B Xác định các thành phần chính trong câu sau: Một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới

B Xác định các thành phần chính trong câu sau: Một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Một gia đình nọ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. "Tấm vải bẩn thật" - Cậu bé thốt lên, "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải. Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ: "Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi!" Người mẹ đáp: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy". (Phỏng theo Nhìn qua khung cửa sổ, Câu 1 Phương thức biểu đạt chính Câu 2 Tính cách của cậu bé trong đoạn văn trê Câu 3 Nêu ý nghĩa câu nous của người mẹ Giúp mik với mik đag cần gắp

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi 1, 2 ,3, 4, 5 trang 66, 67 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 sách Kết nối tri thức: Thực hành Tiếng Việt

CỤM DANH TỪ

Câu 1. Tìm cụm danh từ trong những câu thơ sau:

a. Nhưng trời giá rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

b. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

Trả lời: 

a. Nhưng trời giá rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

Cụm danh từ: chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.

b. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

Cụm danh từ: tất cả các ngọn nến là một cụm danh từ, trong đó ngọn nến là danh từ trung tâm. Các từ tất cả các đứng trước danh từ ngọn nến, chỉ số lượng. Từ bay lên đứng sau danh từ trung tâm chỉ đặc điểm của ngọn nến.

Câu 2. Tìm một cụm danh từ trong truyện Cô bé bán diêm. Từ danh từ trung tâm trong cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm từ khác.

– Một cụm danh từ trong truyện Cô bé bán diêm: “Em bé quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh em và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”.

Cụm danh từ: một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh em. Danh từ trung tâm: ánh sáng xanh.

Ba cụm danh từ khác:

– Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, tất cả các ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn vào võng mạc hơn khi ở trong phòng tối hoặc thiếu sáng.

– Một số ánh sáng xanh có mặt ở nhiều nơi trong cuộc sống chúng ta. Ở môi trường tự nhiên, ánh sáng xanh chủ yếu đến từ ánh sáng mặt trời.

– Một, hai, ba ánh sáng xanh tỏa ra không gian, cánh đồng trở nên lung linh, huyền ảo hơn.

Câu 3. So sánh những câu văn sau đây và rút ra nhận xét về tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu:

a. – Em bé vẫn lang thang trên đường.

– Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn đang lang thang trên đường.

b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối.

Quảng cáo

– Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

Trả lời: Tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu:

a. Em bé vẫn lang thang trên đường.

    – Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn đang lang thang trên đường.

Cụm danh từ có tác dụng làm rõ cảnh ngộ éo le, sự đáng thương, bất hạnh của cô bé.

b. – Em gái đang dò dẫm trong đêm tối.

    – Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.

Cụm danh từ có tác dụng miêu tả rõ rệt hơn ngoại hình, tình cảnh tội nghiệp của em bé.

Câu 4. Các câu sau có chủ ngữ là một danh từ. Hãy mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ. 

a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà.

b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

Trả lời: 

Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:

a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà.

Một vài cơn gió thổi rít vào trong nhà, giấc ngủ trưa trôi qua trong tiếng gió.

b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

Một vài đốm lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng, xoa dịu cơn giá lạnh, đôi bàn tay không còn co ro, lạnh buốt nữa.

Câu 5. Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà trên thiên đường, trong đó có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chính của câu.

–  Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh. Mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng.

Cụm danh từ làm thành phần chính của câu: tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh.

Câu 1 

PTBĐ : Tự sự

Câu 2 

Chủ ngữ : Một cô gái trẻ 

Vị ngữ : chuyển đến nhà mới

Câu 3 

Chi tiết cô gái gằn giọng với đứa bé nhưng đứa bé lại chỉ chìa ra hay cây nên rồi bảo : " Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình,ko có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm."

Ý nghĩa:Thể hiện tình yêu thương,sự quan tâm của người hàng xóm với cô gái

Câu 4
Câu chuyện yêu thương
Câu 5
Câu chuyện muốn gửi gắm ý nghĩa là : Dù giàu nghèo thì họ cũng cần được tôn trọng và yêu thương.Chúng ta ko nên đánh giá họ khi chưa bt gì về họ

b, Thành phần chính: Một cô gái trẻ

c, Chủ ngữ trên được cấu tạo bởi cụm danh từ

d, Mình khum thấy đoạn trích nào :'D

Đề 6:

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: So sánh ( Bầy châu chấu bay lên, cánh mỏng nhiều màu sắc va vào nhau tiếng rào rào như mưa sa )

xác định các thành phần chính trong câu:

một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới

Một cô gái trẻ// chuyển đến nhà mới

         CN                       VN

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.