Bài tập về câu rút gọn Ngữ văn 7

Câu 1: Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn.

  • A. văn xuôi
  • B. truyện cổ dân gian
  • C. truyện ngắn

Câu 2: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

  • A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
  • B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
  • D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

Câu 3: Mục đích của việc rút gọn câu là:

  • A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thong tin được nhanh.
  • B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước.
  • C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

Câu 4: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?”

  • A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
  • B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
  • C. Mình đọc sách là nhiều nhất.

Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?

  • A. Trạng ngữ.       
  • C. Vị ngữ.       
  • D. Bổ ngữ.

Câu 6: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?

  • A. không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
  • B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
  • D. Rút gọn câu càng ngắn càng tốt.

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi từ câu 7 đến câu 9:

a) Người ta là hoa đất.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

c) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

d) Tấc đất tấc vàng.

Câu 7: Trong các câu tục ngữ trên, câu nào là câu rút gọn?

  • A. câu a,b
  • C. câu c,d
  • D. câu a,d

Câu 8: Những thành phần nào của câu được rút gọn?

  • A. Trạng ngữ
  • B. Vị ngữ
  • D. Cả chủ ngữ và vị ngữ

Câu 9: Rút gọn câu như vậy để làm gì?

  • A. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc
  • B. Các câu này mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm chung
  • C. Tránh lặp lại

Câu 10: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào?

  • A. Trạng ngữ
  • C. Vị ngữ
  • D. Cả A và B đúng


Xem đáp án


PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7

Câu 2

 a) câu rút gọn là: Mãi không về!

-> khôi phục:  mẹ đi mãi không về

-> tác dụng: nhấn mạnh hành động của người mẹ, mãi không về nhà

b) câu rút gọn là: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng

-> khôi phục: Mẹ Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng

-> tác dụng: nhấn mạnh hành động mãi không ngủ được của người mẹ

Câu 3- cách dùng : Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh và tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước; Ngụ ý hành động lời nói trong câu là của chung mọi người. (Rút gọn thành phần chủ ngữ)

-đặc điểm: được rút gọn: Chủ ngữ, vị ngữ, nòng cốt câu

Câu 2:

-  câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu. Từ đó tạo thành câu rút gọn.

- cách dùng câu rút gọn 

+ Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đẩy đủ nội dung câu nói

+ Không biến câu nói thành 1 câu cộc lốc, khiếm nhã

Câu 3:

    Câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.  Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn chỉ dù đói cũng phải sạch sẽ, dù rách vẫn phải thơm tho. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người phải giữ lấy nhân cách cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Câu tục ngữ có nội dung khuyên mỗi người cần tu dưỡng đạo đức, giữ gìn phẩm chất thanh liêm, trong sạch, vẫn luôn thanh cao, lương thiện ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn cơ hàn nhất. Câu tục ngữ khuyên hãy sống lương thiện, trong sạch dù hoàn cảnh có cơ hàn, bế tắc nhất.  Đó chính là cách để ta hoàn thiện nhân cách. Bằng cách gieo vần và luật bằng trắc, câu tục ngữ dễ nhớ đã khuyên chúng ta nhiều bài học thật sâu sắc và ý nghĩa.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 – NGỮ VĂN 7

Câu 1:

- Câu rút gọn: Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

-> Khôi phục: Mọi người ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

- Câu rút gọn: Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

-> Khôi phục: Ta nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

Câu 2: Vì như thế sẽ làm câu gọn hơn,vừa dễ hiểu vừa tránh lặp các từ ngữ xuất hiện ở trước.

Câu 3:

    Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế giữa thương người và thương thân. Cả câu tục ngữ muốn cho chúng ta thấy chúng ta hãy sống một cách thương người khác xung quanh mình cũng như thương chính bản thân mình vậy. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Thời gian vừa qua, mọi người đều cchung tay ủng hộ miền Trung sau đợt bão lũ, ngập sâu. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Tóm lại câu tục ngữ cho ta một lời khuyên rằng hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.


Ví dụ : “Ôi, em Thủy !” là một câu không có chủ ngữ và vị ngữ. Đây là câu đặc biệt.

Bạn đang xem: Bài tập về câu rút gọn và câu đặc biệt

2. Câu đặc biệt thường được dùng để :

– Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn ;

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

– Bộc lộ cảm xúc;

– Gọi đáp.

Ví dụ : SGK trang 28 có 4 ví dụ về tác dụng của câu đặc biệt

Ví dụ (1) : nêu lên thời gian diễn ra sự việc.

Ví dụ (2) : liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ (3) : bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ (4) : gọi đáp.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Câu bình thường là câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ (nó có một trung tâm cú pháp không phân định được chủ ngữ và vị ngữ):

Ví dụ: Mưa và rét! vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân công ùn ùn lướt theo…

(Nguyễn Đình Thi)

“Mưa và rét! vắt rừng!” là 2 câu đặc biệt, owr hai câu này không xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ.

Về mặt hình thức, câu đặc biệt có cấu tạo không đủ cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ nên giông với hình thức của câu rút gọn, bởi vậy cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại câu này.

So sánh hai ví dụ sau:

– Câu đặc biệt: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

– Câu rút gọn: Bà ta chạy tới. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

Qua sự so sánh ta thấy:

– Câu đặc biệt là câu không có chủ ngữ và vị ngữ, hay nói cách khác đây là câu không thể khôi phục được chủ ngữ và vị ngữ.

– Câu rút gọn là câu có thể dựa vào hoàn cảnh giao tiếp để khôi phục lại một cách chính xác thành phần đã bị rút gọn. Với câu rút gọn ở trên, ta có thể khôi phục lại thành những câu đầy đủ như sau:

Bà ta chạy tới. Bà chửi. Bà kêu. Bà đấm. Bà đá. Bà thụi. Bà bịch.

Trong ba câu sau: Ôi, em Thuỷ ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu in đậm là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. Đây là một câu đặc biệt.

II. Cấu tạo của câu đặc biệt

Câu đặc biệt thường được cấu tạo là một từ

Ví dụ:

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

(Nguyễn Công Hoan)

Câu đặc biệt cũng có thể có cấu tạo là một tập hợp từ.

Ví dụ:

Chân đèo Mã Phục.

(Nam Cao)

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Câu đặc biệt thường được dùng trong trong các văn bản văn chương để:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;

Ví dụ:

+ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

(Võ Quảng)

Câu đặc biệt “Mùa xuân ” dùng để xác định thời gian.

+ Nắng đã lên rồi! Nắng chan hoà xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chơ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.

(Lí Xè Páo)

Câu đặc biệt “Chợ Đồng Văn ” dùng để xác định nơi chốn.

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

+ Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

(Lí Phan Quỳnh)

+ Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rôn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè. Hương hoa ngào ngạt..

Xem thêm: Lịch Sử 10 Bài 14: Các Quốc Gia Cổ Đại Trên Đất Nước Việt Nam

.

– Bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

+ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)

+ Không chờ nghe bác về, thoáng cái tôi đã đặt chân tới bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh đến nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao!

(Đoàn Giỏi)

– Gọi đáp.

Ví dụ:

+ Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.

(Tố Hữu)

+ Thanh!

Dạ

Mày đi đâu?

Dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêu.

(Nguyễn Công Hoan)

Xem bảng sau, chép lại vào vở rồi đánh dấu X vào ô thích hợp.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định câu đặc biệt và câu rút gọn ở bốn đoạn trích dẫn trong SGK, trang 29.

Để làm được bài tập này, các em dựa vào những đặc điểm của câu đặc biệt và đặc điểm của câu rút gọn đã học.

a) Đoạn trích này có:

– Câu đặc biệt: Không có.

– Câu rút gọn:

+ (Các thứ của quý) có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Nhưng (các thứ của quý) cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là (chúng ta) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b) Đoạn trích này có:

– Câu đặc biệt: Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

– Câu rút gọn: Không có.

c) Đoạn trích này có:

– Câu đăc biệt: Một hồi còi.

– Câu rút gọn: Không có.

d) Đoạn trích này có:

– Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn:

+ (Bạn) Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

+ (Cuộc đời tôi) Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra tác dụng của những câu đặc biệt và câu rút gọn tìm được ở bài tập 1.

– Các câu rút gọn trong đoạn trích (a) có tác dụng giúp cho các; câu trong đoạn văn vừa không dài dòng vừa làm nổi bật được thông tin chính cần thông báo cho người đọc.

– Câu đặc biệt trong đoạn trích (b) có tác dụng nhấn mạnh vào thời gian chậm chạp trôi, giúp người đọc cảm nhận được cụ thể và rõ ràng hơn về trạng thái hồi hộp, chờ đợi.

– Câu đặc biệt trong đoạn trích (c) không có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật.

– Câu đặc biệt trong đoạn trích (d) có tác dụng gọi đáp. Hai câu rút gọn trong đoạn trích (d) có tác dụng giúp việc nói năng trở nên gãy gọn, rõ ràng hơn.

3.

Xem thêm: Soạn Văn 8 Bài Viết Đoạn Văn Trong Văn Bản Thuyết Minh, Soạn Bài Viết Đoạn Văn Trong Văn Bản Thuyết Minh

Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn (từ 5 — 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đoạn văn đó có một vài câu đặc biệt.

Video liên quan

Chủ đề