Bài tập tài chính tiền tệ có đáp an

Giải sách bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ

(Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH      

Tiền tệ là bất cứ thứ gì được xã hội chấp nhận chung, để làm phương tiện thanh toán với hàng hoá, dịch vụ hoặc các khoản phải trả khác.

Tài chính là sự vận động tương đối của các dòng tiền trong nội bộ một chủ thể hoặc giữa các chủ thể với nhau (gồm có Chính phủ, các trung gian tài chính, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức quốc tế) nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách tối ưu nhất.

Tóm lại: tiền tệ là một vật cụ thể, còn tài chính là sự vận động của tiền, nên hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau.

Tính thanh khoản/Tính lỏng của một tài sản là khả năng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt (được xét trên hai tiêu chí cơ bản là chi phí về tài chính và chi phí về thời gian).

Do tính thanh khoản là khả năng quy đổi về tiền mặt nên đây cũng là tài sản có tính lỏng cao nhất.

Lượng tiền cung ứng/Cung tiền (Money Supply – MS):

M1 = Tiền mặt (tiền giấy + tiền xu) lưu thông ngoài hệ thống NH (1) + Tiền gửi thanh toán/không kì hạn/có thể viết séc trong NH (2)

M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm (của cá nhân) + Tiền gửi có kì hạn (của DN) tại các NH

M3 = M2 + Tất cả các loại tiền gửi ở tổ chức tài chính phi NH

L = M3 + Các loại giấy tờ có giá được chấp nhận trong thanh toán.

Xét về tính thanh khoản thì M1 > M2 > M3 > L. Chứng minh:

+) Tiền gửi không kì hạn tại các NHTM có thể được rút ra bất cứ lúc nào-nhanh chóng chuyển thành tiền mặt, với một lượng tuỳ ý (miễn nằm trong giới hạn số dư), chi phí thực hiện dịch vụ rất thấp. Trong khi đó với tiền gửi có kì hạn, bạn không thể rút trước hạn (chi phí thời gian) hoặc nếu muốn thì phải chịu lãi phạt (chi phí tài chính), do vậy tính thanh khoản kém hơn tiền gửi không kì hạn. Suy ra M1 > M2.

+) Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng an toàn hơn tiền gửi tại các trung gian tài chính khác do NHTM có lượng vốn lớn, danh mục đầu tư đa dạng, hầu như luôn được Nhà nước quan tâm đặc biệt, khó để cho phá sản. Suy ra M2 > M3.

+) Khi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cuối kì ta luôn nhận được đầy đủ vốn gốc cộng thêm một khoản tiền lãi (trừ khi tổ chức đó phá sản). Nhưng khi nắm giữ chứng khoán, giá trị tài sản của ta có sinh lời, thậm chí có bảo tồn được giá trị hay không là điều không biết trước. Chi phí bán chứng khoán hiện nay rất thấp do sự cạnh tranh giữa các công ty môi giới, thanh khoản của chứng khoán thấp hơn tiền gửi chủ yếu bởi khoản lỗ có thể gặp phải khi kinh doanh, mà đây lại là điều rất dễ xảy ra. Suy ra M3 > M4.        

Lưu ý: Lượng tiền cung ứng chỉ tăng lên trong 2 trường hợp:

  • Ngân hàng trung ương in thêm tiền và đưa vào lưu thông
  • NHTM cho vay ra nền kinh tế

Với tình huống trong bài ta có 2 trường hợp:

  • Trái phiếu được các cá nhân, tổ chức hoặc DN khác mua lại: Tiền chỉ vận động giữa các đối tượng trong thành tố (1), không ảnh hưởng gì đến (2), suy ra MS không đổi.
  • Trái phiếu được NHTM mua lại (ít gặp trong thực tế), đồng nghĩa với việc ngân hàng cho DN vay. Từ khoản cấp vốn này, DN có thể đem tiền gửi tại một ngân hàng khác, làm tăng lượng tiền gửi toàn hệ thống, tức tăng (2) => MS tăng.

Với 2 TH trên thì không thể kết luận một chiều như khẳng định trong sách. Do đó câu này sai.

Khi NHTM tăng cường cho vay ra nền kinh tế, tiền được quay vòng nhanh hơn (ra công chúng rồi lại gửi vào hệ thống ngân hàng), lượng tiền gửi không kì hạn được tạo ra nhiều hơn nên MS tăng.

Khi người dân mua cổ phiếu của các công ty chứng khoán, tức đem tiền đầu tư vào các công ty đó. Tiền chỉ dịch chuyển từ phía các cá nhân, hộ gia đình sang DN, bản chất chỉ luẩn quẩn trong thành tố (1), không mất đi đâu nên MS không đổi.

Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia (USD, VND,…), một khu vực (EUR) hay một tổ chức quốc tế (SDR), được quy định rõ trong luật.

Có 3 yếu tố cơ bản hình thành lên chế độ tiền tệ:

  • Bản vị tiền tệ: là cơ sở để đảm bảo giá trị và định giá một đồng đồng tiền.
  • Đơn vị tiền tệ: là đơn vị hạch toán giá trị bằng đồng tiền của một quốc gia.

Hình thức trao đổi: là các hình thức cụ thể của tiền được lưu hành tại một quốc gia như tiền giấy, tiền xu, séc,… Trước kia cho phép lưu hành tiền vàng, bạc nhưng hiện

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Bài Thi Môn: Tài Chính Tiền Tệ Thứ 7 Ngày 14 Tháng 5 Năm 2011 Họ Và Tên: Lớp : Điểm Lời nhận xét của Giảng Viên Bài tập A. Câu 1: Ngân hàng cho Công ty TNHH Hoa Lư vay 500 triệu đồng tính lãi đơn với các mức lãi su ất thay đổi như sau: 11%/năm từ 1/4/N đến 1/6/N - 11,5%/năm từ 2/6/N đến 15/7/N - 10%/năm từ 16/7/N đến 20/9/N - 13%/năm từ 21/9/N đến 15/12/N - Yêu cầu: a/ Tính lãi suất trung bình của khoản vốn cho vay trên? b/ Xác định tổng số lợi tức ngân hàng thu được từ nghiệp vụ cho vay trên? Câu 2: Ngân hàng TMCP Như An cho vay một khoản vốn 2 tỷ đồng với các mức lãi suất sau: 1,1%/tháng cho 12 tháng đầu tiên - 1,2%/tháng cho 18 tháng tiếp theo - 1%/tháng cho 24 tháng cuối cùng - Nếu lãi gộp vốn 6 tháng 1 lần, hãy xác định: a/ Lợi tức mà Ngân hàng đạt được khi kết thúc đợt cho vay? b/ Lãi suất bình quân của mỗi tháng? Lý thuyết B. Câu 1: Phân biệt giữa Thuế với Phí và lệ phí? Câu 2: Hãy cho biết các hình thức huy động vốn chủ yếu của các Doanh nghiệp vừa và nh ỏ? Ý kiến của các anh/chị về tình hình huy động vốn của các DNVVN Việt Nam hiện nay?
  2. Bài Làm A: BÀI TẬP: Câu 1: a. N1= 61 ngày , i1 = 11 (% /năm) N2= 44 ngày , i1 = 11,5 (% /năm) N3= 67 ngày , i1 = 10 (% /năm) N4= 86 ngày , i1 = 13 (% /năm) _ 61 * 11% + 44 * 11,5% + 67 *10% + 86 * 13% Ta có: ir = = 11,492 (%/ năm) 61 + 44 + 67 + 86 Vo * n * ir 500.000.000 * 258 * 11,492% b. Từ công thức : Id = = 41,179 (Triệu đồng) = 360 360 __ Kết luận: Lãi suất trung bình của khoản vốn vay trên là ir = 11,492% Tổng lợi tức mà ngân hàng thu được từ nghiệp vụ cho vay trên là : 41,179 (Triệu đồng) Câu 2: a. Lãi suất ir1 = 1,1(%/tháng) ir1’ = 6,6 (% /6 tháng). ( 12 tháng đầu tiên )m1 = 2 Lãi suất ir2 = 1,2(%/tháng) ir2’ = 7,2 (% /6 tháng). ( 18 tháng tiếp theo)m2 = 3 Lãi suất ir3= 1(%/tháng) ir3’ = 6 (% /6 tháng). ( 24 tháng cuối cùng)m3 = 4 Giá trị đạt được : FV = Vo(1 + ir1’ )m1*(1 + ir2’ )m2*(1 + ir3’ )m3 FV = 2*109 *(1+0,066)2*(1+0,072)3*(1+0.06)4 FV = 3,5347 ( tỷ đồng) Lợi tức mà ngân hàng đạt được khi kết thúc đợt vay: I = FV-V0 =3,5347 – 2 = 1,5347 ( tỷ đồng ) _ b. Từ công thức : FVn = V0*(1+ ir )n _ FVn 3,5347  ir = n -1= - 1 =6,532 (%/ 6 tháng) 9 Vo 2 __ 6,532 ir Lãi suất bình quân mỗi tháng là : = = 1,089 (% / tháng ) 6 6 B: Lý Thuyết:
  3. Câu 1: Phân biệt giữa thuế phí và lệ phí: Giống nhau: Thuế, phí và lệ phí giống nhau đều là các khoản nộp vào Ngân sách nhà nước. Khác nhau : 1. Thuế: Là một khoản thu chủ yếu của ngân sách mang tính chất nghĩa vụ bắt buộc mà mọi tổ chức, cá nhân phải đóng góp theo đúng qui định của pháp luật. Thuế không được hoàn trả trực tiếp, ngang giá cho người nộp thuế. Một phần số thuế đã nộp cho ngân sách Nhà nước trả về cho người dân một cách gián tiếp dưới những hình thức hưởng thụ về giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng và xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống, đê điều… Ngoài ra còn có những loại khác như: thuế môn bài, tiền thu sử dụng đất, tiền thu sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển, chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. 2. Phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được qui định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí. - Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng. - Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, tổ chức cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền được qui định của pháp luật. Một điểm nữa cũng cần phân biệt: các loại phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế và các loại phí bảo hiểm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh phí và Lệ phí. 3. Lệ Phí Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được qui định trong danh mục Lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí. Theo Pháp Lệnh phí và Lệ phí: tổ chức cá nhân được thu phí và lệ phí bao gồm: 1. Cơ quan thuế Nhà nước. 2. Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế , đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu phí, lệ phí. Tổ chức, cá nhân thu phí,lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy định thì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân thu phí, lệ phí cấp chứng từ thu hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu về về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu và cơ quan quy định thu.
  4. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải thực hiện chế độ kế toán, qui định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí, thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí. Phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước không phải chịu thuế Phí thuộc ngân sách Nhà nước do các tổ chức, cá nhân phải chịu thuế theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí, lệ phí thì không được phục vụ công việc, dịch vụ hoặc bị xử lý theo quy định pháp luật. 1. Người nào không thực hiện đúng những quy định về việc ban hành, tổ chức thực hiện, quản lý và sử dụng phí, lệ phí theo tính chất, mức độ vi phạm thì phải bồi thường theo quy định pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, số tiền đã thu sai phải được trả lại cho đối tượng nộp phí, lệ phí, trường hợp không xác định được đối tượng nộp phí thì số tiền đã thu sai phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Hình thức huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Câu 2: 1. Phát hành cổ phiếu Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động vốn hiệu quả nhất trong các phương thức huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế hoạch đầu tư lâu dài. Trước tiên hãy bán cổ phiếu cho cổ đông tùy theo số tiền cần có. Nếu muốn bán cho công chúng thì hãy niêm yết trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu lúc ấy gọi là chứng khoán. Những lần sau khi muốn huy động vốn thì lại bán nốt số cổ phiếu còn lại hoặc là đăng ký mới. Sau đó mỗi khi muốn tăng vốn, công ty sẽ bán nốt số cổ phiếu còn giữ lại lúc đầu, hay phát hành một đợt cổ phiếu mới, gọi là phát hành mới tùy theo sự nhất trí của Hội đồng quản trị. 2. Phát hành trái phiếu 3. Đi thuê tài chính Đi thuê tài chính là hoạt động đi vay thông qua việc thuê mướn máy móc, thiết bị, phương tiện và các tài sản khác nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh. Ở Mỹ, cứ 10 doanh nghiệp thì có đến 8 doanh nghiệp thuê tài chính vì tính linh hoạt và tiện lợi của hình thức này. 4. Mua chịu hàng hóa Đây là hình thức chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua việc mua chịu hàng hóa trả chậm. việc 5. Liên doanh liên kết
  5. Doanh nghiệp cũng có thể gọi vốn qua liên doanh liên kết. đây là hình thức huy động hiệu quả và phù hợp với mọi doanh nghiệp. 6. Vay vốn ngân hàng Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến 74,47% doanh nghiệp chọn hình thức vay vốn này. 7. Doanh nghiệp huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp Nguồn vốn tự có của người doanh nhân đó là các hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp (ví dụ như các dự án), nợ đọng trong khách hàng và các tài sản khác như bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán hay thậm chí là vàng bạc đá quý… Tạo tính thanh khoản cao, thu nợ hiệu quả và bán bớt các tài sản cũng là cách huy động vốn với nguồn tự có của người doanh nhân. Ý kiến về tình hình huy động vốn của DNNVN Việt Nam hiện nay: Do sự cần vốn để mở rộng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nên cũng có nhiều điều bất cập khi huy động vốn như: Việc phát hành cổ phiếu quá ồ ạt đã khiến thị trường chứng khoán bị bội thực nguồn cung. Vì thế, kênh huy động này không còn thu hút trong thời gian gần đây Ngược lại với việc phát hành cổ phiếu. phát hành trái phiếu đã cho thấy sự hấp dẫn, bỡi lẽ doanh nghiệp có thể tráng bị pha

Page 2

YOMEDIA

Câu 1: Ngân hàng cho Công ty TNHH Hoa Lư vay 500 triệu đồng tính lãi đơn với các mức lãi suất thay đổi như sau...

10-06-2011 2340 292

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ đề