Bài tập trắc nghiệm sử 12 bài 19 năm 2024

Trung ương đảng dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở chiến dịch biên giới năm 1950, còn gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong nhằm khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Để đảm bảo tính thắng lợi, quân đội Việt Minh đã huy động đại đoàn 308, 2 trung đoàn bộ binh 174 và 209, 4 đại đội sơn pháo, 5 đại đội công binh của Bộ Tổng tư lệnh, 3 tiểu đoàn bộ đội chủ lực 426, 428 và 888 của Liên khu Việt Bắc cùng bộ đội địa phương và dân quân, du kích Cao Bằng, Lạng Sơn.

Quân Pháp trên chiến tuyến phòng thủ đường 4 có 11 tiểu đoàn và 9 đại đội bộ binh (phần lớn là lính Âu - Phi), tổ chức thành những cụm cứ điểm mạnh. Trong chiến dịch này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo thực hiện lối đánh hết sức táo bạo “đánh điểm diệt viện”.

Chiến dịch biên giới 1950 diễn ra trong 3 đợt. Đợt 1 diễn ra từ ngày 16-20/09/1950 tập trung tiêu diệt cứ điểm Đông Khê. Hướng tấn công này do Đại tướng Hoàng Văn Thái (lúc đó là thiếu tướng Tham mưu trưởng quân đội Việt Minh đồng thời cũng là tham mưu trưởng chiến dịch) phụ trách.

Trước sức tấn công mạnh mẽ của Việt Minh đồng thời khả năng chi viện bị cô lập, cứ điểm Đông Khê bị tiêu diệt, một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng ngự đường số 4 bị cắt đứt. Đây là lần đầu tiên quân đội Việt Minh áp dụng thành công chiến thuật công kiên có hiệu quả ở cấp trung đoàn.

Giai đoạn 2 của chiến dịch diễn ra từ ngày 21/9-8/10/1950, Pháp đã thực hiện một cuộc hành quân kép, một hướng từ Lạng Sơn qua Thất Khê nhằm tái chiếm Đông Khê, một hướng khác nhắm vào Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực của Việt Minh co về phòng thủ tạo thuận lợi cho việc tái chiếm Đông Khê.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo bố trí các ổ phục kích binh đoàn Le Page hành quân qua hướng Thất Khê. Cuộc hành quân kép chẳng những không thực hiện được ý đồ mà còn bị quân đội Việt Minh bao vây đánh thiệt hại nặng. Các binh đoàn Charton, Le Page bị tiêu diệt phần lớn lực lượng buộc phải rút khỏi Cao Bằng.

Đợt 3 của chiến dịch diễn ra từ ngày 9-14/10/1950, quân đội Việt Minh tiến hành truy quét quân đội Pháp trên toàn tuyến. Quân đội Việt Minh cơ động lực lượng bao vây Thất Khê, Na Sầm, nhưng địch ở đây đã rút chạy , sau đó quân Pháp tiếp tục rút khỏi Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn, Lộc bình, Đình Lập, Lạng Giang, An Châu…

Chiến dịch biên giới năm 1950 toàn thắng, toàn bộ mục tiêu đề ra của chiến dịch đều đạt được. Đây là chiến thắng có ý nghĩa hết sức trọng đại đối với công cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ sau chiến dịch này thế chủ động trên chiến trường đã thuộc về quân đội Việt Nam, đẩy quân đội Pháp vào thế bị động.

Ôn lại kiến thức cùng với 13 câu trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19 mức độ thông hiểu các bạn nhé. Trước đó anh và các em đã cùng làm 15 câu mức độ nhận biết khá đơn giản rồi. Bây giờ hãy cùng nâng tầm độ khó lên bằng những câu thông hiểu các em nhé. Nguyên tắc khi làm trắc nghiệm là dễ làm đúng và khó cố gắng chọn đúng. Do vậy những câu ở mức độ nhận biết và thông hiểu hãy cố gắng khoanh chuẩn và đúng các em nhé. Còn bây giờ tham khảo 13 câu trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19 mức độ thông hiểu nào.

Đừng bỏ lỡ:

trắc nghiệm lịch sử 12

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19 mức độ nhận biết

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19 mức độ thông hiểu 13 câu

Tham gia group Tài Liệu Học Tập để lấy đề thi các bạn nhé !

BÀI 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1950-1953)

Câu 1 (NB): Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1945-1954 là gì?

  1. Bảo vệ Tổ quốc và giao lưu quốc tế. B. Kháng chiến và kiến quốc.
  1. Kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. D. Sản xuất và chiến đấu.

Câu 2 (NB). Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm mục đích gì?

  1. Trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
  1. Viện trợ kinh tế - tài chính cho chính quyền Bảo Đại.
  1. Tăng cường sức mạnh cho chính quyền Bảo Đại.
  1. Đưa các phái đoàn viện trợ kinh tế của Mĩ đến Việt Nam.

Câu 3 (NB). Ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm mục

đích gì?

  1. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
  1. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.
  1. Trực tiếp ràng buộc chính quyền Pháp vào Mĩ.
  1. Tăng cường sức mạnh của Pháp ở Đông Dương.

Câu 4 (NB). Sau thất bại ở chiến dịch Biên Giới thu – đông năm 1950, Pháp – Mĩ đã đề ra kế hoạch gì?

  1. Rơve B. Đờ Lát Đơ Tátxinhi C. Bôlae D. Nava

Câu 5 (NB). Cuối năm 1950, Pháp - Mĩ đề ra kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi nhằm mục đích gì?

  1. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. B. Tăng cường viện trợ cho Bảo Đại.
  1. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Câu 6 (NB). Xây dựng phòng tuyến bê tông cốt sắt và thành lập vành đai trắng là nội dung nằm trong

kế hoạch nào của Pháp?

  1. Rơve. B. Nava. C. Đờ Lát đơ Tátxinhi. D. Bôlae

Câu 7 (NB). Trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, thực dân Pháp tiến hành đánh phá khu vực nào của

ta?

  1. vùng giải phóng . B. hậu phương. C. tiền tuyến. D. căn cứ địa.

Câu 8 (NB). Việc thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi khiến cuộc kháng chiến của

nhân dân ta trở nên khó khăn, phức tạp nhất ở đâu?

  1. Tiền tuyến. B. Hậu phương. C. Vùng giải phóng. D. Sau lưng địch.

Câu 9 (NB) Nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát Đơ Tatxinhi?

  1. Thiết lập hành lang Đông Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La).
  1. Ra sức phát triển nguỵ quân để xây dựng quân đội quốc gia.
  1. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
  1. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

Câu 10 (NB). Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, tháng

2/1951, Đảng quyết định cho xuất bản tờ báo nào?

  1. Thanh Niên. B. Nhân Dân. C. Tiền Phong. D. Đại Đoàn Kết.

Câu 11 (NB). Nội dung Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là gì?

  1. đề ra đường lối đấu tranh cho giai đoạn mới.
  1. đề ra đường lối xây dựng đất nước cho giai đoạn mới.
  1. tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường đã qua.
  1. tổng kết kinh nghiệm xây dựng đất nước trong chặng đường đã qua.

Câu 12 (NB). Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đổi tên Đảng ta

thành

  1. Đảng Cộng Sản Đông Dương. B. Đảng Lao Động Việt Nam.
  1. Đảng Cộng Sản Việt Nam. D. Đảng Lao Động Đông Dương.

Câu 13 (NB). Trong giai đoạn 1951- 1953, Đảng Lao Động Việt Nam đã chủ trương thành lập hình

thức mặt trận nào?

  1. Tổ Quốc Việt Nam B. Liên hiệp quốc dân Việt Nam
  1. Việt Nam Độc Lập Đồng minh. D. Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 14 (NB). Báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam được trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ II của Đảng (2/1951) nêu rõ

Chủ đề