Bài tập chương chính sách cổ tức có lời giải năm 2024

  • 1. TỨC CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN Nhóm 3 Nguyễn Dương Trấn Phi Phạm Thị Hoài Linh Trần Nguyễn Minh Ngọc Phạm Thị Ngọc Sang
  • 2. thức, trình tự trả cổ tức

    1 Nội dung Tổng quan về chính sách cổ tức

    2 Chính sách chi trả cổ tức

    3 Chính sách mua lại cổ phiếu

    4

  • 3. tức Cổ tức một cổ phần Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của công ty được phân bổ cho mục đích giữ lại và chia cổ tức như thế nào là tùy thuộc vào chiến lược của từng công ty. Hệ số trả cổ tức Cổ tức là khoản lợi nhuận sau thuế của công ty dành trả cho các cổ đông hiện hữu Net profit CỔ TỨC VÀ HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ TRẢ CỔ TỨC
  • 4. tức CỔ TỨC VÀ HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ TRẢ CỔ TỨC Cổ tức bằng tiền Cổ tức bằng cổ phiếu Cổ tức bằng tài sản khác
  • 5. tăng tài sản thực của cổ đông và tạo thuận lợi cho cổ đông trong việc sử dụng tiền đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân Đặc biệt quan trọng với những nhà đầu tư nhằm tìm kiếm thu nhập định kỳ, chứ không phải nhằm mục tiêu chính là thu lợi từ tăng giá cổ phiếu Cổ tức bằng tiền Là khoản lợi nhuận sau thuế được thể hiện dưới dạng tiền mặt mà công ty trả cho cổ đông theo số cổ phần họ đang sở hữu. Mức cổ tức tiền mặt được trả có thể tính trên cơ sở mỗi cổ phần, hoặc theo một tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá.
  • 6. bằng tiền mặt, cổ đông phải chịu ngay thuế thu nhập cá nhân. Với cổ tức trả bằng cổ phiếu, họ có thể lùi việc nộp thuế tới khi họ bán số cổ phiếu thưởng đó. Mức thuế này cũng không nhất thiết bằng mức thuế thu nhập cá nhân, mà là thuế thu nhập do lợi vốn, tuỳ thuộc theo quy định của pháp luật. Cổ tức bằng cổ phiếu Làm cho số cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên và cũng làm tăng số cổ phần của mỗi cổ đông sở hữu nhưng không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ quyền sở hữu của mỗi cổ đông hiện hành Là khoản lợi nhuận sau thuế được thể hiện dưới dạng cổ phiếu mà công ty chia cho các cổ đông theo số cổ phần hiện họ đang sở hữu. Tác động từ việc trả cổ tức bằng cổ phiếu Tổng tài sản của công ty không thay đổi so với trước khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên có sự thay đổi ở một số khoản mục thành phần của vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán Làm cho số cổ phiếu đang lưu hành của công ty tăng lên, thu nhập 1 cổ phần và giá 1 cổ phần của công ty sẽ giảm xuống Mục tiêu có thể là nhằm chủ động giảm giá cổ phiếu để tăng thêm tính thanh khoản của chúng khi giá cổ phiếu của công ty đã lên ở mức quá cao; hoặc có thể là nhằm có thêm vốn bằng tiền cho đầu tư từ nguồn lợi nhuận sau thuế
  • 7. hoãn thuế thu nhập cá nhân. Ưu điểm Có khả năng làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường trong tương lai Giảm các chi phí do phải phát hành cổ phiếu mới ra bên ngoài Phân biệt việc trả cổ tức bằng cổ phiểu và tách, chia nhỏ cổ phiếu Trả cổ tức bằng cổ phiếu Tách, chia nhỏ cổ phiếu Làm thay đổi giá trị của một số khoản mục thành phần của vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán Làm giảm mệnh giá của 1 cổ phần Đều làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành; đều làm giảm giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu, nhưng không làm giảm tổng giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty, không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ quyền sở hữu của cổ đông hiện hữu đối với công ty Cổ tức bằng cổ phiếu
  • 8. sản khác Cổ đông có thể nhận cổ tức bằng các tài sản khác như: các sản phẩm của công ty, các chứng khoán của một công ty khác mà công ty sở hữu... Cổ đông được xem là đã nhận được một lượng tài sản được tính giá trị với thị giá hợp lý và chịu thuế thu nhập tương ứng
  • 9. chi trả cổ tức Trình tự trả cổ tức Nội dung công bố gồm: Số cổ tức trả cho mỗi cổ phần, ngày đăng ký cuối cùng, ngày trả cổ tức và phương thức thanh toán Ngày công bố trả cổ tức Ngày giao dịch không có cổ tức Là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu không được hưởng quyền nhận cổ tức của đợt chi trả đã công bố Công ty sẽ lập danh sách người sở hữu cổ phiếu của công ty với mục đích để thực hiện quyền được nhận cổ tức cho cổ đông VD: Nếu thời hạn thanh toán giao dịch chứng khoán quy định là 2 ngày, thì ngày giao dịch không có cổ tức trước ngày khoá sổ 1 ngày làm việc (tức không kể ngày nghỉ theo quy định) Là ngày công ty thực hiện thanh toán cổ tức cho các cổ đông, ngày này được ấn định sau ngày khoá sổ một khoảng thời gian nào đó CỔ TỨC VÀ HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ TRẢ CỔ TỨC
  • 10. tức Ví dụ: Ngày 2 tháng 4 năm 2021, Công ty cổ phần A công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng: Vào ngày 26 tháng 4 công ty sẽ trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 15%/mệnh giá cổ phiếu cho các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông của công ty tính đến ngày 17 tháng 4. Thời gian hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán hiện được quy định là 2 ngày. Ngày công bố trả cổ tức Ngày khoá sổ Ngày giao dịch không có cổ tức Ngày chi trả cổ tức 17/4 26/4 16/4 2/4 CỔ TỨC VÀ HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ TRẢ CỔ TỨC
  • 11. về chính sách cổ tức Khái niệm về chính sách cổ tức Tầm quan trọng của chính sách cổ tức Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức
  • 12. tức là chính sách ấn định mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Một chính sách cổ tức bao gồm hai nội dung chính là mức cổ tức và thời gian trả cổ tức. 2.1 Khái niệm chính sách cổ tức
  • 13. trọng của chính sách cổ tức Chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và tác động đến giá cổ phiểu của doanh nghiệp Chính sách cổ tức là một trong ba chính sách tài chính hàng đầu của công ty: Chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách cổ tức. Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty, phát ra tín hiệu triển vọng của công ty Cổ tức cung cấp cho cổ đông một lợi nhuận hữu hình thường xuyên và là nguồn thu nhập mà nhà đầu tư có thể nhận được ngay trong hiện tại khi họ đầu tư vào công ty. Chính sách cổ tức liên quan tới việc sử dụng nguồn tiền mặt của công ty nên có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách đầu tư và chính sách tài trợ, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty. Việc công ty có duy trì trả cổ tức ổn định hay không ổn định, làm ảnh hưởng đến quan điểm của nhà đầu tư và có thể dẫn đến sự biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường
  • 14. tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính của doanh nghiệp Những ràng buộc về pháp lý Ảnh hưởng của thuế Cơ hội đầu tư Sự ổn định về lợi nhuận của công ty Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn 2.2.1 2.2.3 2.2.2 2.2.4 2.2.5 Chu kỳ sống của doanh nghiệp Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp và khả năng thanh khoản Bảo vệ chống lại loãng giá Hiệu ứng khách hàng Lạm phát 2.2.6 2.2.8 2.2.7 2.2.9 2.2.10
  • 15. buộc về pháp lý Ràng buộc về “lợi nhuận ròng” Cổ tức bằng tiền mặt trả cho cổ đông phải lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty. Quy định này có tác động hạn chế doanh nghiệp rút vốn từ các khoản đầu tư ban đầu của họ để chi trả cổ tức và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp. Ràng buộc về “bảo toàn vốn” Ràng buộc về “đảm bảo tài chính lành mạnh” Sự ràng buộc này nghiêm cấm công ty không được lấy vốn có tính chất pháp định để trả cổ tức. Tùy theo pháp luật ở mỗi nước, việc xác định vốn có tính pháp định được cụ thể hóa, có thể là vốn điều lệ tính theo mệnh giá của số cổ phần đã phát hành hay số vốn góp bao hàm cả vốn thặng dư cổ phần Công ty đang gặp khó khăn về mặt tài chính, trong tình trạng không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì không được chi trả cổ tức bằng tiền. Sự ràng buộc này là nhằm bảo vệ lợi ích của những người cho công ty vay vốn.
  • 16. buộc về pháp lý Trong năm 2008, Công ty Cổ phần Kinh Đô hoạt động kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận sau thuế trên BCKQKD là âm 60.602 triệu đồng. Kết quả lợi nhuận giữ lại tích lũy qua các năm của công ty trên Báo cáo tài chính âm 147.004 triệu đồng. Tuy nhiên công ty đã chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 18%/mệnh giá và 22% bằng cổ phiếu và đều lấy từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối Ngày thông báo về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt: 19/11/2008 Ngày giao dịch không hưởng cổ tức: 01/12/2008 Ngày đăng ký cuối cùng: 03/12/2008 Ngày chi trả cổ tức: 22/12/2008
  • 17. buộc về pháp lý Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã có công văn số 1016/UBCK-QLPH ngày 02 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn tạm thời chi trả cổ tức hàng năm đối với các doanh nghiệp niêm yết phải căn cứ trên: Quyết tạm ứng cổ tức trong kỳ theo đúng nội dung đã được thông qua. Kế hoạch chi trả cổ tức đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua từ đầu năm Kết quả sản xuất kinh doanh gần nhất để đảm bảo khả năng thanh toán cổ tức Tỷ lệ chi trả không được vượt quá tỷ lệ chi trả đã được ĐHĐCĐ thông qua
  • 18. tức và thu nhập từ chuyển nhượng vốn đều phải chịu thuế, tùy theo quốc gia mà có sự khác biệt hay không giữa thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức và thu nhập chuyển nhượng vốn 2.2.2 Ảnh hưởng của thuế Hiện nay, theo luật thuế TNCN VN, thu nhập từ cổ tức phải chịu mức thuế suất 5%, thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần chịu mức thuế suất 20% trên phần lợi nhuận thu được.
  • 19. ty có nhu cầu lớn về vốn để tài trợ cho các cơ hội đầu tư hấp dẫn mới thường có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, chỉ dành phần nhỏ lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức hoặc có thể thực hiện chính sách cổ tức bằng không 2.2.3 Cơ hội đầu tư
  • 20. REE công bố BCTC với doanh thu toàn công ty đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm trước đó nhưng cũng chỉ mới hoàn thành 93,9% kế hoạch năm. • Lợi nhuận sau thuế đạt 1.628 tỷ đồng, giảm nhẹ 10 tỷ đồng so với cùng kỳ và xem như hoàn thành kế hoạch được giao. • HĐQT cơ điện lạnh REE vẫn trình phương án phân phối lợi nhuận, trong đó không chia cổ tức năm 2020 nhằm mục tiêu tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận để đảm bảo nguồn vốn đầu tư CTCP Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE)
  • 21. sẽ khởi công xây dựng dự án E.town 6 với kế hoạch bổ sung thêm 40.000m2 diện tích cho thuê, nâng tổng diện tích cho thuê lên 190.000m2. Trong lĩnh vực sản xuất điện, REE Energy sẽ quản lý và vận hành 3 dự án điện gió mới đang triển khai. CTCP Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE)
  • 22. định về lợi nhuận của công ty Công ty có mức lợi nhuận dao động lớn thường có xu hướng giữ lại lợi nhuận sau thuế nhiều hơn để đảm bảo duy trì khả năng trả cổ tức bình thường vào những năm mà lợi nhuận bị giảm sút. Công ty có khả năng tạo ra lợi nhuận tương đối ổn định và chắc chắn thì có thể lựa chọn và duy trì chính sách cổ tức cao (dành phần nhiều từ lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức) 2.2.5 Khả năng vay và tiếp cận các thị trường vốn Những công ty nhỏ, mới thành lập, mức độ rủi ro trong kinh doanh là cao, khó có thể huy động vốn trên thị trường mặc dù có nhu cầu rất lớn về vốn thường có xu hướng dành lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư nhiều hơn Những công ty lớn, có thời gian hoạt động lâu, có sự ổn định về lợi nhuận, có uy tín cao trong kinh doanh,.. dễ dàng huy động vốn trên thị trường nên thường có xu hướng chi trả cổ tức với tỷ lệ cao trên tổng lợi nhuận sau thuế
  • 23. sống của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh thì mỗi doanh nghiệp đều có chu kỳ sống của nó. Chu kỳ sống của các doanh nghiệp trải qua 4 giai đoạn: Khởi đầu, tăng trưởng, mở rộng, suy thoái hoặc trưởng thành. Thích ứng với mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng chính sách cổ tức cho phù hợp
  • 24. sống của doanh nghiệp Giai đoạn I: Khởi đầu Công ty có thể thực hiện chính sách cổ tức bằng không Giai đoạn II: Tăng trưởng Trong phần đầu của Giai đoạn II, công ty có thể thực hiện chính sách cổ tức bằng cổ phiếu và trong phần sau có thể thực hiện chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ thấp Giai đoạn III: Mở rộng Công ty ngày càng có nhiều khả năng trả cổ tức bằng tiền mặt hơn. Cổ tức bằng cổ phiếu có thể vẫn còn phổ biến trong giai đoạn mở rộng này Giai đoạn IV: Trưởng thành hoặc suy thoái Nhìn chung ở giai đoạn 4 này, công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt nhiều hơn.
  • 25. việc công ty kinh doanh có lãi của công ty lại không đồng nhất với việc công ty có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho các cổ đông. Vì vậy phải xem xét khả năng cân đối về luồng tiền của công ty trong việc quyết định chính sách chi trả bằng tiền mặt Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức 2.2.7 Tình hình dòng tiền của doanh nghiệp và khả năng thanh khoản
  • 26. giá có nghĩa là quyền lợi hay quyền kiểm soát công ty của chủ sở hữu hiện hành bị pha loãng hay giảm sút Khi phát hành cổ phần mới hay chi trả cổ tức có thể không theo một tỷ lệ tương ứng với mức sở hữu hiện hành (do các nhà đầu tư hiện hữu của doanh nghiệp không mua hay không thể mua một tỷ lệ cân xứng cổ phần mới phát hành) Nếu như các cổ đông hiện hữu của công ty muốn duy trì quyền quản lý và kiểm soát công ty thì công ty thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư 2.2.8 Bảo vệ chống lại loãng giá
  • 27. khách hàng Theo lý thuyết về hiệu ứng khách hàng, giá cổ phiếu sẽ thay đổi theo nhu cầu và mục tiêu của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư phản ứng lại với một chính sách nào đó (chính sách cổ tức, cơ cấu vốn,...) của doanh nghiệp Nếu công ty kiểm soát chặt chẽ được cổ đông của mình (khi số lượng cổ đông tương đối ít) thì ban điều hành có thể ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông Nếu công ty có số lượng cổ đông lớn, rộng rãi thì không thể tính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chi trả cổ tức mà chỉ có thể xem xét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính và các yếu tố liên quan khác Nhìn chung, công ty nên tránh thay đổi đột ngột chính sách cổ tức của mình, dễ ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm lý và hành vi của các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp.
  • 28. nền kinh tế có lạm phát, doanh nghiệp buộc phải giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận cao hơn để: 2.2.10 Lạm phát Duy trì năng lực hoạt động cho tài sản của mình Duy trì vị thế vốn luân chuyển giống như trước khi có lạm phát
  • 29. TRẢ CỔ TỨC Chính sách thặng dư cổ tức Chính sách cổ tức ổn định Chính sách cổ tức khác
  • 30. cổ tức Là chính sách mà theo đó cổ tức được chi trả là phần còn lại sau khi đã giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư trong điều kiện duy trì được cơ cấu nguồn vốn tối ưu CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC Định nghĩa Cơ sở Dựa trên cơ sở các nhà đầu tư ưa thích công ty giữ lợi nhuận để tái đầu tư hơn là trả cổ tức Cách tiếp cận Chính sách thặng dư cổ tức thuần túy Chính sách thặng dư cổ tức có điều chỉnh Chi trả cổ tức chính xác bằng khoản lợi nhuận sau khi giữ lại các khoản cần thiết cho đầu tư phát sinh Điều chỉnh dần dần các mức chi trả cổ tức theo các thay đổi về lợi nhuận thu được qua các kỳ, có căn cứ vào nhu cầu đầu tư.
  • 31. cổ tức CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC Ví dụ • Lợi nhuận sau thuế (dự kiến) của công ty X là 500 triệu đồng • Cơ cấu vốn nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) tối ưu là 2/3 • Nhu cầu vốn đầu tư (dự kiến) là 600 triệu đồng • Số lượng cổ phần thường đang lưu hành trên thị trường là 100.000 cổ phần Xác định cổ tức trên một cổ phần nếu công ty thực hiện theo chính sách thặng dư cổ tức ( theo cách tiếp cận chính sách thặng dư cổ tức thuần túy) Lời giải • Nhu cầu vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư dự kiến trong điều kiện duy trì cơ cấu nguồn vốn tối ưu là 600 triệu đồng. Trong đó 2 phần là vốn nợ, 3 phần là vốn chủ sở hữu Có 240 triệu đồng vốn vay và 360 triệu đồng vốn chủ sở hữu • Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư = Nhu cầu vốn chủ sở hữu = 360 triệu đồng • Lợi nhuận còn lại để trả cổ tức cho cổ đông = 500 - 360 = 140 triệu đồng Cổ tức trên một cổ phần (EPS) = 140.000.000 / 100.000 = 1.400 (đồng/CP)
  • 32. cổ tức CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC Giúp công ty chủ động trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong trường hợp công ty đang có nhiều cơ hội đầu tư trên thị trường Ưu điểm Giúp công ty giảm được chi phí sử dụng vốn, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp tăng cường mức độ vững chắc về tài chính, tăng khả năng vay nợ Có thể giúp cổ đông tránh thuế thu nhập cá nhân hoặc hoãn nộp một phần thuế thu nhập cá nhân sang các kỳ sau Giúp cổ đông hiện hành tránh phải phân chia quyền kiểm soát, quyền biểu quyết, hay quyền phân chia thu nhập cao với các cổ đông mới Hạn chế Dẫn đến sự dao động về cổ tức của các cổ đông, ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của nhà đầu tư Cổ đông không cố thu nhập để đảm bảo chi tiêu thường xuyên, làm cho nhiều nhà đầu tư phải bán cổ phiếu để có thu nhập đáp ứng nhu cầu chi tiêu
  • 33. ổn định Là chính sách mà theo đó công ty sẽ chi trả một khoản cổ tức cố định, duy trì liên tục qua mỗi kỳ kinh doanh trừ trường hợp có sự thay đổi lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC Định nghĩa Chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty tin tưởng rằng họ có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc và được duy trì bền vững, đủ khả năng cho phép tăng được cổ tức Nếu lợi nhuận giảm sút, mức cổ tức vẫn được duy trì, không cắt giảm cho đến khi công ty thấy rõ không thể ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận không đủ để duy trì chi trả cổ tức ở mức hiện tại. Chính sách này được áp dụng phổ biến nhất tại các công ty đang tiến hành trả cổ tức
  • 34. ổn định CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC Có khuynh hướng góp phần làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường Ưu điểm Tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý tài chính và điều hành kinh doanh Thu hút sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư, làm tăng uy tín của công ty Tạo hình ảnh tốt trên thị trường chứng khoán, có thể dễ đạt điều kiện để được niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán hơn Hạn chế Doanh nghiệp không chủ động được các khoản lợi nhuận sau thuế để đáp ứng nhu cầu đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh Trong điều kiện bất lợi, công ty phải huy động thêm vốn, dẫn đến làm cho chi phí sử dụng vốn tăng và tăng rủi ro tài chính
  • 35. CỔ TỨC Các chính sách cổ tức khác Cổ tức theo tỷ lệ chi trả cố định Công ty cổ phần sẽ trả cổ tức với một tỷ lệ chi trả cố định, còn gọi là tỷ lệ mục tiêu, tính trên lợi nhuận sau thuế của công ty trong mỗi kỳ kinh doanh Cổ tức mà cổ đông được hưởng cũng sẽ dao động rất mạnh như chính sự dao động của lợi nhuận qua các năm Tỷ lệ chi trả cổ tức cố định được duy trì cho đến khi điều kiện doanh của công ty có sự thay đổi căn bản thì mới điều chỉnh tỷ lệ trả cổ tức Tạo ra sự bất ổn trong lợi tức cổ phần, ít được các nhà đầu tư ưa thích nên hiện nay hầu như các công ty rất ít sử dụng chính sách này
  • 36. CỔ TỨC Các chính sách cổ tức khác Cổ tức định kỳ và có bổ sung Cổ tức sẽ được chi trả định kỳ trong năm ở mức thấp và chia thêm cổ tức bổ sung vào cuối năm trong những năm công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và kế hoạch lợi nhuận, công ty sẽ xác định mức cổ tức tối thiểu nhất định sẽ trả cho cổ đông trong năm Cuối năm tài chính, công ty quyết toán và xác định số lợi nhuận sau thuế đạt được và số lợi nhuận chưa phân phối lũy kế để quyết định có chia thêm cổ tức hay không Chính sách này tạo ra sự linh hoạt cho công ty, được coi là sự lựa chọn tốt nhất cho những công ty thường có sự dao động lớn về lợi nhuận sau thuế và dòng tiền mặt
  • 37. cổ phiếu trên thị trường thức cấp như mua qua Sở giao dịch chứng khoán. • Công ty đề nghị mua lại từ các cổ đông của công ty. • Mua lại theo mục tiêu: Mua lại có tính chất riêng lẻ trên cơ sở thương lượng trực tiếp với cổ đông lớn hoặc một nhóm cổ đông nhất định. Trong quá trình hoạt động, vì những lý do nhất định, công ty cổ phần có thể thực hiện mua lại cổ phiếu của chính công ty mình, số cổ phiếu đó được gọi là cổ phiếu quỹ. Định nghĩa Hình thức phổ biến Mua lại cổ phiếu

    4 Tổng quát

  • 38. Thông tư 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 và 8, Điều 8 của Thông tư này, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch chỉ được mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận: + Tối thiểu 07 ngày trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu quỹ, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch phải thực hiện công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu quỹ, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá khi giao dịch cổ phiếu quỹ. + Trong vòng tối đa 15 ngày kể từ ngày UBCKNN chấp thuận giao dịch cổ phiếu quỹ, công ty phải thực hiện các giao dịch cổ phiếu quỹ. + Thời gian giao dịch cổ phiếu quỹ không được ít hơn 10 ngày, trừ trường hợp có thực hiện giao dịch thỏa thuận và không được vượt quá 30 ngày. Mua lại cổ phiếu

    4 Quy trình

  • 39.
  • 40. cổ phiếu để tái cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý hơn • Mua lại để duy trì giá thích hợp cho cổ phiếu trên thị trường • Mua lại để ngăn chặn sự thâu tóm công ty • Mua lại để thưởng cổ phiếu cho các nhà quản lý hoặc người lao động của công ty • Mua lại để điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông... Mục đích Mua lại cổ phiếu

    4 Mục đích Ở nhiều nước, công ty cổ phần còn thực hiện việc mua lại một tỷ lệ cổ phần nhất định từ tất cả cổ đông của công ty thay cho việc trả cổ tức.

  • 41. cổ tức Mua lại cổ phiếu

    4 Ví dụ đặc biệt • Một công ty có đủ khả năng về tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông như dự định, nhưng công ty có thể cân nhắc sử dụng số tiền dự tính dành trả cổ tức để mua lại cổ phiếu từ cổ đông. • Để thực hiện mua cổ phiếu từ cổ đông, công ty sẽ xác định số cổ phần dự kiến mua lại tương ứng với số tiền dự kiến dành trả cổ tức và công bố tỷ lệ cổ phần mua lại trên số cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ, giá mua lại và thời gian mua lại. • Thông thường giá mua lại là cao hơn giá thị trường. Cổ đông có quyền lựa chọn bán cổ phần cho công ty để thu tiền về hoặc có thể không bán. Tương tự như việc trả cổ tức bằng tiền, việc mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm tài sản, giảm vốn chủ sở hữu của công ty. Nhưng khác với trả cổ tức bằng tiền, việc mua lại làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm cho EPS, giá cổ phiếu của công ty tăng lên.

  • 42. cổ phiếu

    4 Ví dụ đặc biệt • Tác động của thuế • Cổ đông tự lựa chọn • Báo hiệu với thị trường • Tính linh hoạt • Cơ cấu chủ sở hữu Nhược điểm • Chuyển giao tài sản • Xung đột giữa người chủ sở hữu thực sự của công ty và người đại diện • Phản ứng của các cơ quan pháp luật • Ảnh hưởng đến tính thanh khoản

  • 43. tức và tác động đến giá cổ phiếu

    4 Ví dụ đặc biệt Thực tế • Giá cổ phiếu sẽ giảm ít hơn tùy thuộc vào mức thuế suất đánh trên thu nhập cá nhân và thu nhập chuyển nhượng vốn. • Mức giảm = Cổ tức bằng tiền * (1 - Thuế suất hiệu lực) • Trong thực tiễn, sau khi chia cổ tức giá cổ phiếu không nhất thiết sẽ giảm. • Giả định đặt ra một môi trường hoàn hảo. • Mực giảm cổ giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức đúng bằng số cổ tức được chia. Một công ty cổ phần muốn chi trả 100.000 USD cổ tức, công ty có Statement of Financial Position như sau: Asset Cash: 150.000 Other Assets: 850.000 Equity + Liabilities Liabilities: 0 Equity: 1.000.000 Issued Shares: 100.000 Share: 1.000.000/100.000 = 10 USD Khi công ty tiến hành chi cổ tức là 1 USD trên mỗi cổ phiếu, Statement of Financial Position sẽ có sự thay đổi: Asset Cash: 50.000 Other Assets: 850.000 Equity + Liabilities Liabilities: 0 Equity: 900.000 Issued Shares: 100.000 Share: 900.000/100.000 = 9 USD

  • 44. và tác động đến giá cổ phiếu

    4 Ví dụ đặc biệt Tâm lý Theo tâm lý của nhà đầu tư, mục tiêu của họ là thu nhập ổn định, việc chi trả cổ tức hoặc tính ổn định lâu dài được đánh giá cao. Doanh nghiệp cần cân nhắc sự thay đổi cơ cấu vốn khi chi trả cổ tức tới các hoạt động trong tương lai.

  • 45. chỉnh giá khi chia cổ tức được thực hiện theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền. Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền là bằng nhau Tỷ suất cổ tức là tỷ suất đo lường mức lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể nhận được từ cổ tức. Tuy nhiên đây chỉ là chi phí lợi tức dự đoán khi mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại. Dividend Yield = Cổ tức trên 1 cổ phiếu / Giá trị thị trường Tỷ suất cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức

    4 Giá điều chỉnh P: Giá hiện tại Pdc: Giá điều chỉnh Pph: Giá cổ phiếu phát hành thêm m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng) D: Cổ tức bằng tiền mặt Tỷ lệ chi trả cổ tức

  • 46. chỉnh khi trả cổ tức bằng tiền mặt Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương đương với mức nhận 2.000 VNĐ. => C =2.000 đồng Khi đó, áp dụng định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền ta được Pdc = P – D = 150.000 – 2.000 = 148.000 VNĐ (do không có tỷ lệ cổ phiếu phát thêm). Khi đó 1 CP VNM cũ giá 150.000 VNĐ thành 1 CP VNM sau chia giá 148.000 VNĐ và 2.000 VNĐ tiền cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ tức

    4 TH1 Giá gổ phiếu Vinamilk (mã: VNM) ngày 8/8/20X7 là: P = 150.000 VNĐ, Ngày 09/08/20X7 là ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức cho cổ phiếu Vinamilk P: Giá hiện tại Pdc: Giá điều chỉnh Pph: Giá cổ phiếu phát hành thêm m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng) D: Cổ tức bằng tiền mặt

  • 47. chỉnh khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng Cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 (tức là 20% – hay có 100 CP VNM trước chia sẻ nhận thêm 20 CP VNM sau chia) => n = 20% Thưởng cho cổ đông cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100: 30 => n = 30% Khi đó 100 CP VNM giá 150.000 VNĐ thì sau khi chia giá ta có giá 150 CP VNM giá bao nhiêu. Áp dụng công thức: Pdc = P / (1 + n) = 150.000 / (1+20% +30%) = 100.000 đồng Tỷ lệ chi trả cổ tức

    4 TH2 Giá gổ phiếu Vinamilk (mã: VNM) ngày 8/8/20X7 là: P = 150.000 VNĐ, Ngày 09/08/20X7 là ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức cho cổ phiếu Vinamilk P: Giá hiện tại Pdc: Giá điều chỉnh Pph: Giá cổ phiếu phát hành thêm m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng) D: Cổ tức bằng tiền mặt

  • 48. trả cổ tức

    4 Giá gổ phiếu Vinamilk (mã: VNM) ngày 8/8/20X7 là: P = 150.000 VNĐ, Ngày 09/08/20X7 là ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức cho cổ phiếu Vinamilk. Cổ tức bằng tiền: 20% Cổ tức bằng cổ phiếu: 20% Thưởng bằng cổ phiếu: 30% Xác định giá điều chỉnh của cổ phiếu P: Giá hiện tại Pdc: Giá điều chỉnh Pph: Giá cổ phiếu phát hành thêm m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng) D: Cổ tức bằng tiền mặt

  • 49. định phân phối lợi nhuận - chi trả cổ tức nói riêng và các quyết định tài chính khác của một doanh nghiệp nói chung đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp Trong bối cảnh các công ty cổ phần ở nước ta ra đời ngày càng nhiều, vấn đề nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn và xây dựng chính sách cổ tức cho các doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết

Chủ đề