Artemia sống được bao lâu

Xử lý nước

Chuẩn bị các bể ximăng có thể tích 5 – 7 m3, được lắp sục khí và thắp đèn đầy đủ (nếu tối). Bể được cọ rửa và xử lý bằng formol đầy đủ cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng.

Nước nuôi Artemia được lấy trực tiếp vào bể nuôi sinh khối qua túi lọc 5 Micromet có nồng độ muối 28 – 30‰. Sau đó nước được xử lý bằng Chlorine với nồng độ 30 ppm. Khuấy cho hóa chất tan trong nước rồi tạt vào bể và để yên trong 1 giờ. Sau đó tiến hành sục khí liên tục trong 2 ngày để lượng hóa chất tồn dư bị loại ra khỏi nguồn nước xử lý. Trước khi sử dụng phải kiểm tra lượng Chlorine tồn dư trong nước bằng thuốc thử Chlorine; nếu không thấy màu vàng xuất hiện thì có thể sử dụng; nếu thấy nước có màu vàng (vẫn còn Chlorine) thì cần trung hòa bằng Thiosunphat Natri (Na2S2O3). Sau khi trung hòa, kiểm tra lại lần nữa mức độ tồn dư của Chlorine, nếu vẫn còn thì tiến hành trung hòa tiếp cho đến khi lượng Chlorine tồn dư biến mất thì nước có thể sử dụng được.

Gây màu nước

Có thể gây trực tiếp vào bể nuôi Artemia sinh khối hoặc gây ở bể khác rồi bơm vào bể nuôi. Gây màu như sau: Phân hữu cơ với lượng 3 – 5 kg/10 m3 kết hợp với phân vô cơ (Ure, NPK) tỷ lệ 3:1 với liều 2 – 3 g/m3, định kì bón 1 – 2 lần/tuần. Phân phải được ủ kĩ trước khi sử dụng. Tốt nhất nên gây màu ở ngoài rồi bơm vào bể nuôi để đảm bảo vệ sinh. Khi nước gây màu có màu xanh nâu hoặc xanh lục, độ trong 15 – 20 cm có thể bơm vào bể nuôi.

Ấp trứng Artemia

Trứng Artemia tốt nhất là Artemia Vĩnh Châu cho ấu trùng khỏe và tỷ lệ nở cao nhất, chất lượng cũng đảm bảo. Cũng có thể dùng Artemia Inve hoặc Mỹ.

Tính số lượng trứng nở: Tùy vào mật độ mà số lượng trứng nở được tính theo công thức sau:

Artemia sống được bao lâu

D: mật độ nuôi (cá thể/L)

S: diện tích nuôi (m2)

De: chiều cao cột nước (m)

300.000: số ấu trùng nở từ 1 g trứng khô

Dụng cụ cho nở là xô nhựa có thể tích 4 lít và chai nước khoáng 1,5 lít. Cung cấp ánh sáng bằng đèn neon liên tục trong suốt quá trình ấp trứng, đèn đặt cách xô ấp 20 cm.

Nhiệt độ ấp: 28 – 300C; Độ mặn: 30‰; Mật độ ấp: 3 g/lít; Sục khí mạnh và liên tục.

Sau 18 – 20 giờ, quan sát thấy trứng đã nở thì tiến hành thả giống. Lúc này đa số ấu trùng ở giai đoạn Instar I (khả năng thích ứng cao với những biến đổi của môi trường), rất thuận lợi trong việc cấy thả.

Artemia sống được bao lâu

Ảnh: Phan Thanh Cường

Thả giống

Giống sau khi ấp nở được lọc rửa cẩn thận rồi đem thả ở giai đoạn Instar I vào lúc trời mát. Mật độ thả giống ban đầu 1.000 – 1.500 Nauplius/lít. Chỉ thả giống khi điều kiện thủy lý của bể nuôi đạt tiêu chuẩn như sau hoặc chênh lệch không đáng kể:

Độ mặn: 28 – 32 ppt; Nhiệt độ: 28 – 320C; pH: 7,7 – 8,1; Mực nước tối thiểu 40 cm.

Cách thả giống: Chia nhỏ giống và thả ở nhiều địa điểm trong bể nuôi; trước khi thả múc nước trong bể ương cho chảy từ từ vào xô đựng giống cho giống quen dần với nước trong bể nuôi. Nên thả vào vị trí các quả khí nhằm tránh trường hợp giống bị vón cục khi thả vào bể nuôi.

Chăm sóc và quản lý

Hằng ngày theo dõi nhiệt độ và quan sát Artemia. Nuôi Artemia có thể dùng nhiều loại thức ăn; thường dùng: bột đậu nành rang hoặc bột đầu nành tươi, cám gạo, cám ủ bằng men bánh mì với hàm lượng 1 g men/kg cám ủ trong vòng 24 giờ, ở nhiệt độ 250C, bột mì tinh. Cho ăn 0,5 kg/100 m2/ngày.

Thức ăn được hòa vào nước và lọc qua lưới lọc 50 µm, lấy phần lọt qua lưới cho ăn, hạn chế thức ăn thừa. Sục khí nhẹ giúp cho ấu trùng bắt mồi dễ.

Hằng ngày cung cấp tảo Nano Chloropsis  hoặc Chlorella vào bể nuôi lượng 2 – 3 m3/100 m2/ngày. Thay nước 50% vào ngày thứ 5, sau 1 tuần thay nước 100%. Xi phông nếu có thức ăn thừa lắng xuống đáy.

Thu hoạch

Thông thường tốc độ tăng trưởng của Artemia là 0,5 mm/ngày, sau 1 tuần thì nhanh gấp đôi và tỷ lệ sống đến giai đoạn thu hoạch là 60 – 70%. Trước khi thu, ngắt khí để Artemia trưởng thành nổi lên trên, sau đó dùng lưới có kích thước mắt lưới 1 mm để thu Artemia sinh khối bằng cách vớt Artemia sinh khối nhẹ nhàng. Thường Artemia sau 15 – 18 ngày là có thể thu tỉa, vì trong bể lúc này có Nauplii Artemia; nếu không tiến hành thu sẽ dẫn tới hiện tượng hao hụt số lượng do sự cạnh tranh về môi trường sống và thức ăn, đồng thời giảm hiện tượng Artemia bị túm thành từng túm buộc lại với nhau trong bể nuôi. Thu tỉa lâu nhất đến hết ngày thứ 40 phải hoàn thiện. Thu hoạch lúc trời mát, khoảng 5 – 6 giờ sáng là thuận lợi nhất. Sau khi thu Artemia sinh khối đem rửa sạch và sử dụng vào các mục đích khác nhau. Năng suất sinh khối có thể đạt 3,3 – 3,5 kg/10 m2. Lượng Artemia sinh khối càng nhiều càng có hiệu quả cao trong việc sử dụng nhằm hạn chế ấu trùng thủy sản ăn nhau khi đến giai đoạn lớn.

>> Nhiều kết quả thí nghiệm đã chứng minh, Artemia mới trưởng thành có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn ấu trùng mới nở, với hàm lượng đạm trên 50%, chất béo trên 10% và HUFA trong khoảng 0,3 – 1,5 mg/DW. Sinh khối Artemia trưởng thành càng lớn càng thay thế cho nhiều loài thức ăn khác như Moina, trùn chỉ…

Chào bạn đọc. , bọn tui mạn phép đưa ra đánh giá chủ quan về kinh nghiệm, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống với bài chia sẽ Mẹo Hay Giữ Artemia Sống Lâu Mà Không Cần Cho Ăn

Đa phần nguồn đều đc update ý tưởng từ các nguồn trang web nổi tiếng khác nên có thể vài phần khó hiểu.

Mong mỗi cá nhân thông cảm, xin nhận góp ý and gạch đá dưới bình luận

Xin quý khách đọc nội dung này ở nơi riêng tư kín để đạt hiệu quả cao nhất Tránh xa toàn bộ những thiết bị gây xao nhoãng trong việc tập kết

Bookmark lại nội dung bài viết vì mình sẽ update liên tục

Mẹo Hay Giữ Artemia Sống Lâu Mà Không Cần Cho Ăn

Mẹo Hay Để Nuôi Artemia Sống Lâu Mà Không Cần Cho Ăn Trên đây là 2 mẹo mà mình hướng dẫn mọi người để nuôi Artemia sống lâu sau khi ấp, xóa tan những lo lắng, băn khoăn khi mới nở mà không cho cá ăn. ♥ MỌI NGƯỜI MUA SẢN PHẨM KHÔ TỪ 99k SẼ ĐƯỢC HỖ TRỢ PHÍ VẬN CHUYỂN 30K – 40K NHÉ! LIÊN KẾT MUA HÀNG BÊN DƯỚI ♥ Mọi người trao đổi với mình qua FB: ♥ Zalo: 0944297969 #Tips_Good_Keeping_Artemia_Living_Long. kiet.artemia,mẹo hay,giữ artemia sống lâu,mà không cần cho ăn,artemia ăn gì,thức ăn cho artemia,artemia sinh khối nước ngọt,cách nuôi artemia sinh khối,artemia sinh sản,artemia sấy khô,quy trình nuôi artemia,artemia mua ở đâu,artemia mỹ,artemia là con gì,artemia sinh khối,artemia đông lạnh,artemia cho cá bột,artemia cho cá guppy,artemia cấp đông,trứng artemia,artemia nước mặn,tảo bột nuôi artemia,artemia,artemia vĩnh châu,trứng artemia mỹ

cách bảo quản artemia đã nở

Cách bảo quản artemia đã nở

Cách bảo quản Artemia sấy khô

Cách bảo quan Artemia Sinh Khối

Cách cho cá an artemia sấy khô

Artemia sống được bao lâu

Cách cho  ăn artemia đông lạnh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Miền Trung

Artemia sống được bao lâu

Bài viết 435 Thích 4 Điểm 26 Best Tư vấn 0 Xu 700

2/1/19

Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu các bạn hướng dẫn về cách ấp và thu hoạch artemia. Bài viết này chung sẽ là 1 số chú ý khi sử dụng artemia mà bạn nên để ý để có ấp artemia hiệu quả nhất, và bảo quản tốt nhất.

Artemia sống được bao lâu

1. Quá trình ấp artemia

  • Thời gian ấp artemia: 24 – 40 tiếng. Thời gian để thu hoạch artemia là tốt nhất sau 30 tiếng đối với cả 2 loại artemia mà GUPPY CITY và BETTA CITY đang phân phối. Đối với artemia cho BETTA thì sau 24 tiếng đã nở gần như hoàn toàn, bạn có thể để quá thời gian 1 chút cũng ko vấn đề lắm. Không nên ấp artemia quá 40 tiếng trong bình ấp
  • Tỉ lệ muối: Tỉ lệ muối tốt nhất là 25-30g/ 1 chai coca 1.5l nước. Nhiều hơn quá nhiều hay ít muối quá sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nở và khả năng sống sót của artemia sau khi nở.
  • Nhiệt độ ấp tốt nhất là từ 24 – 28*C. Trên 30*C tỉ lệ nở của artemia sẽ bị ảnh hưởng. Nếu nhiệt độ lạnh quá artemia sẽ nở lâu hơn bình thường.
  • Sủi to hay nhỏ? Việc để sủi to sẽ giúp artemia nở nhanh hơn. Sủi nhỏ artemia sẽ nở chậm hơn. Nếu bạn muốn nở nhanh có thể để sủi to trong 24 giờ đầu ấp, và chỉnh lại nhỏ sau 24 giờ để artemia có thể sống lâu hơn 1 chút nếu bạn không muốn thu hoạch vội.
  • Sau khi thu hoạch artemia, bạn nên bỏ hết vỏ trứng cũ và làm lại từ đầu để đảm bảo điều kiện cho trứng nở tốt nhất ở lần ấp sau.
2. Bảo quản artemi là việc rất quan trọng.
  • Bạn nên mua artemia với số lượng vừa phải với lượng cá mà bạn đang nuôi. Tránh mua nhiều quá, dẫn đến không bảo quản tốt, để artemia hỏng, phí phạm.
  • Nên để artemia ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Đóng chặt lại hộp artemia sau mỗi lần lấy trứng ra sử dụng.
  • Không nên bảo quản trong tủ lạnh nếu như bạn sử dụng artemia thường xuyên. Việc để trong tủ lạnh và lấy ra thường xuyên, artemia sẽ hút ẩm vào trứng dẫn đến mốc và ảnh hưởng đến tỉ lệ nở.
  • Nếu bạn để artemia trong tủ lanh, khi mở ra sử dụng phải để ở bên ngoài 4-5 tiếng cho nhiệt độ cân bằng thì mới mở hộp để lấy trứng. Không nên mở hộp trứng ra ngay sau khi lấy từ tủ lạnh ra.

Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 16/1/19