn nấm sò có tốt không

Đặc điểm

Nấm bào ngư mọc tự nhiên trên thân cây của hầu hết các loại cây rừng nhiệt đới và ôn đới. Ngày nay, nấm được trồng thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới, là món ăn phổ biến ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Nấm bào ngư được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giòn ngọt như vị bào ngư. Nấm có mũ khá rộng, mỏng hình vỏ sò hoặc hình quạt, đường kính từ 2-4cm. Mũ nấm thường có màu trắng (gọi là nấm sò trắng) hoặc màu xám (nấm sò xám). Thịt nấm khá dày, cuống nấm mọc xiên, dài từ 2-6cm.

Nấm bào ngư là một trong những loại nấm dễ trồng nhất trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Nấm sinh trưởng và phát triển rất tốt trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau: mạt cưa, rơm, rạ, bã mía.

Ăn nấm sò có tốt không

Dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Nấm bào ngư giàu protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng protein có trong nấm bào ngư cao gấp 4 lần so với các loại rau thông thường. Ngoài ra, nấm bào ngư còn chứa nhiều axit amin, hàm lượng vitamin C cao, vitamin D, vitamin B và các loại khoáng chất quý hiếm mà các loại rau củ khác không có. Chất sắt có trong nấm bào ngư cao hơn so với thịt.

Với thành phần dinh dưỡng như trên, nấm bào ngư trở thành một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nấm rất tốt cho người mới ốm dậy, người già, trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Nấm không có chất béo, không cholesterol, ít calo. Sử dụng nấm bào ngư mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm:

Giảm hàm lượng cholesterol: Cholesterol cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xơ vữa động mạch. Nghiên cứu cho thấy các chất xơ trong nấm bào ngư giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Ổn định lượng đường trong máu: lượng insulin trong cơ thể không đủ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Vitamin D giúp giảm viêm và tăng độ nhạy của insulin. Nghiên cứu cho thấy nấm bào ngư có chứa nhiều vitamin D có tác dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin C và vitamin D có trong nấm bào ngư giúp tái tạo các tế bào khỏe mạnh và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cải thiện các vấn đề về da: Vitamin B3 có trong nấm bào ngư giúp giảm các cơn bùng phát, viêm da, mẩn đỏ và kích ứng. 

Chống lão hóa: các chất oxy hóa có trong nấm bào ngư giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa.

Ăn nấm sò có tốt không

Bảo quản và chế biến nấm

Nấm bào ngư tươi có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3-4 ngày. Nên dùng túi giấy để bảo quản nấm hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kỹ trước khi cho vào tủ lạnh, tránh để nấm tiếp xúc với nước sẽ làm nấm nhanh hỏng.

Nấm bào ngư có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng: món xào, món canh, nhúng lẩu, nấu cháo, ... Đối với món xào, nên trần nấm qua với nước sôi rồi để ráo để khi xào ít bị ra nước.

Ăn nấm sò có tốt không

Mua nấm bào ngư tươi ở đâu đảm bảo?

Nên mua nấm bào ngư tại các cơ sở kinh doanh uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Rica là một trong những doanh nghiệp nuôi trồng và phân phối nấm bào ngư và các loại nấm tươi uy tín trên cả nước. Nấm bào ngư tại Rica được nuôi trồng và thu hoạch trong quy trình khép kín được kiểm soát nghiêm ngặt cho ra thành phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng. Hiện nấm bào ngư Rica đã có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị như CSFood, Farmer’s Market, Nam An Market và trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada.

Nấm sò là nguyên liệu trong nhiều món ăn, xuất hiện trong nền ẩm thực của rất nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau. Bên cạnh lợi ích to lớn về mặt dinh dưỡng thì đây còn là một thực phẩm đem lại rất nhiều tác dụng đáng chú ý cho sức khỏe con người.

Mục Lục

Nấm sò là gì?

Nấm sò hay còn có tên gọi khác là nấm bào ngư, thường mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang và sinh trưởng trên các thân cây khô hoặc suy yếu. Ngày nay, loài nấm này đã được nuôi trồng đại trà khắp thế giới.

Ăn nấm sò có tốt không

Nấm sò có hình dạng như vỏ sò, mũ nấm mọc lệch, cuống hơi cong. Loài nấm này có màu trắng, đen, xám, nâu, vàng tùy thuộc vào từng chủng giống.

Nấm sò sinh trưởng và phát triển quanh năm. Tuy nhiên, mùa vụ thuận lợi nhất để gieo trông và thu hoạch là từ tháng 9 năm trước tới tháng 3 năm sau. Nấm sò có thể được trồng bằng rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa.

Nấm sò chứa trong mình rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi với sức khỏe con người như: Gluxit, protit, vitamin C, protein, vitamin PP cùng rất nhiều các acid béo không no khác.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng rất lớn của nấm sò trong việc giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh gout,…

Nấm sò có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấm sò xào với thịt bò, nấm sò xào tim heo, nấm sò xào tôm, canh nấm sò, nấm sò xào mè, lẩu nấm sò,…

Giá trị dinh dưỡng của nấm sò

Nấm sò là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, loại nấm này chứa nhiều protein, vitamin và các acid amin có nguồn gốc thực vật, dễ hấp thụ bởi cơ thể con người.

Đặc biệt, với hàm lượng protein lên tới 33 đến 43%, nấm sò hoàn toàn có thể thay thế lượng đạm từ thịt, cá… có nguồn gốc từ động vật. Bởi vậy, nấm sò còn được gọi là “thịt chay”, “thịt sạch” khi được sử dụng như nguồn cung cấp protein chủ yếu trong các bữa ăn hàng ngày.

Cũng bởi đặc tính sinh học đó mà các chất dinh dưỡng và vi chất có lợi cho sức khỏe con người có trong nấm sò dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, phù hợp với các giải pháp “ăn kiêng” dành cho các bệnh nhân tiểu đường, gút, mỡ máu… cũng như những người có thói quen ăn chay.

Ăn nấm sò có tốt không

Đối với những bệnh nhân suy nhược cơ thể, các món ăn chế biến từ nấm sò còn giúp phục hồi sinh lực nhanh chóng. Việc chế biến các món ăn từ loại nấm này cũng không đòi hỏi quá cầu kì mà vẫn rất ngon miệng như nấu cháo, xào, nấu canh, luộc… vừa bổ dưỡng lại vừa có tác dụng trị bệnh.

Nấm sò có thể xuất hiện trong nhiều món khác nhau trong bữa ăn mà không hề gây nhàm chán về khẩu vị, phù hợp với mọi người trong gia đình.

Ngày nay, trên thị trường đang có bán rất nhiều loại nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ trong đó có nấm sò. Phần lớn trong số đó có chứa các độc tố có hại cho cơ thể do người sản xuất chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ đúng hoặc cố tình làm sai quy trình trồng nấm.

Vậy nên bạn hãy là một người tiêu dùng thông thái, chọn lựa đúng những sản phẩm nấm sò có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để có thể nhận được những lợi ích tối đa mà loại thực phẩm bổ dưỡng này mang lại.

Tác dụng của nấm sò

Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng kể trên thì nấm sò còn được biết đến với rất nhiều những công dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người.

1, Có tác dụng kháng khuẩn

Theo nguồn tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam cho hay, chất pleutorin trong nấm sò có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả và giúp ích trong việc hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tế bài ung thư.

2, Giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, nấm sò có tác dụng giảm thiểu lượng cholesterol và lượng đường trong máu.

3, Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có công dụng giúp tăng cường sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, nấm sò xám có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cực cao, cung cấp cho cơ thể một lượng chất dinh dưỡng đáng kể bao gồm chất đạm, đường bột, các vitamin và nhiều khoáng chất phong phú khác.

Dinh dưỡng cùng lượng đạm dồi dào này sẽ giúp cơ thể bổ xung thêm năng lượng, giúp duy trì và tăng cường sức khỏe hiệu quả.

4, Có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Sử dụng 100 đến 200g nấm sò sau đó đem nấu lấy nước uống hàng ngày chính là bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị chứng mỡ máu, tiểu đường hiệu quả.

Ăn nấm sò có tốt không

5, Chất chống oxy hóa hiệu quả

Nấm sò có chứa chất chống oxy hóa giúp phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhiều căn bệnh.

6, Nấm sò có tác dụng giảm viêm

Nấm sò đã được chứng minh là thực phẩm có đặc tính kháng viêm mạnh. Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm đã được công bố trên tạp chí dinh dưỡng “Nutrition Journal”, nấm sò có thể phát huy tác dụng giảm viêm ở các bệnh nhân có dấu hiệu viêm họng.

7, Nấm sò có tác dụng thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư

Nấm sò có tác dụng mạnh mẽ đối với tế bào ung thư, đây cũng chính là một trong những lợi ích nổi bật của loại thực phẩm bổ dưỡng này.

Nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hoa cao cũng như tính kháng viêm của chúng, nấm sò có thể giúp ức chế sự phát triển của một số tế bào ác tính như ung thư vú hay đại tràng..

Bên cạnh đó, một nghiên cứu ống nghiệm khác năm 2011 cũng cho rằng chiết xuất nấm sò có tác dụng điều trị chống lại khối u đại trực tràng và các tế bào ung thư bạch cầu.

8, Nấm sò giúp tăng cường sức khỏe não bộ

Bên cạnh rất nhiều lợi ích kể trên thì nấm sò còn có công dụng giúp tăng cường sức khỏe của não bộ. Chất Niacin có trong thực phẩm này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ và chống lại bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

Trong khi đó, theo đánh giá năm 2014 của Bỉ cho rằng bổ sung riboflavin có thể có tác dụng điều trị chống lại hội chứng Brown, một loại rối loạn thần kinh vận động ở người.

9, Ngăn ngừa bệnh giun sán.
Việc thường xuyên sử dụng nấm sò xám sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một hợp chất chống lại ấu trùng sán và giun tròn. Vì vậy, bên cạnh giá trị dinh dưỡng khổng lồ của mình thì nấm sò xám còn có tác dụng trong phòng ngừa các loại bệnh về giun sán vô cùng hiệu quả.

Cách chế biến nấm sò

Nấm sò có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Các công dụng tuyệt vời mà nấm sò mang lại rất có giá trị cho cơ thể cũng như sức khỏe con người. Là loại thực phẩm mang trong mình rất nhiều dưỡng chất, vậy nấm sò có thể nấu được những món ngon nào?

Dưới đây là một số công thữ nấu ăn từ nấm sò trắng thơm ngon, hấp dẫn, thích hợp cho mọi nhà với cách làm không quá cầu kì, đơn giản và dễ làm mà các bà nội trợ nên thêm vào thực đơn của gia đình mình.

1, Nấm sò trắng xào sả ớt

Ăn nấm sò có tốt không

Chuẩn bị: 

  • 500g nấm sò trắng
  • Sa tế
  • 2 quả ớt
  • 3 nhánh sả
  • 1 củ hành tím
  • Gia vị, hạt nêm,…

Cách tiến hành:  

Nấm sò trắng đem ngâm trong nước muối, rửa sạch, không rửa quá kĩ sẽ khiến nấm bị nát. Sau đó, vớt nấm, để ráo nước rồi xé sợi.

Hành tím, sả, ớt, băm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, bật lửa, đổ sả, ớt hành băm vào phi cho thơm vàng.

Tiếp đó, cho nấm sò trắng vào xào cùng, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn cùng nước tương, sa tế sao cho hợp khẩu vị. Xào nấm cho chín đều, sau đó tắt bếp, bày món ăn ra đĩa và rắc chút hạt tiêu cho thơm.

2, Nấm sò trắng xào đậu hũ

Ăn nấm sò có tốt không

Chuẩn bị:

  • Nấm sò trắng tươi
  • 2 bìa váng đậu hũ chiên sẵn, hoặc có thể mua về rồi chiên vàng
  • Rau mùi, hành khô, hành lá
  • Gia vị, nước mắm, đường, tiêu, dầu hào

Cách tiến hành:

Nấm sò đem ngân qua nước muối loãng, rồi rửa sạch, xé sợi để cho ráo nước. Nếu mua đậu chưa chiên, thì cho chảo lên bếp chiên đậu hũ cho vàng, rồi thái miếng vừa ăn theo khẩu vị.

Rau mùi, hành lá rửa sạch, thái nhỏ, hành khô băm nhuyễn. Bật bếp, cho chảo lên, thêm 2 thìa dầu ăn. Hành khô đã băm bỏ vào chảo dầu đảo vàng. Tiếp đó, đổ đậu hũ vào đảo đều khoản 2 đến 4 phút.Sau đó, cho nấm sò trắng vào đảo đều tay, nâm gia vị, nước mắm, đường vào theo khẩu vị.

Xào nấm thật nhanh và đều vì nấm sẽ nhanh ra nước. Cuối cùng, cho thêm dầu hào vào hỗn hợp, đảo tiếp một chút nữa thì tắt bếp. Cho rau mùi, hành lá đã thái vào món ăn. Đem bày ra đĩa, có thể rắc thêm hạt tiêu vào cho thơm.

Những lưu ý khi ăn nấm sò

Một số người có thể bị dị ứng với nấm sò và các loại nấm khác. Vậy nên cần thận trong khi ăn, nếu nổi mề đay, buồn nôn, nôn hoặc chuột rút sau khi ăn loại thực phẩm này, hãy ngừng sử dụng và gặp bác sĩ.

Bên cạnh đó, nấm sò cũng chứa một lượng nhỏ arabitol, một loại rượu đường có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số đối tượng. Nếu bạn bị nhạy cảm với rượu đường thì bạn hãy hạn chế ăn nấm ò để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nấm sò cũng chứa trong mình một lượng lớn Purin, một hợp chất được chia nhỏ thành acid uric trong cơ thể. Nồng độ acid uric trong máu cao có thể làm trầm trọng thêm các bệnh gút như đau, sưng và đỏ khớp. Nếu bạn bị bệnh gout cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purine.