Bài viết về lịch sử văn hóa đồng nai

Không chỉ có những danh lam thắng cảnh với hệ sinh thái tự nhiên, Đồng Nai còn có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật... hấp dẫn người yêu du lịch văn hóa.

Đồng Nai có bề dày lịch sử hình thành và phát triển nên tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng. Ảnh: Thoại Kha

Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu Trấn Biên có tuổi đời hơn 300 năm, tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 15ha, thuộc địa phận phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Văn miếu là trung tâm văn hóa, giáo dục đầu tiên của tỉnh Đồng Nai nói riêng và của vùng Nam Bộ nói chung.

Văn Miếu Trấn Biên được xem như Văn Miếu - Quốc Tử Giám của miền Nam. Ảnh: Thoại Kha

Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng nét kiến trúc trang nhã và cổ kính truyền thống, với mái ngói màu xanh ngọc, nhiều hạng mục giống với Văn Miếu - Quốc Tử Giám; đồng thời thấy được giá trị về văn hóa, giáo dục từ thuở sơ khai của người Việt phương Nam.

Thành cổ Biên Hòa

Thành cổ Biên Hòa (Thành Cựu, Thành Kèn, Thành Xăng Đá) tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa. Đây là một trong những thành lũy quân sự lớn nhất trong lịch sử xây dựng thành ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay.

Thành cổ Biên Hòa là biểu tượng của quân dân Đồng Nai và Nam Bộ trong suốt chiều dài lịch sử bảo vệ mảnh đất phương Nam. Ảnh: Thoại Kha

Thành cổ hiện tại vẫn còn dấu tích của những bức tường thành xây bằng đá ong từ thuở sơ khai. Hai tòa thành phía Đông và phía Tây mang kiến trúc Pháp đặc trưng với những ô cửa mái vòm.

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (Đền Bình Kính) được người dân lập nên để ghi nhớ công lao khai khẩn vùng đất Biên Hòa và Nam Bộ của bậc công thần đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đền tọa lạc tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh nằm trọn trong Cù lao Phố hướng ra sông Đồng Nai. Ảnh: Thoại Kha

Bên trong di tích có một số công trình tiêu biểu: Tượng Nguyễn Hữu Cảnh, nhà Văn bia Biên Hòa – Đồng Nai, chính điện… Du khách đừng quên tìm hiểu về địa danh Cù lao Phố - nơi Nguyễn Hữu Cảnh đặt chân đến đầu tiên khi kinh lược xứ Đồng Nai, cùng những công trạng của ông trong việc xác lập chủ quyền ở Nam Bộ.

Mộ cự thạch Hàng Gòn

Mộ cự thạch Hàng Gòn, còn gọi là Mả Ông Đá hay Mộ Đông Dương. Ngôi mộ nằm tại xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, là một di tích khảo cổ quốc gia đặc biệt, thuộc loại hình mộ táng dolmen quý hiếm ở Việt Nam và thế giới, có niên đại 150 năm trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên.

Mộ cự thạch Hàng Gòn có dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương và trụ đá dài. Ảnh: Thoại Kha

Du khách tham quan sẽ được tìm hiểu về Mộ cự thạch Hàng Gòn trong tiến trình lịch sử, cùng những những câu chuyện và bí ẩn xoay quanh việc xây dựng ngôi mộ với giá trị nghệ thuật, kỹ thuật và sự sáng tạo vượt bậc của cộng đồng cư dân cổ từng sinh sống ở vùng đất này.

Địa đạo Nhơn Trạch

Địa đạo Nhơn Trạch (địa đạo Phước An) tọa lạc tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch. Du khách sẽ được trực tiếp tham quan hệ thống địa đạo khoảng 200m.

Địa đạo Nhơn Trạch Địa được hình thành từ trí tuệ và sự anh dũng của quân dân Nhơn Trạch trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Thoại Kha

Khu nhà trưng bày nổi bật với mô hình tái dựng hoạt động đào địa đạo; tư liệu, hình ảnh về đặc công Rừng Sác, về cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Nhơn Trạch, cùng với hàng trăm hiện vật của những chiến sĩ cách mạng.

Chùa Ông

Chùa Ông, còn gọi là Thất Phủ Cổ Miếu hay Miếu Quan Đế, tọa lạc ở phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, được xây dựng cách đây hơn 300 năm, được xem là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất Nam Bộ.

Ngoài giá trị văn hóa, tín ngưỡng, chùa còn có giá trị về mặt lịch sử, gắn liền với sự định cư đầu tiên của cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ vào giữa thế kỷ XVII.

Đã tự bao giờ, câu ca dao trên đã trở thành điệu hát ngọt ngào đi vào tiềm thức biết bao thế hệ người dân Đồng Nai. Trải qua bao tháng năm, mảnh đất và con người nơi đây đã thấm và in sâu trong trái tim không chỉ những người dân bản địa mà cả những người tha hương đến đây lập nghiệp.

Tuy Biên Hoà – Đồng Nai không phải là nơi tôi sinh ra, nhưng tôi đã có một khoảng trời tuổi thơ trọn vẹn, nghĩa tình trên mảnh đất thân yêu này và cho đến bây giờ vẫn vẹn nguyên một miền ký ức. Tôi luôn tự hào và yêu mến vùng quê thân yêu này. Bởi, lịch sử đã ghi dấu vùng đất Biên Hoà – Đồng Nai ngay từ những ngày đầu khẩn hoang “mở cõi”, rồi những năm kháng chiến trường kỳ và cho đến ngày nay thì vùng đất và con người nơi đây vẫn luôn thể hiện tinh thần kiên trung, bất khuất, can trường trước mọi khó khăn, thử thách, vững vàng vượt qua mọi trở lực để cảm hoá thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù và vững bước vươn mình trong công cuộc xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển; đồng thời cũng là tấm lòng nghĩa tình, hào sảng, khí khái có thể mở lòng, sẵn sàng dang tay đón nhận hàng triệu người dân xa xứ đến lập thân, lập nghiệp.

Về với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai có lịch sử 325 năm hình thành và phát triển (1698-2023), chúng ta có quyền tự hào đó là vùng đất đầy sức sống của đất nước Việt Nam. Biên Hòa - Đồng Nai là tỉnh có lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường. Cư dân có truyền thống yêu nước và khảng khái trước mọi thế lực ngoại xâm. Ở đây, mỗi tên đất, tên làng đều trở thành những địa danh gắn liền với nhiều chiến công chói lọi. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Kể từ năm Mậu Dần 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, lấy đất Đồng Nai lập phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long với Dinh Trấn Biên và huyện Tân Bình với dinh Phiên Trấn, xác lập cương thổ quốc gia, chính thức điền tên Đồng Nai ngày nay vào bản đồ nước Việt. Các dân tộc bản địa đã cùng lưu dân người Việt, người Hoa chung tay lập nên phố thị, xây dựng thương cảng Nông Nại Đại Phố sầm uất, tàu buôn vào ra tấp nập (nơi đây xưa kia từng được coi là cái nôi của nền văn hoá Phù Nam, là thương cảng sầm uất nhất Nam Bộ vào thế kỷ XVII, XVIII). Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, những người con của đất Biên Hoà - Đồng Nai còn chú trọng mở mang dân trí, năm 1915 đã xây dựng Văn miếu Trấn Biên – Văn miếu đầu tiên của vùng đất Nam Bộ ngày xưa.

Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta lần thứ nhất (năm 1858), Biên Hòa – Đồng Nai trở thành nơi đứng chân xây dựng lực lượng nghĩa quân chống Pháp của nhiều lực lượng yêu nước. Bất chấp sự đầu hàng đớn hèn của vua tôi triều đình nhà Nguyễn, những người dân ấp, dân lân cùng các dân tộc anh em đã đứng lên theo chiếu Cần Vương dưới ngọn cờ khởi nghĩa của nghĩa quân “Bình Tây Đại Nguyên Soái” - Trương Định, đã xây dựng căn cứ kháng chiến Bàu Cá, Giao Loan đánh nhau với thực dân Pháp rất anh dũng. Những phong trào kháng Pháp sau đó như: Đông Du, Duy Tân, các phong trào đầu thế kỷ do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo như: Hội Kín, Đoàn Văn Cự, Trại Lâm Trung… những năm đầu thế kỷ XX tuy không thành công, nhưng đã thể hiện rõ lòng yêu nước và ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân Biên Hòa – Đồng Nai.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương (3/02/1930), nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, mở đầu một thời kỳ mới, thời kỳ do giai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng Mác - Lênin lãnh đạo. Tại Biên Hòa – Đồng Nai, giai cấp công nhân được hình thành khá sớm, nhiều thanh niên công nhân, trí thức tiến bộ đã nhanh chóng tiếp thu tư tưởng mới, ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, sớm giác ngộ cách mạng, đã đứng vào hàng ngũ của Đảng và trở thành lực lượng nòng cốt lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Một trong những tổ chức Đảng đầu tiên trong giai cấp công nhân ở Đồng Nai và miền Đông Nam bộ đã được thành lập ở đồn điền cao su Phú Riềng vào tháng 10/1929. Tiếp đến là Chi bộ Cộng sản Bình Phước – Tân Triều (năm 1935) là những “hạt giống đỏ” để lãnh đạo và phát triển phong trào của Đảng Cộng sản.

Vốn có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai đã anh dũng khởi đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam bộ, tham gia các cuộc diễn tập lớn như cao trào cách mạng (1930 – 1931), mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh; phong trào dân chủ (1936 - 1939), giúp đỡ cách mạng vượt qua mọi sự khủng bố, đàn áp của thực dân, khôi phục phong trào cách mạng, lập nên nhiều chiến công vẻ vang và phát triển thành phong trào cách mạng rộng lớn, tiến tới cùng cả nước giành lấy chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược suốt 9 năm (1945 - 1954), tiếp nối 21 năm (1954 - 1975) kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu bất khuất, tinh thần tự lực tự cường với quyết tâm cao, tinh thần vượt khó, chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, sự gắn bó keo sơn giữa quân và dân Biên Hòa – Đồng Nai tiếp tục được phát huy. Cuộc chiến tranh nhân dân của quân dân Biên Hòa – Đồng Nai trong suốt 30 năm kháng chiến cực kỳ gian khổ, ác liệt, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã phối hợp rất nhịp nhàng, kịp thời cùng chiến trường toàn miền Nam, góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai, lập nên nhiều chiến công vang dội như: Trận đánh Nhà Xanh (BIF) (năm 1959); Chiến thắng sân bay Biên Hòa (năm 1964); Trận Bình Giã (1964 – 1965); Trận đánh Tổng kho Liên hợp hậu cần Long Bình (năm 1966); Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968; Cuộc tiến công Tết Kỷ Dậu (năm 1969); Chiến thắng Rừng Sác (năm 1973). Đặc biệt, bằng chiến dịch Xuân Lộc giải phóng thị xã Long Khánh (21/4/1975), quân dân Biên Hòa – Đồng Nai cùng với chủ lực đã đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng của Mỹ - ngụy ở hướng Đông Nam Sài Gòn, tạo điều kiện cho chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhìn lại 325 năm chặng đường đã qua (1969-2023), chúng ta càng tự hào về nhân dân Biên Hòa – Đồng Nai – một dân tộc anh hùng, cần cù, thông minh và sáng tạo; càng tự hào và tin yêu hơn về Đảng Cộng sản Việt Nam mà lãnh đạo trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã lãnh đạo và rèn luyện những đảng viên và quần chúng nhân dân một lòng một dạ chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai là trang sử sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện…

Thế hệ chúng tôi ngày nay, được sống, học tập và làm việc trong một nền hoà bình, độc lập, càng thấy tự hào và trân quý hơn những công lao đóng góp to lớn của lớp lớp thế hệ cha ông đi trước đã hy sinh xương máu của mình để giành độc lập tự do và hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Chúng tôi luôn khắc ghi sâu đậm và nguyện sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả đó; bằng tình yêu và khối óc của mình, nguyện nỗ lực học tập, hăng say lao động, đổi mới, sáng tạo để chung tay góp sức dựng xây Biên Hòa - Đồng Nai ngày càng phồn vinh, rạng rỡ.

Chủ đề