Bài 1: dữ liệu, thông tin và xử lý thông tin

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Thông tin có được bằng cách nào?

- GV cho HS tìm hiểu SGK, đặt câu hỏi: Thông tin là gì? Dữ liệu là gì?

Tại sao phải chuyển thông tin thành dữ liệu?

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.

+ Em hãy nêu một số hoạt động chuyển thông tin thành dữ liệu mà em biết.

+ Các hình thức biểu diễn thông tin?

- GV lấy ví dụ và phân tích ví dụ SGK:

Ví dụ: An báo tin cho Hoàng bằng một mảnh giấy viết tay: “Hoàng ơi, tan học chờ tớ ở cổng trường nhé!”

Dòng chữ là dữ liệu văn bản, là thông tin dưới dạng chữ. => Người đọc biết được thông tin khác nhau.

- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để từ dữ liệu có thể rút ra thông tin?

(Phải xử lí dữ liệu).

- HS tìm hiểu SGK, nêu các bước của một bài toán xử lí thông tin có đầu vào là thông tin, đầu ra là thông tin hữu ích.

- HS trao đổi nhóm 2, thực hiện HĐ.

- GV cho HS tìm hiểu SGk về phân biệt dữ liệu với thông tin:

+ Thông tin và dữ liệu khác nhau như thế nào?

- GV lấy ví dụ:

Thông tin “Họ và tên: Nguyễn Văn An, Lớp: 10A, Điểm môn Tin học: 10” khi trình bày dưới dạng bảng sẽ được chia thành 3 mục dữ liệu, thuộc 3 cột “Họ và tên”, “Lớp”, “Điểm môn Tin học”.

Muốn có thông tin, phải gộp lại đầy đủ các mục như ban đầu, nếu thiếu đi một vài mục thì không còn là thông tin đó nữa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát, trợ giúp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng kết lại kiến thức.

1. Nguồn thông tin và dữ liệu:

- Thế giới rộng lớn quanh ta với con người, sự vật, sự việc, … đa dạng là nguồn thông tin vô tận.

- Nhiều thiết bị được tạo ra nhằm thu nhận các tín hiệu từ thế giới xung quanh để từ đó con người biết thêm thông tin. Từ đầu ra của các thiết bị này, ta có dữ liệu. Dữ liệu được ghi vào thiết bị lưu trữ hoặc gửi đi qua đường truyền dữ liệu.

2. Quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

a) Từ thông tin thành dữ liệu

- Thông tin được lưu trữ hay gửi đi dưới dạng dữ liệu chữ và số, dữ liệu hình ảnh, dữ liệu âm thanh.

=> Thông tin có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau

b) Từ dữ liệu đến thông tin

- Dữ liệu là: văn bản chữ và số, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh, đoạn video, … Dữ liệu là nguồn thông tin.

- Từ dữ liệu có thể rút ra nhiều thông tin khác nhau.

- Bài toán xử lí thông tin có đầu vào là thông tin và đầu ra là thông tin hữu ích.

HĐ:

1) Đây là bài toán xử lí thông tin.

2) Đầu vào của bài toán là thông tin: điểm tổng kết các môn học của học sinh cả lớp.

Dữ liệu là bảng điểm tổng kết các môn học.

3) Đầu ra của bài toán là thông tin: danh sách đề nghị tuyên dương, khen thưởng.

Dữ liệu là: những học sinh có 3 môn học đạt điểm trung bình môn cao nhất lớp.

- Thông tin có thể được biểu diễn dưới 3. Phân biệt dữ liệu với thông tin

các dạng khác nhau.

- Trong lưu trữ và trao đổi thông tin của con người, thông tin là nội dung, dữ liệu là hình thức thể hiện; dữ liệu là thông tin dưới dạng chứa trong phương tiện mang tin.

- Dữ liệu là đầu vào cho bài toán xử lí thông tin. Thông tin là kết quả đầu ra của bài toán này.

Tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 10.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin 

1. Thông tin và dữ liệu

a) Quá trình xử lí thông tin

- Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ra hiểu biết, gắn với quá trình nhận thức.

- Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm các bước sau:

+ Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu

Máy tính tiếp nhận dữ liệu theo hai cách thường gặp:

Cách 1: Từ các thiết bị, ví dụ tệp hình ảnh từ máy quét là dữ liệu.

Cách 2: Từ bàn phím do con người nhập, ví dụ khi soạn một văn bản, thông tin của người nhập thành dữ liệu.

+ Bước 2: Xử lí dữ liệu

Ví dụ, từ nhiệt độ trung bình của nhiều năm gần đây, các phần mềm chuyên dụng có thể cho chúng ra biết khuynh hướng Trái đất đang nóng dần lên.

+ Bước 3: Đưa ra kết quả

Máy tính có thể đưa ra theo hai cách:

Cách 1: Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, … mà con người có thể hiểu được.

Cách 2: Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.

- Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, … mà con người có thể hiểu được.

- Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.

b) Phân biệt dữ liệu và thông tin

- Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.

- Thông tin là ý nghĩa của số liệu.

- Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau:

- Có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin như bài vở, tệp bài soạn đều là dữ liệu của một bài giảng.

- Nếu dữ liệu không đầy đủ thì không xác định được chính xác thông tin.

Ví dụ: Dữ liệu “39oC” trong một bộ dữ liệu về thời tiết mang thông tin “trời rất nóng” nhưng dữ liệu “39oC” trong một bộ dữ liệu về bệnh án lại mang thông tin “sốt cao”.

Như vậy, thông tin có tính toàn vẹn, được hiểu đúng khi có đầy đủ số liệu, nếu thiếu dữ liệu thì có thể làm thông tin bị sai hoặc không xác định được.

- Với cùng bộ dữ liệu, cách xử lí khác nhau có thể đem lại thông tin khác nhau.

Ví dụ: Thời tiết của một ngày có thể được tổng hợp theo vùng để biết phân bố lượng mưa trong ngày hoặc làm cơ sở để dự báo thời tiết ngày hôm sau.

- Việc xử lí các bộ dữ liệu khác nhau cũng có thể đưa đến cùng một thông tin.

Ví dụ: Xử lí dữ liệu về băng tan Bắc Cực hay cường độ bão nhiệt đới đều có thể kết luận sự nóng lên của Trái Đất.

2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu

- Máy tính không truy cập trong bộ nhớ tới từng bit mà truy cập theo từng nhóm bit.

- Các máy tính ngày nay đều tổ chức trong thành những đơn vị lưu trữ có độ dài bằng bội của byte như 2, 5 hay 8 byte.

- Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210=1024 lần.

Bảng 1: Các đơn vị lưu trữ d liệu

Bài 1: dữ liệu, thông tin và xử lý thông tin

3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số

- Thiết bị số bao gồm bộ thu phát wifi, máy tính xách tay, …

- Thiết bị số có các ưu điểm:

+ Giúp xử lí thông tin với năng suất rất cao và ổn định.

+ Có khả năng lưu trữ với dụng lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng.

+ Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn.

+ Giúp thực hiện tự động, chính xác, chi phí thấp và tiện lợi hơn một số việc.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Lý thuyết Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản

Lý thuyết Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên

Lý thuyết Bài 5: Dữ liệu lôgic

Lý thuyết Bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh