Bài tập về quản lý tồn trữ thuốc năm 2024

  • 1. ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ THỊ HƯƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2017 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2019
  • 2. ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI LÊ THỊ HƯƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2017 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TCQLD MÃ SỐ: CK 60720412 Người hướng dẫn: TS .Trần Thị Lan Anh Thời gian thực hiện: 02/7/2018 – 02/11/2018 HÀ NỘI 2019
  • 3.
  • 4. hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Lan Anh – bộ môn Quản lí và kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng sau Đại học, Bộ môn Quản lí và kinh tế Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội, phòng ban, thư viện nhà trường, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy đã cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn chuyên khoa cấp I. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, tập thể khoa Dược bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suối thời gian vừa qua. Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018 Học viên Lê Thị Hương
  • 5. ƠN................................................................................................. MỤC LỤC ...................................................................................................... DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.......................................... DANH MỤC BẢNG....................................................................................... DANH MỤC HÌNH........................................................................................ ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN.............................................................................3 1.1. Khái quát về tồn trữ thuốc .......................................................................3 1.1.1. Khái niệm.............................................................................................3 1.1.2. Điều kiện tồn trữ thuốc.........................................................................3 1.3. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện hiện nay trên thế giới ..................12 1.3.1.Mục đích .............................................................................................12 1.3.2.Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước phát triển.................12 1.3.3. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước đang phát triển...........13 1.3.4. Thực trạng tại Việt Nam.....................................................................13 1.4 .Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.......................................14 1.4.1.Tổng quan về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa ...............................14 1.4.2. Vài nét về khoa Dược tại bệnh viện....................................................18 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............21 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................21 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................21 2.2.2.Biến số nghiên cứu..............................................................................21 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................22 2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................23
  • 6. QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................24 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 .......................................................24 3.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị...................................................24 3.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017..........................................36 3.2.1. Giá trị xuất-nhập-tồn và thời gian dự trữ thuốc......................................36 3.2.2. Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc cụ thể. .......................................38 Chương 4. BÀN LUẬN ..............................................................................43 4.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017..........................................43 4.2. Về hoạt động xuất-nhập-tồn và dự trữ của một số thuốc..................48 KẾT LUẬN................................................................................................. 54 KIẾN NGHỊ................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. PHỤ LỤC........................................................................................................
  • 7. KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh BHYT Bảo hiểm y tế BV Bệnh viện VTTH Vật tư tiêu hao BYT Bộ y tế FIFO Nhập trước xuất trước First expire – First out GSP Thực hành tốt bảo quản quản thuốc Good Storage Practices BHXH Bảo hiểm xã hội WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization To Nhiệt độ f Độ ẩm
  • 8. 2.1. Các biến số nghiên cứu ................................................................21 Bảng 3.2. Diện tích, và thể tích các kho của khoa Dược...............................24 Bảng 3.3. Diện tích, thể tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc ống ...26 Bảng 3.4. Diện tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc viên................27 Bảng 3.5. Diện tích và thể tích sử sụng theo trang thiết bị tại kho ngoại trú . 28 Bảng 3.6. Diện tích sử dụng theo trang thiết bị của kho dịch truyền ............30 Bảng 3.7. Diện tích sử dụng theo trang thiết bị của kho đông y....................31 Bảng 3.8. Số lượng trang thiết bị của kho dược bệnh viện năm 2017 ...........32 Bảng 3.9. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt........................33 kho thuốc ống...............................................................................................33 Bảng 3.10. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc viên .....................................................................................................................34 Bảng 3.11. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt......................34 kho dịch truyền.............................................................................................34 Bảng 3.12. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc ngoại trú.................................................................................................................35 Bảng 3.13. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt......................35 kho thuốc đông y..........................................................................................35 Bảng 3.14. Giá trị tiền thuốc xuất-nhập-tồn kho năm 2017...........................36 Bảng 3.15.Thời gian dự trữ thuốc của bệnh viện năm 2017..........................37 Bảng 3.16.Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc thường dùng của bệnh viện năm 2017......................................................................................................38 Bảng 3.17.Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm kháng sinh thường dùng năm 2017......................................................................................................39 Bảng 3.18. Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm tim mạch thường dùng năm 2017......................................................................................................40
  • 9. lượng dự trữ của một số thuốc nhóm hạ nhiệt, giảm đau thường dùng năm 2017.............................................................................................41 Bảng 3.20. Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm dịch truyền thường dùng năm 2017......................................................................................................42
  • 10. 1.1: Mô hình tổ chức của bệnh viện.....................................................17 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khoa dược ..............................................................20 Hình 3.4. Sơ đồ kho thuốc ống.....................................................................25 Hình 3.5. Sơ đồ kho thuốc viên ....................................................................27 Hình 3.6. Sơ đồ kho thuốc ngoại trú.............................................................28 Hình 3.7. Sơ đồ kho dịch truyền...................................................................29 Hình 3.8. Sơ đồ khoa Đông y .......................................................................30 Hình 3.9. Giá trị tiền thuốc xuất – nhập – tồn kho năm 2017........................36
  • 11. là sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và là những thành phần thiết yếu trong các chính sách y tế quốc gia. Chất lượng thuốc không chỉ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình phân phối, trong đó việc tồn trữ và bảo quản có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tồn trữ hàng hóa là một điều kiện lưu thông phân phối. Phần lớn các sản phẩn sau khi sản xuất ra không trực tiếp đi ngay vào lĩnh vực tiêu dùng mà phải qua trao đổi, lưu thông để sang lĩnh vực tiêu dùng tức là phải qua giai đoạn dự trữ hàng hóa [7]. Công tác tồn trữ thuốc là một trong những mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc cho người bệnh với đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Ở nước ta , khí hậu nhiệt đới ẩm là những điều kiện không thuận lợi cho công tác tồn trữ . Điều kiện kho tàng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốc chưa đầy đủ. Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân , trong đó có việc đáp ứng đầy đủ thuốc có chất lượng, là một trong những hoạt động quan trọng của bệnh viện. Việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng, và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh là 2 mục tiêu chính trong chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1899, từ khi được thành lập đến nay bệnh viện luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân xứng đáng với vai trò là bệnh viện đầu ngành của tỉnh. Những năm gần đây bệnh viện không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực…đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân. Với mong muốn đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, vấn đề về cung ứng thuốc kịp thời đầy đủ, có chất lượng luôn được lãnh đạo bệnh viện quan tâm trong đó công tác tồn trữ thuốc là một mắt xích quan trọng, do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích
  • 12. lý tồn trữ thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017”. Được thực hiện với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng cơ sở vật chất bảo quản thuốc tại khoa Dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017. 2. Phân tích hoạt động nhập, xuất, dự trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017. Từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tồn trữ thuốc tại bệnh viện để góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.
  • 13. Khái quát về tồn trữ thuốc 1.1.1. Khái niệm Tồn trữ (Storage) là sự bảo quản tất cả nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và các thành phẩm trong kho. Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa vì vậy nó yêu cầu phải có một hệ thống sổ sách phù hợp để ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi chép việc xuất, nhập hàng hóa từng ngày. Tồn trữ không chỉ là việc cất trữ hàng hóa ở trong kho mà còn là cả một quá trình xuất nhập kho hợp lí, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kĩ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho. Công tác tồn trữ là một trong các mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc [5]. “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết tắt : GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng [3]. 1.1.2. Điều kiện tồn trữ thuốc 1.1.2.1. Nhân sự Theo quy mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản.
  • 14. chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các quy định của Nhà nước. Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc... Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là trung học dược đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc tân dược. Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc trung học dược. Thủ kho thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các quy định của pháp luật có liên quan. Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những quy định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc [3], [17]. 1.1.2.2. Nhà kho Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.  Địa điểm Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt…; Kho nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ.  Thiết kế, xây dựng
  • 15. bảo quản phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu. - Tuỳ theo mục đích, quy mô của kho (kho của nhà sản xuất, kho của nhà phân phối..) cần phải có những khu vực xác định, hoặc những hệ thống kiểm soát khác, được xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp, đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động sau: + Tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản các nguyên liệu, bán thành phẩm, tá dược, bao bì đóng gói hoặc thuốc chờ nhập kho. + Lấy mẫu nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang bị thích hợp và phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu của việc lấy mẫu. + Bảo quản thuốc có yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt + Bảo quản nguyên liệu, thành phẩm thuốc bị loại trước khi xử lý; + Bảo quản các nguyên liệu, thành phẩm thuốc đã xuất kho chờ cân đơn, đưa vào sản xuất; + Các thao tác đóng gói, ra lẻ và dán nhãn; + Bảo quản bao bì đóng gói; + Bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu; - Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy. - Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt. - Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới. Như vậy, thiết kế một kho Dược cần đảm bảo 05 chống:
  • 16. ẩm. - Chống côn trùng, mối mọt, chuột. - Phòng chống cháy nổ. - Chống bão lụt. - Chống mất trộm [3], [5].  Diện tích và cách bố trí 01 kho Dược Kho Dược phải có diện tích đủ rộng để có thể phân chia thành các khu vực hoặc phòng riêng biệt. Với những kho lớn, diện tích toàn bộ của khu vực kho phải bao gồm diện tích của các bộ phận sau: - Diện tích nghiệp vụ: bao gồm + Diện tích để xếp hàng và bảo quản hàng hóa. Diện tích này được gọi là diện tích hữu ích, chiếm khoảng 1/3-2/3 diện tích của toàn khu vực kho. + Diện tích sử dụng cho công tác xuất nhập hàng hóa. - Diện tích phụ: là diện tích dùng làm đường đi lại, phòng thí nghiệm… - Diện tích hành chính, sinh hoạt: văn phòng, nhà ăn, nhà tắm… Có thể có nhiều cách bố trí các phòng ban, các bộ phận trong khu vực khoa Dược, tuỳ thuộc vào địa điểm và khả năng hoạt động của từng kho. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới có 3 cách: Kho có dạng chữ T; Kho theo chiều dọc; Kho theo kiểu đường vòng [5]. 1.1.2.3. Trang thiết bị Các kho Dược cần có các trang thiết bị sau: Trang thiết bị văn phòng nhằm phục vụ cho công tác quản lý kho. Trang thiết bị dùng để vận chuyển hàng hoá và trang thiết bị dùng để chất xếp hàng hoá. Không được để thuốc trực tiếp trên nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
  • 17. bị phục vụ cho công tác bảo quản hàng hoá trong kho gồm có: các phương tiện máy móc chống ẩm, máy điều hoà nhiệt độ không khí, các phương tiện chống nấm mốc, côn trùng. Các phương tiện phòng chống cháy. Các phương tiện làm vệ sinh và bảo hộ lao động [3], [16]. 1.1.2.4. Các điều kiện bảo quản trong kho Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-25 0 C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30 0 C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác. Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh thì vận dụng các quy định sau: Nhiệt độ Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8 0 C Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-8 0 C. Kho đông lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá - 10 0 C. Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15 0 C. Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 0 C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30 0 C. Độ ẩm: Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong các khu vực mà nhiệt độ và độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu. Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70% [8]. Quy định về bảo quản
  • 18. dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm. Các thiết bị kiểm tra theo dõi nhiệt độ, độ ẩm cần được định kì kiểm định. Cần xác định các khoảng thời gian nhất định để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và có thể biểu diễn thống nhất bằng bản đồ nhiệt độ. Hồ sơ cần lưu giữ, sẵn có khi cần kiểm tra [17],[18]. Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài. Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất. Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý. Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng. Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần [1]. 1.1.2.5. Nghiệp vụ sắp xếp hàng hoá trong kho - Hàng hoá khi nhập vào kho phải được phân loại thành từng nhóm khác nhau để thuận lợi cho việc sắp xếp, bảo quản. - Với các thành phẩm thuốc, có thể có các cách phân loại sau: + Phân loại theo độc tính: Thuốc gây nghiện... + Phân loại theo tác dụng dược lý: Thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch… + Phân loại theo dạng thuốc: Thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc đông dược...
  • 19. liệu làm thuốc được phân loại theo yêu cầu bảo quản để bố trí ở các khu vực bảo quản riêng biệt. + Dược liệu: Nguồn gốc động vật, thực vật... + Hoá chất dễ cháy, dễ nổ, hoá chất độc, dễ ăn mòn... + Các loại bình khí nén.. Sắp xếp - Với mỗi nhóm thuốc, việc sắp xếp dựa vào tên thuốc theo trình tự A, B, C.. của danh pháp thông dụng quốc tế. - Với mỗi loại thuốc, việc sắp xếp phải dựa trên nguyên tắc FIFO tức là những thuốc có hạn dùng ngắn, sắp hết hạn phải xếp ở phía ngoài để tiện theo dõi, cân đơn. Ở các kho bảo quản phải có sơ đồ kho, sổ theo dõi hạn dùng, theo dõi số lượng, chất lượng của hàng hoá đặt ở phía ngoài để tiện cho công tác quản lý. Chất xếp hàng hoá trong kho - Việc chất xếp hàng hoá trong kho phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Tiết kiệm diện tích, dung tích nhà kho và trang thiết bị bảo quản. + Đảm bảo an toàn cho hàng hoá và an toàn lao động trong kho hàng hoá. + Thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê và nắm vững lượng hàng trong kho. + Thuận tiện cho công tác xuất nhập hàng hoá. - Ở trong kho Dược, hàng được xếp theo hai kiểu: + Xếp chồng đứng trên kệ, bục được áp dụng cho những hàng nặng, có cùng kiểu, cùng kích thước bao gói, ít bị vỡ. + Xếp trên giá: đươc áp dụng đối với những loại hàng tương đối nhẹ, dễ vỡ, nhiều loại, nhiều quy cách đóng gói khác nhau. - Yêu cầu đảm bảo:  Hàng cung ứng được giữ cách sàn ít nhất 10 cm.  Cách tường ít nhất 30 cm.
  • 20. dự trữ không quá 2,5 m. Chất lỏng được đặt trên kệ thấp hơn. Duy trì nhiệt độ thích hợp. Các sản phẩm có giá trị cao được lưu giữ tại khu an toàn. Có thể dễ dàng nhìn thấy hạn sử dụng của thuốc [4],[16]. 1.1.2.6. Quản lí tồn kho Quản lí tồn trữ không chỉ là đặt hàng, nhận hàng, bảo quản, cân đơn và ghi chép, sắp xếp lại hạn chế của các mặt hàng. Ở nhiều quốc gia, việc quản lí tồn trữ kém dẫn đến sự lãng phí về tài chính, thiếu hụt thuốc thiết yếu, quá hạn sử dụng của thuốc và giảm chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Lí do dự trữ thuốc bao gồm: Đảm bảo tính sẵn có: Tồn kho là lượng dự trữ cho sự dao động của cung và cầu, giảm nguy cơ thiếu hàng. - Duy trì niềm tin trong hệ thống: Nếu tình trạng hết hàng xảy ra thường xuyên, bệnh nhân sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. - Giảm giá thành của một đơn vị sản phẩm: Đặt hàng với số lượng lớn sẽ được chiết khấu và giảm chi phí vận chuyển từ các nhà cung cấp. - Tránh tình trạng thiếu kinh phí: Nếu không có tồn kho hoặc tồn kho không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ gặp phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá khi đặt hàng thường xuyên, dẫn đến thiếu hụt vốn. - Giảm chi phí đặt hàng: Chi phí mua hàng tăng lên khimặt hàng được đặt hàng thường xuyên. Những chi phí này bao gồm tiền lương nhân viên kế toán, chi phí văn phòng, tiện ích, vật tư, và các chi phí khácliên quan đến đấu thầu và các đơn đặt hàng thường xuyên.
  • 21. phí vận chuyển: Số lần thuốc vận chuyển ít hơn, thiết bị vận tải sử dụng kinh tế hơn. - Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường: Những thay đổi trong nhu cầu về loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trước được. 1.1.2.7.Kiểm kê - Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1 tháng/lần. Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý; - Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần; - Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoa Dược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính - Kế toán. - Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa và điều dưỡng viên là thành viên; - Hội đồng kiểm kê của bệnh viện cuối năm gồm: lãnh đạo bệnh viện là Chủ tịch hội đồng; trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng, kế toán dược, thủ kho dược là uỷ viên. Nội dung kiểm kê: - Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ; - Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng; - Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn), tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao; - Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao; - Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề nghị cho xử lý [1].
  • 22. tồn trữ thuốc tại bệnh viện hiện nay trên thế giới 1.3.1.Mục đích - Luôn có đủ thuốc (số lượng thuốc, chủng loại thuốc, dạng bào chế) và đảm bảo chất lượng thuốc cho nhu cầu điều trị. - Chi phí cho công việc đảm bảo thuốc phải thấp ở mức độ tối ưu, phù hợp với khả năng của ngân sách, của cán bộ điều trị và của ngừoi bệnh, với hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. 1.3.2.Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước phát triển Ở các nước phát triển, hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh. Các điểm bán lẻ thuốc và các bệnh viện thường không phải dự trữ, khi có nhu cầu, sau một thời gian ngắn, các yêu cầu sẽ được đáp ứng ngay bởi vì: - Hệ thống thông tin rất thuận tiện, đội ngũ tiếp nhận thông tin thành thạo. Hệ thống điều hành trung tâm xử lý yêu cầu có tính tự động hóa cao. - Hệ thống giao thông vận tải thuận tiện. Có nhiều loại hình và phương tiện vận tải phù hợp với từng loại nhu cầu. - Hệ thống kho tồn trữ của hệ thống cung ứng được phân bố rộng khắp đảm bảo việc cung ứng theo yêu cầu nhanh nhất và đạt hiệu quả tối ưu. Đội ngũ làm công tác cung ứng có trình độ thực hành cao, được đào tạo công phu, luôn được đào tạo lại và nâng cao. Với chế độ lương cao, họ rất có ý thức hoàn thành nhiệm vụ. Các yếu tố này đã đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ sở điều trị, do vậy hệ thống tồn trữ của bệnh viện thực tế chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thuốc dự trữ. Vì vậy, ở các nước phát triển, việc tồn trữ thuốc tại bệnh viện ít được quan tâm trừ ở những nơi quá hẻo lánh. Hệ thống cung ứng thuốc rất phát triển. hệ thống này có quan hệ rất chặt chẽ với các cơ sở điều trị đảm bảo cung ứng thuốc rất tốt cho nhu cầu sử dụng thuốc cả về lượng và thời gian đáp ứng.
  • 23. tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước đang phát triển Tại các nước đang phát triển, không có hệ thống đảm bảo cung ướng thuốc kịp thời như các nước phát triển, do vậy việc tính toán tồn trữ thuốc sao cho đảm bảo yêu cầu của công tác khám chữa bệnh và hiệu quả kinh tế là yêu cầu quan trọng mà công tác dược của cơ sở khám chữa bệnh phải đặt ra [4]. Ở các nước phát triển hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh các điểm bán lẻ thuốc và các bệnh viện sử dụng sản phẩm của hãng dược phẩm nào đó, thường không phải tồn trữ thuốc của họ. Khi có nhu cầu sau một thời gian ngắn - thường tính bằng phút - các yêu cầu sẽ được đáp ứng ngay một cách dễ dàng nhờ hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải thuận tiện, mạng lưới cung ứng phân bố rộng khắp, đội ngũ làm công tác cung ứng thuốc có trình độ thực hành cao. Do vậy hệ thống tồn trữ thuốc của bệnh viện thực tế không cần thiết và ít được quan tâm trừ ở những nơi quá xa xôi [5]. Một số nước Châu Á, như Philipines, thuốc trong kho được phân loại thành các mức độ dự trữ: luân chuyển chậm hoặc luân chuyển nhanh. Thuốc luân chuyển nhanh được đặt hàng thường xuyên hơn thuốc luân chuyển chậm. Để đối chiếu số lượng thực tế với số lượng sổ sách, khoa Dược đếm thuốc thực tế hàng tháng như là hoạt động kiểm soát tồn kho thường qui. Mức độ dự trữ thuốc đảm bảo tốt cho nhu cầu 1 tháng vì họ đặt hàng trên cơ sở hàng tháng. Giá trị hàng tồn kho thực tế được biết vào cuối tháng trong báo cáo kiểm kê hàng tháng. Giá trị này sẽ được sử dụng để thiết lập định mức dự trữ và để xác định số lượng đặt hàng. 1.3.4. Thực trạng tại Việt Nam Tại Việt nam theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, trong những năm qua, về cơ bản hệ thống y tế đã đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu, vắc-xin cho công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân. Các cơ sở y tế đều bảo
  • 24. thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc ở cộng đồng. Việc xây dựng cơ số tồn kho hợp lý cũng là một công việc quan trọng trong công tác dược bệnh viện . Nhưng trên thực tế gần như chưa bệnh viện nào thực hiện được . Theo những nghiên cứu gần đây như lượng thuốc tồn kho dự trữ của bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc – Nghệ An trong năm 2012 đạt tỷ lệ 1,7 lượng thuốc sử dụng [12]. Bệnh viện đa khoa khu vực Móng Cái có giá trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2012 đạt tỷ lệ 1,3 lượng thuốc sử dụng [6]. Bệnh viện đa khoa quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng có giá trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2012 đạt tỷ lệ 1,01 giá trị lượng thuốc sử dụng[14]. Bệnh viện đa khoa Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình có giá trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2010 đạt tỷ lệ 1,8 lượng thuốc sử dụng [15]. Bệnh viện Nam Thăng Long có giá trị thuốc tồn kho dự trữ từ năm 2008 đến năm 2010 đạt tỷ lệ 1,3 lượng thuốc sử dụng[9]. Điều kiện môi trường bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thuốc . Các thuốc khi được nhập vào kho cần phải tuân theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất. Theo quy định của BYT từ ngày 01/01/2011, tất cả các cơ sở kinh doanh , tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa Dược bệnh viện ... triển khai áp dụng thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP). 1.4 .Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 1.4.1.Tổng quan về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa Từ năm 2007 được công nhận bệnh viện đa khoa hạng I. Hiện nay BV có tổng số 1146 cán bộ nhân viên - người lao động (bao gồm cả biên chế và hợp đồng), được phân bố ở 36 khoa, phòng và 03 trung tâm và quy mô 1629 giường bệnh thực kê. Trong đó có 353 cán bộ có trình độ đại học và 131 cán bộ có trình độ trên đại học. Bệnh viện có các chức năng: * Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực chuyên ngành.
  • 25. tất cả các trưởng hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến, cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú , hoặc ngoại trú. - Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước. - Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nới bệnh viện đóng. Tổ chức giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu ; Giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. * Đào tạo cán bộ y tế - Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở cấp bậc trên đại học, đại hoc, cao đẳng và trung học. - Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn. * Nghiên cứu khoa học về y học - Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật ở cấp nhà nước, cấp bộ, cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. - Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện. - Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu... - Tổ chức các buổi hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, tập huấn chuyên ngành, định kỳ tổ chức đào tạo trực tuyến, hội họp, hội thảo trực tuyến với các cơ quan trong và ngoài nước. * Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật - Lập kế hoạch vè tổ chức thực hiện, chỉ dạo các bệnh viện tuyến dưới, phát triển kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.
  • 26. với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực. * Phòng bệnh - Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng. - Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch * Hợp tác quốc tế - Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của nhà nước. * Quản lý kinh tế Quản lý và có kế hoạch sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng của bệnh viện, thường xuyên duy tu, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, định kỳ kiểm tra, kiểm kê tài sản trang thiết bị máy móc nâng cao hiệu quả sử dụng. - Trên cơ sở Nghị Định 43/CP và quy chế chi tiêu nội bộ, bệnh viện nghiêm túc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động thu chi, công khái thuốc và chi phí cho bệnh nhân từng ngày, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn ngân sách nhà nước cấp. Từng bước hạch toán chi phí khám chữa bệnh. - Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
  • 27. hình tổ chức của bệnh viện * Nghiên cứu khoa học - Triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, phục vụ người bệnh và phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mô hình tổ chức bệnh viện được thể hiện như hình 1.1. Cận lâm sàng - Khoa hóa sinh - Khoa vi sinh - Khoa thăm dò chức năng - Khoa chẩn đoán hình ảnh - Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn - TT huyết học - Khoa giải phẫu bệnh Ban giám đốc Hệ nội - TT ung bướu - TT thận lọc máu - Khoa tim mạch - Khoa tiêu hóa - Khoa thần kinh - Khoa HSTC - Khoa nội thận - tiết niệu - Khoa đông y - Khoa da liễu - Khoa xương khớp - nội tiết - Khoa PHCN - Khoa truyền nhiễm - Khoa hô hấp - Khoa phòng khám Hệ ngoại - Khoa cấp cứu - Khoa gây mê - Khoa tiết niệu - Khoa gan mật - Khoa ngoại tổng hợp - Khoa chấn thương - Khoa chỉnh hình bỏng - Khoa PTTK LN - Khoa tai mũi họng - Khoa răng hàm mặt - Khoa mắt Phòng chức năng - Phòng kế hoạch - Phòng tài chính - Phòng hành chính - Phòng tổ chức - Phòng điều dưỡng - Phòng vật tư - Khoa dược
  • 28. về khoa Dược tại bệnh viện * Chức năng khoa dược và cơ cấu tổ chức nhân lực dược Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lí. *Nhiệm vụ khoa dược - Lập kế hoạch , cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đáp ứng cho yêu cầu chẩn đoán, điều trị và yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, hiên tai, thảm họa) - Quản lí, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khi có yêu cầu - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ thực hành tốt bảo quản thuốc” - Tổ chức pha chế thuốc, dung dịch sát khuẩn dùng tại chỗ, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện. - Thực hiện công tác lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý , theo dõi thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện - Nghiên cứu khoa học và đào tạo: là cơ sở thực hành của các trường cao đẳng về dược - Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giảm sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến.
  • 29. hội chuẩn khi được yêu cầu. - Tham gia theo dõi, quản lý chi phí sử dụng thuốc. - Quản lý hoạt động nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng , theo dõi, quản lý , giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao. Khoa Dược có các bộ phận như quy định tại Thông tư 22/2011/TT- BYT của Bộ Y tế quy định Nghiệp vụ dược, Thống kê, Mua sắm, Dược lâm sàng - thông tin thuốc, kho cấp phát, Nhà thuốc bệnh viện. Về tổ chức hoạt động, khoa Dược thực hiện Thông tư 23/2011/TT-BYT. * Cơ cấu nhân lực khoa dược Về nhân lực, khoa Dược có tổng số 47 cán bộ. Trong đó: - Số cán bộ thạc sỹ dược: 01 - Số cán bộ trình độ chuyên khoa I dược : 03 - Số cán bộ đại học dược : 05 - Số cán bộ trình độ trung cấp dược: 38 Được hoạt động theo sơ đồ tổ chức sau :
  • 30. đồ tổ chức khoa dược Phó trưởng khoa Dược Tổ thống kê Tổ dược lâm sàng Tổ kho Tổ pha chế Kho cấp phát ngoại trú Kho cấp phát nội trú Tổ nhà thuốc Trưởng khoa dược
  • 31. VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở vật chất , trang thiết bị kho thuốc của khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa - Lượng thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang 2.2.2.Biến số nghiên cứu Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu Biến số Định nghĩa biến số Loại biến Công cụ thu thập Phương pháp thu thập Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng cơ sở vật chất bảo quản thuốc tại khoa Dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017. Diện tích kho Là mặt sàn của mỗi kho được tính bằng m2 Biến dạng số Phụ lục 1 Đo đạc, tính toán diện tích Thể tích kho Là dung tích của mỗi kho được tính bằng m3 Biến dạng số Phụ lục 1 Đo đạc, tính toán thể tích Số lượng từng trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản Là số lượng từng trang thiết bị sử dụng để bảo quản thuốc Biến dạng số Phụ lục 2 Sổ tài sản khoa Dược. Đếm trang thiết bị đang được sử dụng Chiều dài hoặc chiều rộng của giá kệ Là khoảng cách do từ đầu mép bên này sang đầu mép bên kia theo chiều ngang Biến dạng số Phụ lục 1 Đo kích thước
  • 32. nhiệt độ có giá trị đạt so với yêu cầu Là số lần ghi chép có giá trị nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ yêu cầu trong 1 ngày ghi chép Biến dạng số Phụ lục 4 Phiếu theo dõi nhiệt độ, độ ẩm năm 2017 tại kho thuốc Số lần ghi chép độ ẩm có giá trị đạt so với yêu cầu Là số lần ghi chép có giá trị độ ẩm ≤ 70% trong 1 ngày ghi chép Biến dạng số Phụ lục 4 Phiếu theo dõi nhiệt độ, độ ẩm năm 2017 tại kho thuốc Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động nhập, xuất, dự trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017. Giá trị nhập kho Số tiền thuốc nhập Biến dạng số Phụ lục 3 Phiếu nhập kho Giá trị xuất kho Số tiền thuốc xuất kho trong năm Biến dạng số Phụ lục 3 Phiếu xuất kho Giá trị tồn kho Số tiền thuốc tồn kho trong năm Biến dạng số Phụ lục 3 Phiếu tồn kho 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Hồi cứu lại các sổ sách, các hoạt động liên quan đến việc bảo quản , tồn trữ và cấp phát thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong năm 2017. * Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản kho thuốc của khoa dược: - Địa điểm của khoa dược . - Diện tích, thể tích từng kho dược của bệnh viện . - Diện tích , thể tích sử dụng của từng kho . - Diện tích, thể tích của trang thiết bị tại kho. - Danh mục trang thiết bị của các kho tại khoa dược .
  • 33. nhiệt độ , độ ẩm tại các kho. * Đối với hoạt động quản lý nhập,xuất, dự trữ: -Hồi cứu hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc lưu tại khoa dược bao gồm : - Biên bản kiểm kê, báo cáo xuất-nhập-tồn theo định kỳ tháng, quý, năm. 2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu *Tính thời gian giá trị tiền thuốc dự trữ bình quân của bệnh viện năm 2017 ( tháng). Công thức (1): t = B A Trong đó: - t là thời gian dự trữ bình quân giá trị thuốc 1 tháng . -A là giá trị thuốc tồn kho năm 2017. -B là giá trị thuốc sử dụng bình quân 1 tháng *Tính thời gian lượng thuốc dự trữ bình quân của bệnh viện năm 2017 (tháng). Công thức (2): t’ = ' ' B A Trong đó: - t’ là thời gian dự trữ lượng thuốc bình quân một tháng . -A’ là lượng thuốc tồn kho năm 2017. -B’ là lượng thuốc sử dụng bình quân 1 tháng năm 2017. * Sử dụng phần mềm Microsoft Excel với các kỹ thuật phân tích: - Phương pháp tính tỷ trọng. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp mô hình hóa, biểu đồ, đồ thị.
  • 34. NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 3.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị 3.1.1.1. Vị trí kho Hệ thống kho thuốc của kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được đặt tại tầng 1 và tầng 2 của khu nhà A5 của bệnh viện gồm các kho riêng biệt. tầng 1 gồm kho thuốc ống, kho thuốc viên, kho dịch truyền, kho vật tư, kho hóa chất sinh phẩm. Tầng 2 là kho đông y. Kho cấp phát ngoại trú được bố trí tại tầng 1 ở khoa khám bệnh để thuận tiện cho bệnh nhân điều trị ngoại trú đến nhận thuốc sau khi khám bệnh. 3.1.1.2. Diện tích, thể tích các kho Kho dược phải có diện tích đủ rộng để chất xếp bảo quản thuốc ( diện tích hữu ích ), và thuận tiện cho việc kiểm nhập, kiểm xuất, kiểm kê theo định kỳ. Diện tích dành cho đi lại vận chuyển thuốc trong kho trong quá trình nhập, xuất, cấp phát thuốc tại kho (diện tích phụ). Ngoài ra còn có diện tích hành chính sinh hoạt. Bảng 3.2. Diện tích, và thể tích các kho của khoa Dược STT Hệ thống kho Rộng (m) Dài (m) Cao (m) Diện tích (m2 ) Thể tích (m3 ) Loại nhà (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(3)*(4) (7)=(5)*(6) (8) 1 Kho thuốc ống 6.3 7.7 4.2 48.51 203.74 cao tầng 2 kho thuốc viên 6.3 4.2 4.2 26.46 111.13 cao tầng 3 Kho dịch truyền 11.4 3.38 4.2 38.53 161.83 cao tầng 4 Kho ngoại trú 4.4 6.7 3.6 29.48 106.13 cấp 4 5 kho đông y 3.8 5.7 3.6 21.66 77.98 cao tầng
  • 35. tại bảng 3.3 cho thấy 5 kho có kích thước khác nhau, kho thuốc ống có kích thước lớn nhất 48,51m2 ; kho đông y có kích thước nhỏ nhất 21,66m2 . * Cách sắp xếp trang thiết bị của kho thuốc ống. Hình 3.4. Sơ đồ kho thuốc ống GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG Tủ lạnh Tủ lạnh Tủ lạnh Tủ gỗ Bàn KỆ KỆ CỬA Tủ lạnh Bàn GIÁ 4 TẦNG
  • 36. thể tích sử dụng tại kho thuốc ống. Bảng 3.3. Diện tích, thể tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc ống STT Tên thiết bị chất xếp bảo quản Số lượng Rộng (m) Dài (m) Cao (m) Diện tích (m2 ) Thể tích (m3) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)*(5) (8)=(6)*(7) 1 Giá 4 tầng 10 0.5 2.5 1.8 12.5 22.5 2 Kệ 2 0.6 2 1.8 2.4 4.32 3 Tủ gỗ 1 0.5 1.1 2 0.5 1.0 4 Tủ bảo ôn 4 0.6 0.5 2 1.2 2.4 Cộng 16,6 30.22 Diện tích sử dụng trong kho là diện tích của trang thiết bị dùng để chất xếp thuốc tại kho. Theo số liệu bảng trên thì diện tích sử dụng của kho ống là 16.6m2 trong tổng diện tích 48.51 m2 . Diện tích còn lại 31.91m2 dành cho lối đi và xuất, nhập kho . Thể tích sử dụng trong kho ống là thể tích chính của trang thiết bị dùng để chất xếp thuốc trong kho, như vậy thể tích sử dụng trong kho ống là 30.22 m3 trong tổng thể tích 203.74 m3 .
  • 37. xếp trang thiết bị của kho thuốc viên. Hình 3.5. Sơ đồ kho thuốc viên * Diện tích sử dụng tại kho thuốc viên Hình 3.5. Sơ đồ kho thuốc viên Bảng 3.4. Diện tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc viên STT Tên thiết bị chất xếp bảo quản Số lượng rộng (m) Dài (m) Cao (m) Diện tích (m2 ) Thể tích (m3 ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)*(5) (8)=(6)*(7) 1 Giá 4 tầng 9 0.7 1.2 1.8 7.56 13,6 2 Bục 3 0.8 1.2 1.8 2.88 5.18 3 Tủ gỗ 2 0.5 1.1 2 1.1 2.2 4 Tủ bảo ôn 1 0.6 0.5 2 0.30 0.60 Cộng 11.84 21.58 Theo số liệu bảng trên thì diện tích sử dụng của kho viên là 11.84 m2 trong tổng diện tích 26,46 m2 . Diện tích còn lại 14.62 m2 dành cho lối đi và xuất, nhập kho.Thể tích sử dụng trong kho viên là thể tích chính của trang thiết bị dùng để chất xếp thuốc trong kho, như vậy thể tích sử dụng trong kho viên 21.58 m3 trong tổng thể tích 111.13 m3 . GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG Kệ Bàn CỬA Bàn Tủ gỗ Tủ gỗ Tủ lạnh Kệ Kệ
  • 38. xếp trang thiết bị của kho thuốc ngoại trú. Hình 3.6. Sơ đồ kho thuốc ngoại trú * Diện tích và thể tích sử dụng tại kho ngoại trú Bảng 3.5. Diện tích và thể tích sử sụng theo trang thiết bị tại kho ngoại trú STT Tên thiết bị chất xếp bảo quản Số lượng Rộng (m) Dài (m) Cao (m) Diện tích (m2 ) Thể tích (m3 ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)*(5) (8)=(6)*(7) 1 Giá 4 tầng 6 0.5 2.5 1.8 7.5 13.5 2 Bục 1 0.8 1.2 1.8 0.96 1.72 3 Tủ gỗ 1 0.5 1.1 2 0.55 1.10 4 Tủ bảo ôn 1 0.6 0.5 2 0.30 1.00 Cộng 9.31 17.32 Cửa chính Cửa sổ phát thuốc GIÁ 4 TẦNG GIÁ 4 TẦNG Tủ lạnh Giá 4 tầng Giá 4 tầng Giá 4 tầng Giá 4 tầng BÀN Tủ gỗ Kệ
  • 39. bảng trên thì diện tích sử dụng của kho ngoại trú là 9.31 m2 trong tổng diện tích 29.48 m2 . Diện tích còn lại 20.17 m2 dành cho lối đi và xuất, nhập kho . Thể tích sử dụng trong kho ngoại trú là thể tích chính của trang thiết bị dùng để chất xếp thuốc trong kho , như vậy thể tích sử dụng trong kho ngoại trú là 17.32 m3 trong tổng thể tích 106.13 m3 . *Cách sắp xếp trang thiết bị của kho dịch truyền. Hình 3.7. Sơ đồ kho dịch truyền Tủ gỗ Bàn CỬA Kệ
  • 40. tích sử dụng theo trang thiết bị của kho dịch truyền STT Tên thiết bị chất xếp bảo quản Số lượng Rộng (m) Dài (m) Cao (m) Diện tích (m2 ) Thể tích (m3 ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)*(5) (8)=(6)*(7) 1 Bục 16 0.8 2 1.8 25.6 46.08 2 Tủ gỗ 1 0.5 1.1 2 0.55 1.10 Cộng 26.15 47.18 Theo số liệu bảng trên thì diện tích sử dụng của kho dịch truyền 26.15 m2 trong tổng diện tích 38.53 m2 . Diện tích còn lại 12.38 m2 dành cho lối đi và xuất, nhập kho. Thể tích sử dụng trong kho dịch truyền là thể tích chính của trang thiết bị dùng để chất xếp thuốc trong kho, như vậy thể tích sử dụng trong kho ngoại trú là 47.18 m3 trong tổng thể tích 161.83 m3 . *Cách sắp xếp trang thiết bị của kho đông y. Hình 3.8. Sơ đồ khoa Đông y BÀN Tủ gỗ Giá 4 tầng Giá 4 tầng Kệ Kệ Giá 4 tầng Giá 4 tầng Cửa
  • 41. tích sử dụng theo trang thiết bị của kho đông y STT Tên thiết bị chất xếp bảo quản Số lượng Rộng (m) Dài (m) Cao (m) Diện tích (m2 ) Thể tích (m3 ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4)*(5) (8)=(6)*(7) 1 Giá 4 tầng 4 0.7 1.1 1.8 3.08 5.54 2 Bục 2 0.8 2 1.8 2.4 4.32 3 Tủ gỗ 1 0.5 1.1 2 0.55 1.10 Cộng 6.03 10.96 Theo số liệu bảng trên thì diện tích sử dụng của kho đông y 6.03 m2 trong tổng diện tích 21.66 m2 . Diện tích còn lại 15.63 m2 dành cho lối đi và xuất, nhập kho. Thể tích sử dụng trong kho dịch truyền là thể tích chính của trang thiết bị dùng để chất xếp thuốc trong kho, như vậy thể tích sử dụng trong kho đông y 10.96 m3 trong tổng thể tích 77.98 m3 . 3.1.1.3. Trang thiết bị kho Trang thiết bị trong kho dược là những phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ kho, là điều kiện để nâng cao hiệu quả chuyên môn , và đảm bảo chất lượng thuốc trong tồn trữ bảo quản góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
  • 42. lượng trang thiết bị của kho dược bệnh viện năm 2017 STT Trang thiết bị Kho thuốc ống Kho thuốc viên kho dịch truyền kho thuốc ngoại trú Kho đông y cộng I. Thiết bị theo dõi điều chỉnh nhiệt độ , độ ẩm 1 ẩm kế, nhiệt kế 1 1 1 1 1 5 2 Máy hút ẩm 1 1 1 1 1 5 3 Quạt trần 2 2 1 1 1 7 4 quạt thông gió 1 1 1 1 1 5 5 Điều hòa nhiệt độ 2 1 1 1 1 6 II Thiết bị bảo quản thuốc ở nhiệt độ 2-8 độ 1 Tủ bảo ôn 4 1 0 1 0 6 III Thiết bị chất xếp bảo quản 1 Giá 4 tầng 10 9 1 6 4 30 2 Bục 2 3 16 1 2 24 3 Tủ gỗ 1 2 1 1 1 6 IV Thiết bị cấp phát 1 Bàn cấp phát 2 2 1 1 1 5 V Thiết bị phòng chống cháy nổ 1 Bình cứu hỏa 1 1 1 1 1 5 Theo bảng trên cho thấy số lượng trang thiết bị phục vụ tồn trữ tại các kho của khoa dược bệnh viện tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu tồn trữ, bảo quản thuốc.
  • 43. bị dùng để bảo quản thuốc, hóa chất ở nhiệt độ thấp thì kho đông y và kho dịch truyền là hai kho không có thuốc phải yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ 2-80 C nên không có tủ lạnh. 3.1.2.. Đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm Hoạt động bảo quản thuốc phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ, với mỗi loại thuốc khác nhau yêu cầu điều kiện bảo quan khác nhau. Đảm bảo nhiệt độ bảo quản thuốc là thuốc được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất, ở điều kiện bảo quản bình thường, bảo quản ở nhiệt độ khô, thoáng nhiệt độ từ 15-250 C, hoặc tùy vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 300 C. Độ ẩm có ảnh hưởng lớn trong quá trình bảo quản thuốc, vì nếu độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến thuốc bị ẩm mốc nhất là đối với các thuốc đông dược. Vì vậy để bảo quản thuốc tốt cần có độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản. Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong khu vực mà độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu, độ ẩm tương đối không quá 70%. Bảng 3.9. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc ống STT Quý Nhiệt độ (to ) Độ ẩm (f) Ngày có to ≤ 300 C & f ≤70% ≤300 C >300 C ≤ 70% >70% 1 Qúy I 65 0 65 0 65 2 Qúy II 65 0 65 0 65 3 Quý III 64 0 64 0 64 4 Quý IV 66 0 66 0 66 Cộng 260 0 260 0 260 Theo bảng trên cho thấy 260 ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại kho thuốc ống trong năm 2017 thì cả 260 ngày đều có nhiệt độ dưới 300 C và độ ẩm dưới 70%.
  • 44. ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc viên STT Quý Nhiệt độ (to ) Độ ẩm (f) Ngày có to ≤ 300 C & f ≤70% ≤300 C >300 C ≤ 70% >70% 1 Qúy I 65 0 65 0 65 2 Qúy II 65 0 65 0 65 3 Quý III 64 0 64 0 64 4 Quý IV 66 0 66 0 66 Cộng 260 0 260 0 260 Theo bảng trên cho thấy 260 ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại kho thuốc viên trong năm 2017 thì cả 260 ngày đều có nhiệt độ dưới 300 C và độ ẩm dưới 70%. Bảng 3.11. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho dịch truyền STT Quý Nhiệt độ (to ) Độ ẩm (f) Ngày có to ≤ 300 C & f ≤70% ≤300 C >300 C ≤ 70% >70% 1 Qúy I 65 0 65 0 65 2 Qúy II 65 0 65 0 65 3 Quý III 64 0 64 0 64 4 Quý IV 66 0 66 0 66 Cộng 260 0 260 0 260 Theo bảng trên cho thấy 260 ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại kho dịch truyền trong năm 2017 thì cả 260 ngày đều có nhiệt độ dưới 30o C và độ ẩm dưới 70%.
  • 45. ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc ngoại trú STT Quý Nhiệt độ (to ) Độ ẩm (f) Ngày có to ≤ 300 C & f ≤70% ≤300 C >300 C ≤ 70% >70% 1 Qúy I 65 0 65 0 65 2 Qúy II 65 0 65 0 65 3 Quý III 64 0 64 0 64 4 Quý IV 66 0 66 0 66 Cộng 260 0 260 0 260 Theo bảng trên cho thấy 260 ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại kho thuốc ngoại trú trong năm 2017 thì cả 260 ngày đều có nhiệt độ dưới 300 C và độ ẩm dưới 70%. Bảng 3.13. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc đông y STT Quý Nhiệt độ (to ) Độ ẩm (f) Ngày có to ≤ 300 C & f ≤70% ≤300 C >300 C ≤ 70% >70% 1 Qúy I 65 0 65 0 65 2 Qúy II 64 0 64 0 64 3 Quý III 65 0 65 0 65 4 Quý IV 66 0 66 0 66 Cộng 260 0 260 0 260 Theo bảng trên cho thấy260ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm tại kho thuốc đông y trong năm 2017 thì cả 260 ngày đều có nhiệt độ dưới 300 C và độ ẩm dưới 70%.
  • 46. hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 3.2.1. Giá trị xuất-nhập-tồn và thời gian dự trữ thuốc Để đánh giá mức độ dự trữ thuốc của bệnh viện, căn cứ vào báo cáo quý lưu trữ tại khoa dược ta có số liệu giá trị xuất-nhập-tồn kho thuốc trong năm 2017 trong bảng sau: Bảng 3.14. Giá trị tiền thuốc xuất-nhập-tồn kho năm 2017 Đơn vị : Nghìn đồng Thời gian Giá trị nhập kho Giá trị xuất kho Giá trị tồn kho Quý I 32,046,437 26,754,428 6,194,660 Quý II 36,266,662 34,914,934 7,546,388 Quý III 34,245,475 33,988,264 7,803,599 Quý IV 22,622,368 27,491,604 2,934,363 Cả năm 125,180,942 123,149,230 24,479,010 0 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Giá trị nhập kho Giá trị xuất kho Giá trị tồn kho Hình 3.9. Giá trị tiền thuốc xuất – nhập – tồn kho năm 2017 Tiền thuốc nhập vào tương đương với tiền xuất ra của quý đó, quý I nhập kho là 32,046,473 nghìn đồng xuất ra là 26,754,428 . Quý II nhập kho là 36,266,662 nghìn đồng, xuất ra là 34,914,934 nghìn đồng .quý III nhập kho là
  • 47. , xuất ra là 33,988,264 nghìn đồng . quý IV nhập kho 22,622,368 nghìn đồng, xuất kho là 27,491,604. Như vậy giữa cung và cầu là cân đối nhau. Số lượng thuốc tồn kho hàng quý của năm 2017 đều xấp xỉ nhau, quý I là 6,194,660 nghìn đồng, quý II là 7,546,388 nghìn đồng, Quý III là 7,803,599 nghìn đồng . Riêng có Quý IV là quý có số lượng tồn kho thấp nhất 2,934,363 nghìn đồng do Quý IV là quý cuối năm nên bệnh viện không dám dự trữ nhiều thuốc dẫn đến để tồn lại những thuốc sang năm 2018 còn tồn mà bệnh viện không trúng thầu thì sẽ không sử dụng được trong bảo hiểm. *Tình hình dự trữ thuốc trong kho: Việc quản lý tồn trữ dự trữ thuốc hợp lý sẽ đảm bảo được mức độ an toàn trong cung ứng thuốc và hạn chế những bất lợi do thị trường thuốc gây ra. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa chu kỳ cung ứng thuốc là 2 lần/tháng . Để đảm bảo không thiếu thuốc thì thời gian dự trữ phải lớn hơn chu kỳ cung cứng (0,5 tháng). Từ kết quả trên ta có bảng giá trị tiền thuốc dự trữ của bệnh viện, qua đó đánh giá được giá trị thuốc dự trữ bình quân hàng tháng trong năm: Bảng 3.15.Thời gian dự trữ thuốc của bệnh viện năm 2017 Đơn vị : nghìn đồng Stt Nội dung Đơn vị Giá trị 1 Tổng số tiền thuốc sử dụng năm 2017 Nghìn đồng 123,149,230 2 Tiền thuốc bình quân sử dụng một tháng Nghìn đồng 10,262,436 3 Tiền thuốc tồn kho năm 2017 Nghìn đồng 2,934,363 4 Thời gian sử dụng thuốc trung bình Tháng 0,28
  • 48. dụng trong năm là 123.149.230 nghìn đồng, tiền thuốc bình quân sử dụng một tháng là 10.262.436 nghìn đồng, tiền thuốc tồn kho cuối năm là 2,934,363 nghìn đồng và thời gian sử dụng thuốc trung bình là 0,28. 3.2.2. Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc cụ thể. Bảng 3.16.Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc thường dùng của bệnh viện năm 2017 STT Nhóm thuốc SD/ năm SDTB/ tháng (triệu đồng ) Tồn kho Thời gian dự trữ (tháng) (triệu đồng ) (triệu đồng ) (1) (2) (3) (4)=(3)/12 (5) (6)=(5)/(4) 1 Vitamin 1.252 104 901 8.66 2 Corticoid 3.255 271 194 0.72 3 Dịch truyền 6.253 521 288 0.55 4 Kháng sinh 35.392 2.949 886 0.3 5 Tim mạch 12.089 1.007 254 0.25 6 Giảm đau không steroid 4.108 432 105 0.24 Theo bảng trên ta thấy thời gian dự trữ các nhóm thuốc là không giống nhau, cụ thể: Nhóm có thời gian dự trữ lâu nhất là vitamin với thời gian dự trữ là 8.66 tháng, tiếp đến là nhóm corticoid và nhóm dịch truyền lần lượt là 0.72 và 0.55 tháng. Các nhóm có thời gian dự trữ thấp là nhóm kháng sinh với thời gian dự trữ 0.3 tháng, nhóm tim mạch 0.25 tháng , nhóm giảm đau không steroid là 0.24 tháng.
  • 49. dự trữ của một số thuốc nhóm kháng sinh thường dùng năm 2017 TT Tên thuốc ĐVT khoản mục SD/ năm SDTB/ tháng Tồn kho năm Thời gian dự trữ (tháng) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)/ 12 (7) (8)=(7)/(6) 1 Ceftazidim lọ 1 38.073 3.173 5.527 1.7 2 Clarithromycin 500mg viên 1 56.798 4.733 2.830 0.6 3 Ceftriaxone 1g lọ 2 48.491 4.041 3.105 0.7 4 Ciprofloxacin 200mg/100ml túi 3 97.635 8.136 1.999 0.2 5 Metronidazol 500mg/100ml chai 2 57.553 4.796 327 0.1 Theo bảng trên ta thấy nhóm thuốc ceftazidim có thời gian dự trữ thuốc cao nhất là 1.7 tháng, tiếp theo là nhóm ceftiaxone 1g với thời gian dự trữ là 0.7 và clarithomycin 500mglà 0.6. Nhóm có thời gian dự trữ thấp là ciprofloxacin 200mg/100ml với thời gian dự trữ là 0.2 tháng và metronidazol 500mg/100ml 0.1 tháng.
  • 50. lượng dự trữ của một số thuốc nhóm tim mạch thường dùng năm 2017 TT Tên thuốc ĐVT Khoản mục SD/năm SDTB/tháng Tồn kho năm Thời gian dự trữ (tháng) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)/12 (7) (8)=(7)/(6) 1 Amiodarone HCL-150mg/ 3ml ống 1 117 10 21 2.15 2 Enalapril 10mg + Hydrochlorothiazi d Viên 2 148.090 12.341 6.909 0.56 3 Clopidogrel, 75mg Viên 3 63.050 5.254 1.818 0.34 4 Acid Acetylsalicylic 100mg Viên 1 260.321 21.693 6.922 0.32 5 Trimetazidine 35mg Viên 2 35.831 2.986 949 0.31 6 Nitroglycerin 2,6mg Viên 2 517.297 43.108 5.365 0.12 7 Amlodipine Viên 3 108.511 9.043 546 0.06 Nhìn vào bảng trên ta thấy thời gian tồn trữ thuốc của Amiodarone HCL-150mg/ 3ml là cao nhất 2.15 tháng, sau đó đến Enalapril 10mg + Hydrochlorothiazid là 0.56 tháng, thuốc có thời gian dự trữ trung bình là Acid Acetylsalicylic 100mg 0.34 tháng, Acid Acetylsalicylic 100mg 0.32 tháng, Trimetazidine 35mg 0.31 tháng. Thuốc có thời gian dự trữ thấp là Nitroglycerin 2,6mg với thời gian dự trữ là 0.12 tháng và Amlodipin là 0.06 tháng.
  • 51. lượng dự trữ của một số thuốc nhóm hạ nhiệt, giảm đau thường dùng năm 2017 STT Tên thuốc ĐVT khoản mục SD/năm SDTB/ tháng Tồn kho năm Thời gian dự trữ (tháng) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)/ 12 (7) (8)=(7)/ (6) 1 Celecoxib ống 3 6.928 577 2 0.00 2 Meloxicam 7,5mg Viên 1 36.865 3.072 135 0.04 3 Acetaminophen 500mg Viên 1 162.660 13.555 2.340 0.17 4 Diclofenac ống 1 19.543 1.629 397 0.24 5 Paracetamol ống 1 62.499 5.208 3.686 0.71 Lượng tồn kho của một số nhóm thuốc hạ nhiệt giảm đau thường dùng năm 2017 tương đối thấp và không an toàn, có loại không còn số lượng tồn kho như Celecoxib, Meloxicam còn 0.04 tháng sử dụng. Trong nhóm hạ nhiệt giảm đau thường dùng thì paracetamol ống là thuốc có lượng tồn kho an toàn nhất 0.71 tháng sử dụng.
  • 52. lượng dự trữ của một số thuốc nhóm dịch truyền thường dùng năm 2017 STT Tên thuốc ĐVT Khoản mục SD/năm SDTB/ tháng Tồn kho năm Thời gian dự trữ (tháng) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)/12 (7) (8)=(7)/ (6) 1 Natriclorid 0,9% chai 2 599.379 49.948 36.562 0.7 2 Glucose 5% 500ml chai 2 158.734 13.228 2.650 0.2 3 Glucose 10% chai 1 1.727 144 23 0.2 4 Glucose 20% 500ml chai 1 2.424 202 26 0.1 5 Lactated ringers 500ml chai 2 72.260 6.022 0 0.0 Theo số liệu bảng trên ta thấy lượng dự trữ của Natriclorid 0,9% là 0.7 tháng cao nhất trong nhóm dịch truyền, trung bình là glucosse 5% với lượng dự trữ là 2.2 tháng, Glucose 10% là 0.2 tháng, Glucose 20% là 0.1 tháng. Thấp nhất là Lactated ringers không còn số lượng tồn kho.
  • 53. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 Hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc của khoa dược rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thuốc và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện có hệ thống kho chắc chắn với diện tích phù hợp để chất xếp thuốc - VTTH, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản, tồn trữ thuốc. Kho thuốc bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được chia thành 2 khu riêng biệt, Kho cấp phát nội trú gồm kho thuốc viên, kho thuốc ống, kho dịch truyền được đặt tại tầng 1 của tòa nhà A5, kho đông y ở tầng 2 nhà A5 để tiện cho việc cấp phát cho các khoa phòng. Kho thuốc ngoại trú được đặt ở tầng 1 của khoa khám bệnh để thuận tiện cho việc cấp phát thuốc bảo hiểm cho bệnh nhân đi khám bệnh. Nhìn chung kho thuốc được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, vị trí của kho tương đối thuận lợi cho việc nhập xuất hàng hóa. Kho được đặt tại tòa nhà mới xây dựng, nền nhà được lát gạch men sạch sẽ đảm bảo điều kiện vệ sinh, khô ráo, thông thoáng; độ rộng hành lang, kích thước cửa ra vào khá phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, kích thước cồng kềnh như dịch truyền, đạm truyền… Năm kho thuốc tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh có kích thước khác nhau, trong đó kho thuốc ống có kích thước lớn nhất 48,51m2 ; tiếp đến là kho dịch truyền với 38.53 m2 , kho đông y có kích thước nhỏ nhất 21,66m2 . Có sự khác biệt về diện tích các kho là do một số nguyên nhân như sau: Tại bệnh viện đa khoa Tỉnh, kho cấp phát nội trú chia làm 4 kho chính, theo dạng bào chế của từng thuốc. Bệnh viện đa khoa Tỉnh thanh hoá là bệnh viện tuyến cuối cùng của Tỉnh Thanh Hoá, tiếp nhận và điều trị tất cả các bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên; vì vậy tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc dạng tiêm, tiêm truyền cao hơn rất nhiều so với dùng theo đường uống, vậy nên bệnh viện nhập tỷ lệ
  • 54. đường dùng này cao hơn so với các dạng dùng còn lại, dẫn đến cần một diện tích kho lớn hơn để dự trữ và lưu kho. Các dung dịch tiêm truyền thường dạng bào chế có kích thước to hơn dạng bào chế khác, vì vậy cũng chiếm một diện tích lưu kho lớn hơn. Kho đông y được bố trí trên tầng 2 nên công tác vận chuyển nhập hàng gặp ít nhiều khó khăn, các công ty nhập hàng phải vận chuyển hàng thành nhiều chặng mới có thể mang hàng nhập vào kho. Kho Đông y của Bệnh viện đa khoa Tỉnh chỉ tiến hành nhập các thuốc đông dược đã được chế biến sẵn sau đó bốc theo đơn thuốc của các bác sỹ và gói thành thang thuốc. Khi có y lệnh của Bác sỹ, các điều dưỡng viên sẽ lĩnh thuốc đông y theo các thang thuốc đã được bốc theo y lệnh và tiến hành sắc thuốc tại khoa lâm sàng . Khoa Dược không tiến hành sắc thuốc cho bệnh nhân nên không có khu vực dành riêng cho việc sắc thuốc. Bên cạnh đó, các bệnh nhân điều trị Đông y ở bệnh viện đa khoa Tỉnh cũng rất thấp chỉ chiếm tỷ lệ 2% bệnh nhân toàn viện. Đa số các bệnh nhân điều trị Đông y là phục hồi chức năng, châm cứu… vì vậy lượng thuốc tiêu thụ hàng năm rất thấp so với thuốc tân dược, nên lượng hàng hoá lưu kho cũng không nhiều, do vậy diện tích kho đông y là nhỏ nhất trong các kho thuốc của Bệnh viện đa khoa Tỉnh. Kho thuốc ngoại trú của bệnh viện đa khoa tỉnh là kho lưu trữ thuốc để cấp phát thuốc ngoại trú cho bệnh nhân khám bệnh tại phòng khám mà không phải nằm viện, lượng thuốc tồn trữ trong kho là không nhiều với lý do kho ngoại trú là một kho lẻ của các kho thuốc nội trú. Lượng hàng hóa dự trữ tại đây rất ít về chủng loại và số lượng để tránh tình trạng tồn kho không cần thiết. Vào cuối buổi chiều hàng ngày thủ kho của kho ngoại trú sẽ kiểm kê lại lượng hàng còn tồn lại trong kho và lên danh sách những hàng cần thiết để cấp phát cho ngày mai. Lúc này thủ kho và thống kê kho ngoại trú mới tiếp tục lĩnh thuốc từ kho nội trú để thực hiện cấp phát cho ngày hôm sau, do vậy nên diện tích kho ngoại trú cũng không quá rộng.
  • 55. kho đều được bố trí theo chiều dọc. Theo khuyến cáo của WHO, đây là cách bố trí hợp lý, Tất cả các kho đều có diện tích hữu ích chiếm tỉ lệ 1/3 – 2/3 so với diện tích xây dựng của kho. Tuy nhiên trên thực tế vào thời điểm đầu tháng, lượng hàng hóa nhập về khá lớn để dùng cho cả tháng, kích thước hàng hóa của thuốc ống và dịch truyền khá cồng kềnh nên thỉnh thoảng vẫn sảy ra tình trạng thùng thuốc không còn giá kệ để đặt, vẫn phải đặt xuống đất chưa thực sự đảm bảo yêu cầu bảo quản. Đối với kho dịch truyền có những thời điểm hàng chất cao hơn 2.5m dẫn đến gây khó khăn cho việc cấp phát thuốc. Ngoài cơ sở vật chất, để đảm bảo tốt được chất lượng thuốc thì trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản và biện pháp bảo quản cũng hết sức quan trọng nhất là yếu tố nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi chất lượng thuốc. Nhiệt độ và độ ẩm cao làm tăng tốc độ phân hủy của thuốc, tạo điều kiện cho nấm mốc và côn trùng phát triển mạnh. Do vậy hai yếu tố này luôn phải được quan tâm duy trì kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ trong quá trình bảo quản tại kho. Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: giới hạn nhiệt độ, độ ẩm, việc bảo vệ tránh ánh sáng…được duy trì suốt trong thời gian bảo quản. Số lượng các trang thiết bị của các kho bảo quản của Khoa dược, bệnh viện đa khoa Tỉnh được trang bị khá đầy đủ, tất cả các kho đều có ẩm kế, nhiệt kế để đo nhiệt độ và độ ẩm của kho trong ngày. Các ẩm kế và nhiệt kế đều đạt tiêu chuẩn theo đánh giá đo lường của các cơ quan chức năng và định kỳ được đem đi hiệu chuẩn để có độ đo chính xác nhất. Các trang thiết bị để đảm bảo cho nhiệt độ và độ ẩm được duy trì theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế luôn được bệnh viện quan tâm, cụ thể là tất cả các kho đều được trang bị quạt trần, quạt thông gió, máy hút ẩm, điều hoà nhiệt độ. Ở những kho có diện tích lớn như kho thuốc ống thì số lượng quạt trần và điều hoà nhiệt độ được tăng thêm để phù hợp với diện tích. Một số thuốc do điều kiện bảo quản khắt khe hơn ở
  • 56. như Insulin, SAT... bắt buộc phải bảo quản trong tủ lạnh. Những thuốc này đa số là những dạng thuốc ống, thuốc viên, vì vậy kho thuốc ống được trang bị 4 tủ lạnh, kho thuốc viên 1 tủ lạnh và kho ngoại trú 1 tủ lạnh để phục vụ cho việc bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu của từng loại. Riêng đối với các thuốc tại kho dịch truyền và kho đông y do đặc thù bảo quản của các thuốc này không cần ở nhiệt độ 2-80 C nên bệnh viện không trang bị tủ lạnh tại các kho này. Do trang thiết bị đáp ứng được nhu cầu tồn trữ thuốc tại kho nên nhiệt độ và độ ẩm của tất cả các kho của Bệnh viện luôn được đảm bảo. Hàng ngày các thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm để đưa mức nhiệt độ, độ ẩm về đúng mức quy định bằng cách sử dụng các trang thiết bị như máy hút ẩm, điều hòa nhiệt độ…, sau đó có ghi chép lại nhiệt độ độ ẩm hàng ngày vào sổ theo dõi 2 lần/ ngày, đạt yêu cầu của GSP. Cụ thể là trong thời gian 260 ngày nghiên cứu chúng tôi theo dõi tại các kho thì tất cả 260 ngày này đều có nhiệt độ thấp hơn 300 C và độ ẩm thấp hơn 700 C. Với một nền nhiệt độ và độ ẩm của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Thanh Hoá là tỉnh bắc miền trung, khí hậu nóng ẩm việc duy trì nhiệt độ và độ ẩm như trên nhất thiết phải cần đến các trang thiết bị để hỗ trợ. Bệnh viện đa khoa Tỉnh đã làm rất tốt tiêu chí này theo đúng thông tư quy định của Bộ Y tế đảm bảo việc thuốc được bảo quản theo đúng nhiệt độ, độ ẩm quy định. Không để yếu tố nhiệt độ, độ ẩm làm ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc, ảnh hưởng tới kết quả điều trị và tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. So với bệnh viện y dược cổ truyền thanh hóa [13]và bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh tỉnh thanh hóa [11] thì trang thiết bị của bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đầy đủ hơn rất nhiều. Tuy nhiên do kho không có cán bộ chuyên trách nên việc ghi chép không mang tính quản lý tập trung, có lúc vẫn còn ghi để đối phó. Ở các kho, đặc biệt là các kho có diện tích lớn mỗi kho chỉ có 1 nhiệt kế và 1 ẩm kế được gắn tại một vị trí cố định như vậy sẽ không kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm trong toàn bộ kho. Do trong kho chỉ có 1 máy hút ẩm, đa số các kho chỉ có 1
  • 57. lượng thuốc trong kho thường nhiều, xếp lên kệ theo chồng cao nên nhiệt độ, độ ẩm tại các vị trí không đều nhau. Vì vậy để cải thiện tình hình này, có thể theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại nhiều vị trí khác nhau trong kho thì phải gắn thêm nhiệt kế, ẩm kế và có thể đo bằng cách di chuyển nhiệt kế tới nhiều vị trí trong kho. Về các thiết bị khác như giá, bục, tủ, bàn cấp phát thuốc tuỳ vào diện tích kho và yêu cầu lượng hàng hoá dự trữ trong kho mà có khác nhau về số lượng từng loại trong từng kho. Các giá kệ trong kho được sắp xếp khá phù hợp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra; các thuốc được xếp theo nhóm tác dụng, có sơ đồ kho minh họa nên khá thuận lợi cho việc di chuyển lấy hàng cấp phát thuốc của các thủ kho. Các giá kệ có chiều cao hợp lý với chiều cao của nhà kho, đa số là các giá 4 tầng, hàng hóa có thể được đặt sát trần kho; nâng cao được dung tích chứa hàng. Các trang thiết bị này được sắp xếp trong kho theo đúng quy định: khu vực tiếp nhận, khu vực kiểm tra hàng hóa, khu vực cấp phát thuốc, khu vực bảo quản thuốc. Cụ thể ở kho ngoại trú và kho thuốc dịch truyền, có khu vực nhập hàng và xuất hàng riêng biệt rất thuận tiện cho việc tiếp nhận, kiểm tra hàng hóa vào kho và cấp phát thuốc ra khỏi kho; đảm bảo hàng hóa lưu thông theo một chiều một cửa vào một cửa ra, tránh tình trạng lộn xộn, mất kiểm soát giữa hai luồng hàng hóa này. Tuy nhiên việc sắp xếp này cũng chưa hoàn toàn tách bạch riêng rẽ các chức năng ở các kho còn lại, cụ thể: đối với kho thuốc ống, kho thuốc viên và kho thuốc Đông y, chỉ duy nhất có một cửa ra vào vừa dùng để nhập hàng và vừa cấp phát thuốc, tuy đã được bố trí hai bàn làm việc hai bên cửa với mục đích một bàn cấp phát, một bàn tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa nhưng vẫn bị chồng chéo dồn ứ đặc biệt là vào thời điểm nhập hàng nhiều như đầu tháng. Còn tồn tại các hạn chế này là do trong lúc xây dựng mới, bệnh viện chưa tính toán để thiết kế kho cho phù hợp với tiêu chí. Trong các kho, nếu có, đều bố trí khu vực riêng để bảo quản lạnh, bảo quản thường và mát. Đối với các thuốc yêu cầu bảo quản đặc biệt như thành phẩm
  • 58. – hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc cũng được bảo quản ở các khu vực riêng theo đúng quy định của Bộ Y tế. Đối với việc đảm bảo an toàn kho trong khi sử dụng, bệnh viện cũng đã trang bị đầy đủ ở tất cả các kho hệ thống cứu hoả tự động. Đây là một trang thiết bị không thể thiếu để đảm bảo cho việc phòng chống và xử lý các sự cố không mong muốn khi sảy ra. Có thể nói, nhìn chung Bệnh viện đa khoa Tỉnh đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ tồn trữ tại các kho, đáp ứng được nhu cầu tồn trữ theo quy định của Bộ Y tế. 4.2. Về hoạt động xuất-nhập-tồn và dự trữ của một số thuốc. Có thể thấy, giá trị nhập hàng của từng quý tương đương với giá trị xuất điều đó chứng tỏ giữa cung và cầu tương đối cân xứng với nhau. Cả năm 2017 giá trị tồn kho so với lượng nhập chiếm tỷ lệ xấp xỉ 19,55%. Quý IV có lượng hàng nhập thấp hơn hẳn các quý còn lại có nhiều lý do như sau: các thuốc bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa sử dụng để khám và điều trị tại bệnh viện đa phần là thuốc trúng thầu BHYT sau khi đấu thầu tập trung tại Sở y tế. Gói thầu tập trung cấp địa phương năm 2017 có hiệu lực từ tháng 1 năm 2017 đến hết tháng 12 năm 2017. Vì vậy vào tháng cuối quý bệnh viện phải cân đối lượng tồn kho hợp lý, vừa không để thiếu thuốc trong giai đoạn giao thầu khi các công ty trúng thầu chưa kịp cung ứng hàng hóa, vừa không để lượng tồn kho quá lớn gây khó khăn trong vấn đề bảo quản thuốc, chiếm dụng quỹ BHXH và gặp khó khăn trong vấn đề quyết toán BHYT trong giai đoạn này. Việc tính toán lượng tồn kho trong tháng cuối quý IV rất quan trọng vì vậy bệnh viện luôn cân nhắc để lượng tồn kho hợp lý nhất. Tỷ lệ tồn kho của quý IV giảm rõ rệt so với các quý trước đó trong cùng một năm, điều này là hoàn toàn phù hợp với việc đây là quý cuối cùng của đợt chốt thầu. Các quý trước đó lượng tồn kho tương đối bằng nhau, chứng tỏ số lượng dự trữ thuốc của bệnh viện tương đối ổn định, không bị tăng giảm một cách đột biến.
  • 59. trù và gọi hàng được tiến hành đều đặn, thường xuyên hàng tháng. Khoa Dược gọi hàng cho các công ty trúng thầu theo 2 hình thức là email và điện thoại. Thủ kho căn cứ vào vào lượng tiêu thụ tháng trước, lượng tồn kho và kinh nghiệm để dự trù, các dự trù này sau khi được tổ nghiệp vụ kiểm tra lại, kết hợp với các đề xuất từ các khoa lâm sàng sẽ tiến hành tổng hợp lập thành dự trù và báo cáo lãnh đạo, tiến hành gọi hàng. Hàng tháng, khoa Dược làm dự trù thuốc làm hai lần vào đầu tháng và bổ sung vào ngày 15 hàng tháng nếu có phát sinh nhu cầu mua thuốc. Giá trị thuốc tồn trữ dự trữ bình quân năm 2017 của bệnh viện là 0.28, tương đương với 8 ngày tồn kho là thấp đối với một bệnh viện hạng 1 tuyến cuối của tỉnh, chuyên điều trị những ca bệnh nặng được chuyển lên từ tuyến dưới. Với lưu lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ở bệnh viện ngày càng đông, việc dự trữ thuốc với thời gian ngắn như vậy dễ dẫn đến tình trạng thiếu thuốc cục bộ, gây khó khăn trong vấn đề cấp phát thuốc, điều trị tại bệnh viện, đặc biệt có những giai đoạn hàng bị đứt vì các nguyên nhân khách quan. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa có một lợi thế tọa ngay giữa trung tâm Thành phố, các công ty Dược cung ứng thuốc đóng trên địa bàn tỉnh khá gần với bệnh viện nên cũng là một yếu tố rất thuận lợi trong vấn đề cung ứng thuốc. Tuy nhiên, một số công ty cung ứng không có trụ sở hoặc chi nhánh tại Thanh Hóa, việc cung ứng hàng hóa sẽ chậm hơn. Vì vậy việc dự trữ hàng hóa là 0.28 vẫn là một chỉ số khá thấp và nhiều rủi ro, trong tình huống công ty cung ứng không kịp giao hàng sẽ dẫn đến khó khăn trong việc không có thuốc dùng tại bệnh viện. Đặc biệt có những giai đoạn hàng hóa bị đứt một thời gian khá dài do các nguyên nhân khách quan như hàng hóa nhập khẩu không thông quan, hết nguyên liệu sản xuất…hoặc những giai đoạn giao thầu, chờ kết quả đấu thầu mới. Trong khi đó lượng thuốc tồn kho dự trữ của bệnh viện đa khoa Phụ Dực huyện Quỳnh phụ Tỉnh Thái Bình có giá trị thuốc tồn kho dự trữ trong năm 2010 đạt tỷ lệ 1.8 lượng thuốc sử dụng [6], bệnh viện Nam thăng
  • 60. trị thuốc tồn kho dự trữ từ năm 2008 dến 2010 đạt tỷ lệ 1,3 lượng thuốc sử dụng [9], bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc – Nghệ An trong năm 2012 đạt tỷ lệ 1,7 lượng thuốc sử dụng [10].Như vậy so sánh lượng tỷ lệ tồn kho dự trữ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa với một số bệnh viện nêu trên là rất thấp, để tránh rủi ro trong vấn đề cung ứng thuốc đặc biệt là những thuốc tối cần không thể thay thế được Khoa Dược cần tham mưu cho Hội đồng thuốc và điều trị, Ban giám đốc bệnh viện có kế hoạch tồn trữ hàng hóa phù hợp. Việc tồn trữ các nhóm thuốc trong bệnh viện có sự khác nhau, thuốc có thời gian dự trữ lâu nhất là nhóm Vitamin với thời gian dự trữ là 8.66 tháng, tiếp đến là nhóm Corticoid với thời gian dự trữ 0.72 tháng. Đứng thứ 3 về thời gian dự trữ là nhóm Dịch truyền: 0.55 tháng, thấp nhất là nhóm giảm đau không steroid 0.24 tháng. Với thời gian dự trữ cụ thể của từng nhóm thuốc chúng ta có thể thấy có sự chênh lệch khá rõ rệt. Các nhóm thuốc điều trị như kháng sinh, tim mạch, corticoid….là những nhóm thuốc rất cần, không thể thay thế được trong điều trị, đặc biệt đối với bệnh viện tuyến cuối của tỉnh lại có thời gian dự trữ khá thấp, thậm chí chưa đến nửa tháng lượng hàng hóa đã hết. Đây là một vấn đề lớn trong cung ứng mà bệnh viện cần xem lại để đảm bảo độ an toàn trong vấn đề cung ứng. Đặc biệt hơn là nhóm thuốc bổ trợ như Vitamin lại có thời gian dự trữ lên đến 8,6 tháng, điều này dẫn đến việc chiếm giữ một lượng tiền lớn của bệnh viện cho một nhóm thuốc không phải thuốc tối cần, thuốc cấp cứu, chiếm giữ một diện tích kho nhất định trong một khoảng thời gian dài. Việc này gây khó khăn cho vấn đề bảo quản hàng hóa về hạn dùng, chế độ bảo quản; ngoài ra còn gây chiếm dụng quỹ Bảo hiểm y tế không cần thiết cho nhóm hàng là các thuốc bổ trợ. Bệnh viện đa khoa tỉnh cần nghiêm túc nhìn nhận đánh giá lại tình trạng tồn trữ cuả bệnh viện, cân bằng việc tồn trữ giữa các nhóm thuốc, đặc biệt là cần kéo dài thời gian tồn trữ của các nhóm thuốc cấp cứu, thuốc điều trị… là những thuốc cực kỳ cần
  • 61. viện tuyến cuối của tỉnh, giảm tỷ lệ tồn trữ của nhóm thuốc bổ trợ để tránh chiếm giữ lượng tiền lớn của bệnh viện cho nhóm thuốc này. Đối với nhóm thuốc kháng sinh, tỷ lệ tồn trữ tập trung nhiều ở nhóm Betalactam, đặc biệt là các Cephalosporin thế hệ 3 như Ceftazidim có thời gian tồn trữ gần 2 tháng, Ceftriaxon thời gian dự trữ là 0,7 tháng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với phân hạng bệnh viện và mô hình bệnh tật của bệnh viện, tỷ lệ tồn kho hai hoạt chất cephalosporin thế hệ 3 này nằm ở mức an toàn đối với việc cung ứng thuốc. Đối với nhóm Quiolon thì thuốc được dùng nhiều nhất là Ciprofloxacin với 97.635 túi/ tháng nhưng thời gian tồn trữ chỉ 0.2 tháng tương đương với thời gian lưu kho khi hết tháng là 6 ngày. Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rất rộng,có tác dụng với phần lớn các mầm bệnh quan trọng. Phần lớn các vi khuẩn Gram âm, kể cả Pseudomonas và Enterobacter đều nhạy cảm với thuốc. Việc dùng số lượng lớn hoạt chất này tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh hóa là hoàn toàn phù hợp với mô hình bệnh tật và tuyến sử dụng, tuy nhiên việc dự trữ thuốc với thời gian ngắn như vậy là một rủi ro với bệnh viện nếu như công ty trúng thầu không cung ứng kịp thời. Kháng sinh khác như Metronidazol 500mg/ 100ml dạng tiêm truyền cũng có thời gian lưu kho khá ngắn chỉ 0,1 tháng, tương tự như kháng sinh Ciprofloxacin. Kháng sinh Clarithromycin 500mg viên uống có thời gian lưu kho là 0,6 tháng, là một chỉ số được coi là phù hợp và an toàn cho vấn đề lưu kho. Thuốc tim mạch là nhóm thuốc cũng được dùng với tỷ lệ khá lớn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa, với đặc trưng người bệnh mắc các bệnh tim mạch cần phẫu thuật khá cao được chuyển lên từ tuyến dưới. Các thuốc tim mạch được dùng tại bệnh viện đa số dùng theo đường uống. Nổi bật là Nitroglycerin 2,6mg dạng viên uống là một thuốc chống đau thắt ngực thuộc dẫn xuất Nitrat, được biết đến với tác dụng giãn cơ trơn, giảm tiền gánh và hậu gánh dẫn đến giảm sử dụng oxy cơ tim và giảm công năng tim; giãn mạch

Chủ đề