Bài tập trắc nghiệm chương 2 môn vật lý 12

Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 16 lần trong 30 giây và khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp nhau bằng 24m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là

  • A. v = 4,5m/s
  • B. v = 12m/s.
  • C. v = 3m/s
  • D. v = 2,25 m/s
  • Câu 2:Mã câu hỏi: 40779 Một sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ= 2 m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền dao động cùng pha nhau là
  • A. 0,5 m
  • B. 1 m
  • C. 2 m
  • D. 1,5 m

  • Câu 3:Mã câu hỏi: 40780 Người quan sát chiếc phao trên mặt biển , thấy nó nhô lên cao 10 lần trong khoảng thời gian 27 s. Tính tần số của sóng biển.
  • A. 2,7 Hz.
  • B. 1/3 Hz.
  • C. 270 Hz.
  • D. 10/27 Hz
  • Câu 4:Mã câu hỏi: 40781 Một người ngồi ở bờ biển trông thấy có 10 ngọn sóng qua mặt trong 36 giây, khoảng cách giữa hai ngọn sóng là 10m. Tính tần số sóng biển và vận tốc truyền sóng biển.
  • A. 0,25Hz; 2,5m/s
  • B. 4Hz; 25m/s
  • C. 25Hz; 2,5m/s
  • D. 4Hz; 25cm/s
  • Câu 5:Mã câu hỏi: 40782 Trên mặt chất lỏng tại có hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, dao động với chu kỳ 0,02s. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 15cm/s. Trạng thái dao động của M1 cách A, B lần lượt những khoảng d1 = 12cm; d2 = 14,4cm và của M2 cách A, B lần lượt những khoảng d1’ = 16,5cm; d2’ = 19,05cm là:
  • A. M1 và M2 dao động với biên độ cực đại.
  • B. M1 đứng yên không dao động và M2 dao động với biên độ cực đại .
  • C. M1 dao động với biên độ cực đại và M2 đứng yên không dao động.
  • D. M1 và M2 đứng yên không dao động.
  • Câu 6:Mã câu hỏi: 40783 Người ta tạo ra giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn A,B dao động với phương trình uA = uB = 5cos10πt cm.Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s.Một điểm N trên mặt nước với AN – BN = - 10cm nằm trên đường cực đại hay cực tiểu thứ mấy, kể từ đường trung trực của AB?
  • A. Cực tiểu thứ 3 về phía A
  • B. Cực tiểu thứ 4 về phía A
  • C. Cực tiểu thứ 4 về phía B
  • D. Cực đại thứ 4 về phía A
  • Câu 7:Mã câu hỏi: 40784 Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B có cùng biên độ a = 2(cm), cùng tần số f = 20(Hz), ngược pha nhau. Coi biên độ sóng không đổi, vận tốc sóng v = 80 (cm/s). Biên độ dao động tổng hợp tại điểm M có AM = 12 (cm), BM = 10(cm) là:
  • A. 4(cm)
  • B. 2(cm).
  • C. \(2\sqrt 2 \)(cm).
  • D. 0
  • Câu 8:Mã câu hỏi: 40785 Sóng lan truyền từ nguồn O dọc theo 1 đường thẳng với biên độ không đổi. Ở thời điểm t = 0, điểm O đi qua vị trí cân bằng theo chiều (+). Ở thời điểm bằng 1/2 chu kì một điểm cách nguồn 1 khoảng bằng 1/4 bước sóng có li độ 5cm. Biên độ của sóng là
  • A. 10cm
  • B. 5\(\sqrt 3 \)cm
  • C. 5\(\sqrt 2 \) cm
  • D. 5cm
  • Câu 9:Mã câu hỏi: 40786 Trong m1ột thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A à B dao động với tần số 15Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách nguồn A và B những khoảng d1 = 16cm và d2 = 20cm, sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
  • A. 24cm/s
  • B. 48cm/s
  • C. 40cm/s
  • D. 20cm/s
  • Câu 10:Mã câu hỏi: 40787 Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15Hz và luôn dao động cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s và coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là:
  • A. 11
  • B. 8
  • C. 5
  • D. 9
  • Câu 11:Mã câu hỏi: 40788 Giao thoa sóng trên mặt nước, 2 nguồn kết hợp cùng pha A và B dđ với tần số 80 (Hz). Tại điểm M trên mặt nước cách A 19 (cm) và cách B 21 (cm), sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy các cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
  • A. 160/3 (cm/s)
  • B. 20 (cm/s)
  • C. 32 (cm/s)
  • D. 40 (cm/s)
  • Câu 12:Mã câu hỏi: 40789 Hai nguồn kết hợp A và B cách nhau một đoạn 7cm dao động với tần số 40Hz, tốc độ truyền sóng là 0,6m/s. Số điểm dao động cực đại giữa A và B trong các trường hợp hai nguồn dao động ngược pha?
  • A. 6
  • B. 10
  • C. 7
  • D. 11
  • Câu 13:Mã câu hỏi: 40790 Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau cách nhau AB = 8(cm). Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 1,2(cm). Số đường cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn là:
  • A. 11
  • B. 12
  • C. 13
  • D. 14
  • Câu 14:Mã câu hỏi: 40791 Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với tần số f = 25 Hz. Giữa S1, S2 có 10 hypebol là quỹ tích của các điểm đứng yên. Khoảng cách giữa đỉnh của hai hypebol ngoài cùng là 18 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:
  • A. v = 0,25 m/s.
  • B. v = 0,8 m/s.
  • C. v = 0,75 m/s.
  • D. v = 1 m/s.
  • Câu 15:Mã câu hỏi: 40792 Hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A và B trên mặt nước có tần số 15Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn đoạn 14,5cm và 17,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
  • A. v = 15cm/s
  • B. v = 22,5cm/s
  • C. v = 5cm/s
  • D. v = 20m/s
  • Câu 16:Mã câu hỏi: 40793 Hai nguồn S1 và S2 trên mặt nước cách nhau 13cm cùng dao động theo phương trình u = 2cos40pt(cm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,8m/s. Biên độ sóng không đổi. Số điểm cực đại trên đoạn S1S2 là:
  • A. 7
  • B. 9
  • C. 11
  • D. 5
  • Câu 17:Mã câu hỏi: 40794 Tại hai điểm O1, O2 cách nhau 48cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: u1 = 5cos100pt(mm) và u2 = 5cos(100pt + p)(mm). Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Trên đoạn O1O2 có số cực đại giao thoa là
  • A. 24
  • B. 26
  • C. 25
  • D. 23
  • Câu 18:Mã câu hỏi: 40795 Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động có tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1 và S2. Khoảng cách S1S2 = 9,6 cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2 m/s. Có bao nhiêu gợn sóng cực đại trong khoảng giữa S1 và S2?
  • A. 17
  • B. 14
  • C. 15
  • D. 8
  • Câu 19:Mã câu hỏi: 40796 Hai nguồn âm O1, O2 coi là hai nguồn điểm cách nhau 4m, phát sóng kết hợp cùng tần số 425 Hz, cùng biên độ 1cm và cùng pha ban đầu bằng không (vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s). Số điểm dao động với biên độ 2cm ở trong khoảng giữa O1O2 là:
  • A. 18.
  • B. 9
  • C. 8
  • D. 20
  • Câu 20:Mã câu hỏi: 40797 Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha tại hai điểm A và B cách nhau 16cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực đại là
  • A. 10
  • B. 11
  • C. 12
  • D. 9
  • Câu 21:Mã câu hỏi: 40798 Trên mặt nước tại hai điểm S1, S2 người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 6cos40pt và uB = 8cos(40pt) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng S1S2, điểm dao động với biên độ 1cm và cách trung điểm của đoạn S1S2 một đoạn gần nhất là
  • A. 0,25 cm
  • B. 0,5 cm
  • C. 0,75 cm
  • D. 1cm
  • Câu 22:Mã câu hỏi: 40799 Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai viên bi nhỏ S1, S2 gắn ở cần rung cách nhau 2cm và chạm nhẹ vào mặt nước. Khi cần rung dao động theo phương thẳng đứng với tần số f=100Hz thì tạo ra sóng truyền trên mặt nước với vận tốc v=60cm/s. Một điểm M nằm trong miền giao thoa và cách S1, S2 các khoảng d1=2,4cm, d2=1,2cm. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1 (không kể ở S1).
  • A. 7
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 8
  • Câu 23:Mã câu hỏi: 40800 Cho 2 nguồn sóng kết hợp đồng pha dao động với chu kỳ T=0,02s trên mặt nước, khoảng cách giữa 2 nguồn S1S2 = 20m.Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 40 m/s.Hai điểm M, N tạo với S1S2 hình chữ nhật S1MNS2 có 1 cạnh S1S2 và 1 cạnh MS1 = 10m.Trên MS2 (không kể ở S2) có số điểm cực đại giao thoa là
  • A. 41
  • B. 42
  • C. 40
  • D. 39
  • Câu 24:Mã câu hỏi: 40801 Hai nguồn kết hợp cùng pha O1, O2 có λ = 5 cm, điểm M cách nguồn O1 là 31 cm, cách O2 là 18 cm. Điểm N cách nguồn O1 là 22 cm, cách O2 là 43 cm. Trong khoảng MN, số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu là:
  • A. 7; 6.
  • B. 7; 7.
  • C. 6; 7.
  • D. 6; 8.
  • Câu 25:Mã câu hỏi: 40802 Tại 2 điểm A,B trên mặt chất lỏng cách nhau 16cm có 2 nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1= acos(30pt) , u­2 = bcos(30pt +p/2 ). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Gọi C, D là 2 điểm trên đoạn AB sao cho AC = DB = 2cm . Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD là
  • A. 12
  • B. 11
  • C. 10
  • D. 13
  • Câu 26:Mã câu hỏi: 40803 Hai nguồn A, B cách nhau 40cm luôn dđ cùng pha, có bước sóng 6cm. Hai điểm CD nằm trên mặt nước mà ABCD là một hình chữ nhât, AD = 30cm. Số điểm cực đại và đứng yên trên đoạn CD lần lượt là:
  • A. 5 và 6
  • B. 7 và 6
  • C. 13 và 12
  • D. 11 và 10
  • Câu 27:Mã câu hỏi: 40804 Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20(cm) dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40pt (mm) và uB = 2cos(40pt + p) (mm). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30(cm/s). Xét hình vuông ABCD thuộc mặt chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BD là:
  • A. 17
  • B. 18
  • C. 19
  • D. 20
  • Câu 28:Mã câu hỏi: 40805 Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt nước cách nhau 20 (cm) có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là u1 = 2cos(50p t)(cm) và u2 = 3cos(50p t - p)(cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1(m/s). Điểm M trên mặt nước cách hai nguồn sóng S1 S2 lần lượt 12 (cm) và 16 (cm). Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S2M là
  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7
  • Câu 29:Mã câu hỏi: 40806 Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp đồng pha đặt tại A, B cách nhau 40 cm, phát sóng truyền trên mặt chất lỏng với bước sóng 3 cm. Gọi C là một điểm trên mặt chất lỏng sao cho AC = 50 cm; BC = 33 cm. Số điểm dđ cực trị trên AC lần lượt là:
  • A. 18 cực đại; 19 cực tiểu
  • B. 19 cực đại; 19 cực tiểu
  • C. 19 cực đại; 18 cực tiểu
  • D. 18 cực đại; 18 cực tiểu
  • Câu 30:Mã câu hỏi: 40807 Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40pt và uB = 2cos(40pt + p/2) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét đoạn thẳng MN=12cm thuộc mặt thoáng chất lỏng, MN vuông góc với AB, N nằm trên AB và cách A 4cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là:
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
  • Câu 31:Mã câu hỏi: 40808 Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40pt và uB = 2cos(40pt + p/2) (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét đoạn thẳng MN=12cm thuộc mặt thoáng chất lỏng, MN vuông góc với AB, N nằm trên AB và cách A 4cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là:
  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
  • Câu 32:Mã câu hỏi: 40809 Tại 2 điểm A, B cách nhau 13cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng kết hợp ngược pha, tạo ra sóng trên mặt nước có bước sóng là 1,2cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 12cm và 5cm. N đối xứng với M qua AB. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn MN là :
  • A. 0
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
  • Câu 33:Mã câu hỏi: 40810 Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng cách x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x < R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng λ và x = 6λ. Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn là
  • A. 26
  • B. 24
  • C. 22
  • D. 20
  • Câu 34:Mã câu hỏi: 40811 Trên bề mặt chất lỏng hai nguồn dao động với phương trình tương ứng là: uA = 3cos10pt (cm) và uB = 5cos(10pt + p/3) (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt thoáng chất lỏng là 50cm/s, cho điểm C trên đoạn AB và cách A, B tương ứng là 28cm, 22cm. Vẽ đường tròn tâm C bán kính 20cm, số điểm cực đại dao động trên đường tròn là:
  • A. 6
  • B. 2
  • C. 8
  • D. 4
  • Câu 35:Mã câu hỏi: 40812 Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động ngược pha với tần số f = 20Hz, cách nhau 8cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 30cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm mà đường hypebol cực đại và đường hypebol đứng yên đi qua hình chữ nhật ABCD là
  • A. 20 và 22
  • B. 7 và 6
  • C. 13 và 12
  • D. 26 và 28
  • Câu 36:Mã câu hỏi: 40813 Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với phương trình tương ứng u1 = acosωt và u2 = asinωt. Khoảng cách giữa hai nguồn là S1S2 = 2,75λ. Trên đoạn S1S2 , số điểm dao động với biên độ cực đại và cùng pha với u1 là:
  • A. 3 điểm
  • B. 4 điểm.
  • C. 5 điểm.
  • D. 6 điểm
  • Câu 37:Mã câu hỏi: 40814 Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp AB cách nhau 40cm dao động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10(Hz), vận tốc truyền sóng 2(m/s). Gọi M là một điểm nằm trên đường vuông góc với AB tại đó A dao đông với biên độ cực đại. Đoạn AM có giá trị lớn nhất là:
  • A. 20cm
  • B. 30cm
  • C. 40cm
  • D. 50cm
  • Câu 38:Mã câu hỏi: 40815 Dùng một âm thoa có tần số rung f = 100Hz người ta tạo ra hai điểm S1,S2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ,cùng pha. S1S2 = 3,2cm. Tốc độ truyền sóng là 40cm/s. I là trung điểm của S1S2. Định những điểm dao động cùng pha với I. Tính khoảng từ I đến điểm M gần I nhất dao động cùng pha với I và nằm trên trung trực S1S2 là:
  • A. 1,81cm
  • B. 1,31cm
  • C. 1,20cm
  • D. 1,26cm
  • Câu 39:Mã câu hỏi: 40816 Ba điểm A, B, C trên mặt nước là 3 đỉnh của tam giác đều có cạnh bằng 8cm, trong đó A và B là 2 nguồn phát sóng giống nhau, có bước sóng 0,8cm. Điểm M trên đường trung trực của AB, dao động cùng pha với điểm C và gần C nhất thì phải cách C một khoảng bao nhiêu?
  • A. 0,94cm
  • B. 0,81cm
  • C. 0,91cm
  • D. 0,84cm
  • Câu 40:Mã câu hỏi: 40817 Biết A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau cách nhau 4cm. C là một điểm trên mặt nước, sao cho AC ⊥ AB. Giá trị lớn nhất của đoạn AC để C nằm trên đường cực đại giao thoa là 4,2cm. Bước sóng có giá trị bằng bao nhiêu.
  • A. 2,4cm
  • B. 3,2cm
  • C. 1,6cm
  • D. 0,8cm
  • Câu 41:Mã câu hỏi: 40818 Hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với tần số 40Hz. Một điểm M cách S1 28cm và cách S2 23,5cm Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 60cm/s. Trong khoảng giữa M và đường trung trực của S1S2 số dãy gợn lồi và gợn lõm là:
  • A. 3 dãy gợn lồi, 3 dãy gợn lõm
  • B. 2 dãy gợn lồi, 3 dãy gợn lõm
  • C. 2 dãy gợn lồi, 2 dãy gợn lõm
  • D. 3 dãy gợn lồi, 2 dãy gợn lõm
  • Câu 42:Mã câu hỏi: 40819 Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau một khoảng 16 cm có hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa với cùng tần số f = 10Hz, cùng pha nhau, sóng lan truyền trên mặt nước với tốc độ 40cm/s. Hai điểm M và N cùng nằm trên mặt nước và cách đều A và B những khoảng 40 cm. Số điểm trên đoạn thẳng MN dao động cùng pha với A là
  • A. 16
  • B. 15
  • C. 14
  • D. 17
  • Câu 43:Mã câu hỏi: 40820 Ba điểm A,B,C trên mặt nước là ba đỉnh của tam giac đều có cạnh 16 cm trong đó A và B là hai nguồn phát sóng có phương trình u1 = u2 = 2cos20πt (cm), sóng truyền trên mặt nước không suy giảm và có vận tốc 20 (cm/s). M trung điểm của AB. Số điểm dao động cùng pha với điểm C trên đoạn MC là:
  • A. 5
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3
  • Câu 44:Mã câu hỏi: 40821 Hai sóng nước được tạo bởi các nguồn A, B có bước sóng như nhau và bằng 0,8m. Mỗi sóng riêng biệt gây ra tại M, cách A một đoạn d1=3m và cách B một đoạn d2=5m, dao động với biên độ bằng A. Nếu dao động tại các nguồn ngược pha nhau thì biên độ dao động tại M do cả hai nguồn gây ra là:
  • A. 0
  • B. A
  • C. 2A
  • D. 3A
  • Câu 45:Mã câu hỏi: 40822 Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A,B cách nhau 10cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là: uA = 3cos(40πt + π/6) cm; uB = 4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho vận tốc truyền sóng là 40cm/s. Đường tròn có tâm I là trung điểm AB, nằm trên mặt nước có bán kính R=4cm. Số điểm dao động với biên độ 7 cm có trên đường tròn là:
  • A. 18.
  • B. 8
  • C. 9
  • D. 16
  • Câu 46:Mã câu hỏi: 40823 Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có
  • A. 5 nút và 4 bụng
  • B. 3 nút và 2 bụng
  • C. 9 nút và 8 bụng
  • D. 7 nút và 6 bụng
  • Câu 47:Mã câu hỏi: 40824 Một sợi dây dài 1,2m đầu A cố định, đầu B tự do, dao động với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là
  • A. 95Hz.
  • B. 85Hz.
  • C. 80Hz.
  • D. 90Hz.
  • Câu 48:Mã câu hỏi: 40825 Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là a. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng
  • A. a/2
  • B. 0
  • C. a/4
  • D. a
  • Câu 49:Mã câu hỏi: 40826 Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ
  • A. giảm 4,4 lần
  • B. giảm 4 lần
  • C. tăng 4,4 lần
  • D. tăng 4 lần
  • Câu 50:Mã câu hỏi: 40827 Một cái sáo (một đầu kín , một đầu hở ) phát âm cơ bản là nốt nhạc La tần số 440 Hz . Ngoài âm cơ bản, tần số nhỏ nhất của các họa âm do sáo này phát ra là

Chủ đề