Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Nằm trên con phố chính của trung tâm Hà Nội, bảo tàng gồm 4 tầng với hàng nghìn các loại tư liệu và hiện vật. Phải gần 10 năm để tìm kiếm và thu thập trên khắp cả nước, bảo tàng Phụ nữ VN mới có được những hình ảnh, các bộ trang phục, và những kỷ vật mang đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam.

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân lên nền đá cẩm thạch của bảo tàng là bức tượng mang tên “Mẹ Việt Nam”, được thiết kế bởi nghệ sĩ Nguyễn Phú Cường, hiện diện trang nghiêm ngay ở sảnh ra vào.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Bức tượng "Mẹ Việt Nam" là biểu tượng của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

“Mẹ Việt Nam” miêu tả hình tượng một người phụ nữ đang đỡ cậu con trai của mình trên vai. Bàn tay phải như đang đẩy những khó khăn, sóng gió xuống dưới chân mình, nhằm che chắn và bảo vệ cho con.

Với một không gian không lớn và tổng diện tích trưng bày chỉ gần  2.000m2, nhưng những gì có trong Bảo tàng Phụ nữ VN thực sự mang đến cho người xem một trải nghiệm vô cùng thích thú. Bảo tàng luôn có 3 chủ đề chính là: Phụ nữ trong gia đình (hôn nhân, sinh đẻ, cuộc sống gia đình), Phụ nữ trong lịch sử (các nhân vật lịch sử), Thời trang nữ (thời trang về nghệ thuật tạo hoa văn, trang sức trang điểm, nhuộm răng và ăn trầu). Khi đến với Bảo tàng, du khách sẽ cảm thấy hết sức thú vị bởi hơn 1.000 hiện vật ở hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng  thực sự rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam, dường như chúng đều “biết nói” và “giao lưu” với du khách chứ không “lạ lẫm” và “lạnh lẽo” như các bảo tàng khác.

Tầng thứ hai của bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật từng gắn liền với cuộc sống trong gia đình của người phụ nữ Việt Nam, từ lúc kết hôn, sinh đẻ cho đến cuộc sống gia đình.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Xen giữa những hiện vật thể hiện một cuộc sống bình yên của người phụ nữ là các hiện vật được lưu lại trong chiến tranh. Những bức ảnh thể hiện cảnh giam cầm, thẩm vấn của kẻ địch sẽ khiến bất cứ ai xem cũng cảm nhận được sự kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Nếu tầng 3 là những hiện vật trưng bày về phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh, thì đến tầng 4 lại là nơi giới thiệu những loại trang phục của người phụ nữ Việt Nam trong suốt chặng đường dài lịch sử, bên cạnh đó là thông tin về 54 dân tộc anh em trên cả nước.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Trang phục truyền thống của phụ nữ các dân tộc thiểu số

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Phiên bản tà áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Dù mô hình ma nơ canh cứng nhắc không thể hiện được trọn vẹn nét đẹp mềm mại của những bộ trang phục này song nó vẫn đủ để chúng ta mở rộng tầm mắt, hiểu hơn về văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Thông qua những bộ trang phục này, ta có thể nhận thấy sự khéo léo và tinh tế của người phụ nữ Việt Nam trong cách ăn mặc.

Bảo tàng phụ nữ Việt Nam còn có “Phòng Khám phá” cho trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Tại đây, các em có cơ hội tham gia nhiều hoạt động khác nhau nhằm rèn luyện kỹ năng sống, lĩnh hội các kiến thức về giá trị lịch sử, văn hóa, tri thức dân gian tộc người một cách dễ dàng, đơn giản mà lại hiệu quả.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

“Phòng khám phá” trong Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Bên cạnh đó, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam còn tổ chức các chương trình dành cho công chúng, các hoạt động giáo dục và triển lãm chuyên đề, lưu động, tổ chức hội thảo, liên kết, hợp tác, phát triển… Ví dụ như hiện tại, Bảo tàng đang hợp tác với Bảo tàng Singapo tổ chức triển lãm “Khám phá Singapo, sắc màu di sản”. Không chỉ giới thiệu văn hóa ở trong nước, mà phát triển và giới thiệu văn hóa của nhiều vùng miền khác trên toàn thế giới cũng là một trong những tiêu chí mà Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam quan tâm.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Khi đến với Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, du khách không chỉ được tìm hiểu về văn hóa trong nước, mà còn có cơ hội được khám phá rất nhiều nền văn hóa trên thế giới.

Đến với Bảo tàng phụ nữ Việt Nam trong thời điểm này, có thể thấy rất đông du khách tới thăm quan. Đây quả thực là một công việc đầy ý nghĩa để chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Rất đông du khách tới thăm quan bảo tàng

Một điều nữa khiến bảo tàng Phụ nữ VN luôn đẹp và thu hút khách tham quan bởi sự gần gũi trong các kỷ vật, và sự phong phú đa dạng của những hiện vật ấy. Người xem có thể thấy những gì đang trưng bày vừa thân quen lại vừa bí ẩn, bởi mỗi thứ được hiện diện tại đây đều có một câu chuyện hay để kể, không quá “đao to búa lớn”, hết sức bình dị nhưng lại ẩn giấu những “anh hùng” hy sinh nhẫn nhịn như đức tính của chính các mẹ các chị trong gia đình mỗi người Việt.

Ngày 25/3/2021, sinh viên lớp 18F3.DL1 đã có một buổi đi thực tế tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam trong khuôn khổ môn học “Tiếng Pháp du lịch khách sạn” dưới sự tổ chức của cô Nguyễn Cảnh Linh – giảng viên giảng dạy môn học. Trong chuyến đi, sinh viên chúng em còn được hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ bởi chú Mai Hoài Nam – một hướng dẫn viên du lịch đã có hơn hai mươi năm kinh nghiệm và chị Nguyễn Thị Minh Ngọc – thực tập sinh ngành du lịch.

Tâm huyết với công tác đào tạo, cô Nguyễn Cảnh Linh luôn mong muốn ngoài những giờ học lý thuyết trên lớp, các bạn sinh viên có thể được trực tiếp trải nghiệm và học cách xử lý tình huống trong thực tế, qua đó dần tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm hữu ích phục vụ cho nghề nghiệp tương lai.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Sảnh chính bảo tàng

Vài nét về bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Bảo tàng phụ nữ Việt Nam nằm trên con phố Lý Thường Kiệt – Hà Nội, được thành lập năm 1987 nhằm tôn vinh vẻ đẹp và vai trò của người phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ. Đây được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại Hà Nội.

Bảo tàng gồm có bốn tầng với ba chủ đề Trưng bày xuyên suốt: Phụ nữ trong Gia đình; Phụ nữ trong Lịch sử; Thời trang nữ và Trưng bày chuyên đề: Tín ngưỡng thờ Mẫu:Tâm, Đẹp, Vui. Tại đây lưu giữ rất nhiều hiện vật và tư liệu có giá trị về vẻ đẹp người phụ nữ Việt.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Trang phục ngày cưới xưa

Lộ trình tham quan từng khu vực

Theo hướng dẫn của chú Mai Hoài Nam, các bạn sinh viên bước đầu tham quan bảo tàng tự do và tự rút ra cho mình những cảm nhận riêng. Sau một tiếng tham quan, cô Cảnh Linh tập hợp mọi người tại sảnh và nghe chú Nam thuyết minh. Mở đầu chú giới thiệu khái quát về bảo tàng và dẫn cả đoàn vào không gian trưng bày đầu tiên theo chủ đề: “Áo dài”. Tiếp đến, cả đoàn tiếp tục thăm quan tầng hai với chủ đề “Phụ nữ trong Gia đình” và tầng ba có chủ đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu”. Các bạn sinh viên chăm chú lắng nghe chú Nam chia sẻ kiến thức cũng như những kỹ năng làm nghề hướng dẫn viên du lịch.

Cảm nhận về buổi học thực tế

Với vai trò là một sinh viên may mắn có cơ hội được tham gia buổi học thực tế tại Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, em đã có những trải nghiệm tuyệt vời cùng với chú Nam, cô Cảnh Linh, chị Nguyễn Thị Minh Ngọc – thực tập sinh và các bạn sinh viên lớp 18F3.DL1. Dưới sự hướng dẫn tận tình, hóm hỉnh từ chú Nam, buổi học thực tế thú vị đã khiến các bạn sinh viên cảm thấy hứng thú và thêm phần yêu thích nghề hướng dẫn viên du lịch.

Qua chia sẻ của chú Mai Hoài Nam, điều cần có ở một người hướng dẫn viên, đó không phải là những lời học thuộc khô khan, máy móc, mà là những kiến thức thực tế và tình cảm với mảnh đất chữ S, để giúp khách du lịch thực sự được tiếp cận và hiểu thêm quốc gia mà mình đặt chân tới. Từ đó, những ấn tượng tốt đẹp về con người và đất nước Việt Nam sẽ được lưu lại mãi mãi trong tâm trí của khách du lịch.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Đoàn di chuyển lên tầng hai

Với em, sau khi được truyền lửa nhiệt huyết của chú Nam, em nhận ra rằng một người hướng dẫn viên cũng được coi như là một thông dịch viên, một đại sứ truyền đạt những gì tốt đẹp nhất bằng kiến thức và ngôn từ của mình với khách du lịch để họ có thể hiểu rõ và thêm yêu mến văn hóa và con người Việt Nam, để rồi dù có đặt chân đến bất cứ nơi nào trên thế giới, trái tim họ vẫn luôn dành một phần quan trọng cho mảnh đất hình chữ S mộc mạc thân yêu, cho con người Việt Nam chân thành và mến khách.

Ngoài những kiến thức về nghiệp vụ, chú Nam đã giúp sinh viên chúng em có thêm nhiều kiến thức văn hóa – xã hội bổ ích về chủ đề người phụ nữ Việt Nam. Chúng em đã hiểu thêm về những sự hy sinh vất vả của những người bà, người mẹ, người chị xưa và nay, và dù đến từ vùng miền nào, dân tộc nào thì vẻ đẹp của người phụ nữ Việt cũng luôn ánh lên rạng rỡ.

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
  Trang phục người dân tộc thiểu số trong ngày cưới

Có lẽ không chỉ riêng em, mà trong tâm trí các bạn sinh viên hôm ấy, buổi học trải nghiệm bổ ích và lý thú này là một kỷ niệm rất đáng nhớ trong quãng đời sinh viên.

                                                                               Bài: Ngô Thanh Mai – 18F3.DL1

                                                Ảnh: Minh Ngọc, Mai Chi – 18F3.DL1

Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam
Bài thu hoạch về Bảo tàng phụ nữ Việt Nam