Bà bầu uống nước tía tô khi nào năm 2024

Theo chuyên gia Đông y, đối với thai sản, lá tía tô chỉ thấy nói đến tác dụng an thai, chủ yếu là dùng cành tía tô để chữa động thai.

Nhiều thai phụ rỉ tai nhau uống loại nước lá tía tô khi đau đẻ sẽ giúp chuyển dạ dễ dàng hơn. Chỉ cần gõ từ khóa này trên mạng sẽ có hàng loạt các trang web, diễn đàn đưa ra các bài viết về kinh nghiệm của người đi trước.

Theo một thai phụ thì bản thân chị sau 10 giờ đau đớn, được chồng đưa cho uống cũng chuyển dạ sau 30 phút. Chị tin tưởng rằng việc chuyển dạ diễn ra ngay là nhờ uống nước lá tía tô.

Thậm chí có người còn cho rằng bà bầu nên uống ngay từ tháng thứ 8, mỗi ngày 1 ly cũng giúp mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở.

Nhiều thai phụ rỉ tai nhau uống nước lá tía tô giúp dễ sinh.

Để tìm câu trả lời lá tía tô có thực sự giúp dễ sinh như lời đồn thổi, PV có cuộc trao đổi với lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam).

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, tía tô trong Đông y còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh. Tía tô có tác dụng trị cảm mạo, sốt, ho. Cành của cây tía tô là một trong những vị thuốc có tác dụng an thai. Phụ nữ bị cảm khi uống nước tía tô sẽ nhanh lành bệnh.

Trong y học cổ truyền không có nội dung nào ghi chép uống nước lá tía tô sẽ giúp dễ sinh.

"Nếu có trường hợp uống lá tía tô mà dễ sinh thật thì cần phải có nghiên cứu và số liệu cụ thể. Và không phải ai uống lá tía tô cũng đều có tác dụng, có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với cơ địa của người kia”, lương y Vũ Quốc Trung nói.

Lương y Bùi Hồng Minh - nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho biết: “Tía tô trong Đông y là vị thuốc chữa cảm rất hiệu quả. Cành của cây tía tô có tác dụng an thai khi bị động thai. Tôi chưa từng nghe thấy dùng lá tía tô đun nước uống giúp dễ sinh”.

Cũng theo khuyến cáo của lương y này, khi mang thai, không nên dùng nước lá hay cành tía tô uống hàng ngày thay nước.

“Dùng lá tía tô uống hay ăn sống để chữa bệnh nhất là đối với bà bầu cần phải được đảm bảo sạch. Tốt nhất là chỉ nên dùng lá nhà trồng được để tránh nguy cơ có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật", lương y Bùi Hồng Minh nói.

Bác sĩ Trần Văn Thanh, Giám đốc trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) chia sẻ với VnExpress, trong thai kỳ nói chung, cơ thể thai phụ đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp.

“Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Theo Đông y, lá và cành non cho vị thuốc tử tô, có vị cay, tính ấm, được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh. Ngoài ra, nó còn có dùng để chữa các chứng đầy bụng, ho, giải độc tôm cua, giải độc mật cá, nôn mửa...”, bác sĩ Thanh cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ... Chú ý, không dùng tử tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.

Những tư vấn hữu ích, khoa học và chính xác nhất cho mẹ bầu - nhất là những phụ nữ lần đầu làm mẹ sẽ được cập nhật liên tục trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 8h sáng hằng ngày, mời quý vị và các mẹ bầu cùng đón đọc.

\>>>Xem thêm: Mẹ bầu nước ối đục nguy cơ bị suy thai, chết lưu/ sinh non?

Phong Linh (tổng hợp)

Bà bầu uống nước ngọt có gas giảm hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi

Thứ 2, 14/01/2019 | 08:00

Uống nước ngọt có gas, bà bầu có thể bị hưng phấn, làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Tình trạng này khiến bà mẹ lo âu, mệt mỏi, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Cùng tác giả

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20

Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.

Tại sao bà bầu không nên ăn tía tô?

2Bà bầu ăn được tía tô không Trong tía tô chứa một lượng lớn axit oxalic, chất này tạo ra kẽm oxalat và canxi oxalat, khi gặp canxi và kẽm trong cơ thể người sẽ gây ra lắng đọng quá nhiều gây hại cho hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và chức năng tạo máu của cơ thể, do đó cần tránh ăn quá nhiều.

3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì?

1.1 Hải sản chứa thủy ngân. ... .

1.2 Thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín. ... .

1.3 Trứng sống hoặc chưa nấu chín. ... .

1.4 Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa. ... .

1.6 Rau hoặc trái cây chưa rửa kỹ ... .

1.7 Uống quá nhiều cà phê ... .

1.8 Kiêng uống rượu. ... .

1.9 Không uống vitamin A..

39 tuần ăn gì để dễ sinh?

Ăn cà tím: Vào tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên ăn cà tím để giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, từ đó quá trình chuyển dạ sẽ thuận lợi hơn; Ăn/uống nước ép dứa: Từ tuần thứ 39 của thai kỳ, bà bầu nên ăn hoặc uống nước ép dứa để giúp chuyển dạ nhanh và dễ dàng hơn.

Uống nước lá tía tô có tác dụng gì cho bà bầu?

Theo đó, tía tô cho bà bầu được xem như là một nguồn thực phẩm giàu đường hòa tan, vitamin, khoáng chất, chất xơ. Đối với những bà bầu kém ăn, mùi thơm và dinh dưỡng của tía tô có thể giúp bà bầu bổ khí, mạnh bụng và giải nhiệt mùa hè. Tía tô là một loại thuốc nam bà bầu có thể ăn được.

Chủ đề