Bài tập luyện gân cốt thiếu lâm

Dưỡng sinh là một phương pháp của y học cổ truyền đã được trải nghiệm qua hàng trăm năm, nhằm giúp cho con người phục hồi, tăng cường sức khỏe phòng bệnh tật.

Ở Việt Nam phương pháp dưỡng sinh đã có truyền thống từ lâu đời, được nhiều danh y nghiên cứu, phát triển như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hoàng Đôn Hòa (thế kỷ XVI), Đào Công Chính (thế kỷ XVII), Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã góp phần làm cho phương pháp dưỡng sinh từ chỗ thiên về dưỡng sinh cá nhân trở thành một phương pháp y học dự phòng toàn diện.

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, biến quá trình chữa bệnh thành quá trình tự chữa bệnh, trong nhiều năm trở lại đây phong trào tập luyện dưỡng sinh đã được áp dụng phổ biến trong nhân dân, trong các khoa dưỡng sinh của bệnh viện.

Qua quá trình tìm hiểu và sưu tầm, chúng tôi nhận thấy “Bát đoạn cẩm”, một bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc, có động tác dễ tập, có cách thở đơn giản và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Bài tập không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng (ngoài ngành võ thuật) để luyện tập an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe.

Chính vì vậy, từ tháng 1 năm 2015, các đoàn viên trong Chi đoàn thanh niên Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đã tích cực tập luyện và giới thiệu thành công bài tập dưỡng sinh “Bát đoạn cẩm”.

Nội dung bài tập dưỡng sinh “Bát đoạn cẩm” gồm 8 thế tập luyện, được ví như là 8 đoạn vải gấm và được mô tả như sau:
1. Lưỡng thủ kình thiên lý Tam tiêu (Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu)
Tác dụng: Chủ yếu luyện thông kinh Tam tiêu, có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý – sinh dục được điều chỉnh. (Thượng tiêu: Não, hệ tuần hoàn – hô hấp; Trung tiêu: Hệ tiêu hóa; Hạ tiêu: Hệ tiết niệu – sinh dục).

2. Tả hữu khai cung tựa xạ điêu (Tay trái, phải dương ra như bắn cung)
Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân. Thông kinh Đại trường gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; Trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.

3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ (Điều hòa tỳ vị một tay đẩy lên)
Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh Tỳ – Vị. Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.

4. Ngũ lao thất thương, vọng hậu tiều (Liếc nhìn phía sau, xua đi hao mòn sức khỏe)
Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh. Đưa máu đầy đủ lên não.

5. Dao đầu bài vĩ khứ tâm hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi xua hết tính nóng nảy)
Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.

6. Lưỡng thủ phang túc cố thận eo (Hai tay vuốt chân, bền thận, giữ eo)
Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm – đốc và kinh thận. Giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái. Bổ thận tráng dương.

7. Toàn quyền nộ mục tăng khí lực (Nắm tay, trợn mắt tăng khí lực)
Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.

8. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Phía sau giậm gót bảy lần trăm bệnh tiêu tan)
Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh Nhâm và Đốc, tăng sinh lực. Có tác dụng hồi sức, thân thể cường tráng.

Các đoàn viên thanh niên hiện đang tiếp tục chủ trì thực hiện bài tập này tại Khoa C6 vào sáng thứ 3 hàng tuần.

Các buổi giới thiệu bài tập dưỡng sinh nói riêng và các bài tập khác nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng của Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đã góp phần nâng cao sức khỏe và thu hút được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong thời gian đến điều trị. Đó là động lực thúc đẩy Khoa tiếp tục tìm tòi xây dựng thêm các bài tập mới để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân./.

Bài tập luyện gân cốt thiếu lâm
Ảnh minh họa: Kỹ thuật viên Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện TƯQĐ 108 đang hướng dẫn bài tập dưỡng sinh “Bát đoạn cẩm”.

Sang xuân, muôn vật hồi sinh tràn đầy sức sống, là mùa rất thích hợp để tiến hành các bài tập thể dục tăng cường sức mạnh cho gân và cơ. “Mẹo làm đẹp” xin giới thiệu với các bạn những bài tập thể dục dễ thực hiện với các vật dụng sẵn có trong nhà để bạn ngày càng thêm khỏe đẹp, dẻo dai...

Bài tập luyện gân cốt thiếu lâm

Bài tập kéo căng gối, ngực chỉ với ghế, khăn quàng.

Khởi động:

Nhẹ nhàng làm nóng cơ thể bằng cách đi bộ tại chỗ khoảng 5 phút trước khi bắt đầu các bài tập kéo căng và làm mạnh gân và cơ bắp.

Tập vai: Đan các ngón tay vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên trời. Từ từ đưa thẳng hai tay lên trên qua đầu, gồng vươn tay hết mức, đếm giữ 10 giây rồi thả lỏng. Bạn sẽ thấy cảm giác kéo căng ở cánh tay, vai và phần trên của lưng.

Tập cánh tay: Nhẹ nhàng kéo khuỷu tay choàng qua ngực đến vai đối diện. Lực kéo mạnh dần, giữ 10 giây rồi thả lỏng. Làm tương tự với vai còn lại.

Tập gối - ngực: Nằm ngửa trên nệm hoặc chiếu tập, kéo đầu gối co lên ép vào ngực, đầu vẫn giữ áp sát mặt nệm, đếm giữ 20 - 30 giây và thả lỏng. Làm tương tự với đầu gối còn lại.

Tập bàn chân - cẳng chân: Hai bàn tay vịn vào ghế, bàn chân phải đặt trước chân trái một bàn chân, gập gối phải trong khi chân trái vẫn duỗi thẳng, chùng người xuống từ từ, gối phải gập sâu hơn, lưng vẫn giữ thẳng và chân trái vẫn duỗi thẳng, giữ 10 - 20 giây rồi thả lỏng. Làm tương tự với chân còn lại.

Tập đùi sau: Ngồi trên nệm hoặc chiếu tập, duỗi thẳng hai chân ra trước. Dùng khăn dài móc vào mũi bàn chân, thẳng hai tay cầm khăn kéo và hơi gập phần trên thân người tới trước, giữ 30 giây rồi thả lỏng.

Tập đùi trước: Tay phải vịn chặt ghế, dồn trọng lực lên chân trái. Dùng tay trái nắm giữ bàn chân phải, kéo dần gót chân lên phía mông, đếm giữ 30 giây rồi thả lỏng. Làm tương tự với chân còn lại.

Tập lưng - chân: Đứng phía trước ghế, hai chân dang sang hai bên, trọng lực chia đều hai chân. Hai tay đặt chéo trước ngực, lưng thẳng. Từ từ gập háng và gối ngồi xuống ghế. Lặp lại động tác 8 - 12 lần. Sau đó nghỉ 30 - 60 giây rồi tập bài kế tiếp.

Tập lưng - bụng: Nằm ngửa trên thảm, cong đầu gối, bàn chân và lưng áp sát sàn nhà, hai tay giữ trái bóng, khuỷu tay hơi dang bên hông. Thẳng tay đưa bóng lên trước mặt tối đa, gồng cơ ngực, sau đó gồng cơ bụng, nâng đầu và vai khỏi sàn nhà khoảng 30 độ, giữ ở tư thế này một giây, rồi hạ dần quả bóng xuống cùng lúc với vai và đầu. Tập hai lượt, mỗi lượt 8 - 10 động tác, nghỉ 30 - 60 giây giữa các lượt.