Bàn đạp thứ nhất cách vạch xuất phát bao nhiêu

Trong chạy cự li ngắn, kĩ thuật xuất pháp thấp với bàn đạp giúp tận dụng lực đạp sau để giúp cơ thể chạy nhanh hơn. Tuy nhiên bạn đã biết cách đóng bàn đạp hay chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua thông tin chi tiết, cụ thể nhất dưới đây nhé.

Bàn đạp thứ nhất cách vạch xuất phát bao nhiêu

Có nhiều cách đóng bàn đạp khác nhau như cách phổ thông, cách đóng xa hay cách đóng gần. Cùng tìm hiểu các thuật ngữ ở trên nha.

– Cách đóng bàn đạp “phổ thông”

  • Là bàn đạp trước đặt cách đầu vạch xuất phát từ 1 – 1,5 độ dài bàn chân
  • Bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài 1 cẳng chân. Điều này phù hợp với người mới tập chạy cự li ngắn

– Cách đóng bàn đạp “Xa”

  • Hay có tên gọi khác là cách kéo dài hay kéo giãn. Bàn đạp được đặt xa vạch xuất phát hơn
  • Bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát gần 2 bàn chân
  • Bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1 bàn chân hoặc gần hơn
  • Cách đóng bàn đạp xa phù hợp với người cao, sức mạnh của chân và tay bình thường. Đóng bàn đạp theo cách này, cự li chạy dài hơn cự li thi đấu 2 bàn chân.

– Cách đóng bàn đạp “Gần”

  • Còn được gọi là cách dồn gần
  • Cả 2 bàn đạp được đặt gần vạch xuất phát hơn – bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát có độ dài 1 bàn chân (hoặc ngắn hơn).
  • Bàn đạp sau đặt cách bàn đạp trước 1 – 1,5 bàn chân. Như vậy bạn sẽ tận dụng được sức mạnh của 2 bàn chân khi xuất phát. Tuy nhiên thường phù hợp với người thấp có tay chân khỏe

* Lưu ý:

– Dù cách đóng bàn đạp bằng cách nào thì trục dọc của 2 bàn đạp cũng phải song song với trục dọc của đường chạy.

– Khoảng cách giữa 2 bàn đạp theo chiều ngang thường là 10 – 15cm sao cho hoạt động của hai đùi không cản trở nhau (do hai bàn đạp gần nhau quá).

– Bàn đạp đặt trước dùng cho chân thuận (chân khoẻ hơn).

– Góc độ của mặt bàn đạp: Góc giữa mặt bàn đạp trước với mặt đường chạy phía sau là từ 45 đến 50 độ, bàn đạp sau là 60 – 80 độ.

– Cần nắm quy luật bàn đạp càng xa vạch xuất phát, thể lực của người chạy càng kém thì góc độ càng giảm (nếu ngược lại, người chạy dễ xuất phát sớm và dễ phạm quy).

Bàn đạp thứ nhất cách vạch xuất phát bao nhiêu

Trong kiểm tra, thi đấu, sau khi đóng bàn đạp và thử xuất phát, các vận động viên về vị trí chuẩn bị đợi lệnh xuất phát. Có 3 lệnh bạn cần nhớ là: “Vào chỗ”, “Sẵn sàng”, “Chạy” được thực hiện như sau.

* Với lệnh “Vào chỗ”

– Sau lệnh “Vào chỗ”, người chạy đi hoặc chạy nhẹ nhàng lên trước bàn đạp của mình. Ngồi xuống và chống 2 tay xuống đường chạy (phía trước vạch xuất phát).

– Tiếp đến lần lượt đặt chân thuận xuống bàn đạp trước rồi chân kia vào bàn đạp sau. Hai mũi bàn chân đều phải chạm mặt đường chạy.

– Hai chân nên nhún trên bàn đạp để kiểm tra xem bàn đạp có vững vàng không nhằm điều chỉnh kịp thời.

– Sau đó, hạ đầu gối chân phía sau xuống đường chạy, thu 2 tay về sau vạch xuất phát, chống trên các ngón tay như đo gang. Khoảng cách giữa 2 bàn tay rộng bằng vai.

– Kết thúc cơ thể ở tư thế quỳ trên gối chân phía sau (đùi chân đó vuông góc với mặt đường chạy), lưng thẳng tự nhiên, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước vào một điểm trên đường chạy cách vạch xuất phát khoảng 3 – 5m. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn lên 2 tay, bàn chân trước và đầu gối chân sau. Người chạy chú ý nghe lệnh tiếp.

* Với lệnh “Sẵn sàng”

– Người chạy từ từ chuyển người về trước, đồng thời cũng từ từ nâng mông lên cao hơn hai vai (từ 10cm trở lên tuỳ khả năng mỗi người).

– Gối chân sau rời mặt đường và tạo thành góc 115 độ – 138 độ trong khi góc này ở chân trước nhỏ hơn chỉ là 92 độ – 105 độ. Hai cẳng chân gần như song song với nhau. Hai vai có thể nhô về trước vạch xuất phát từ 5 – 10cm tùy khả năng chịu đựng của cơ thể.

– Lưu ý: Bạn có 4 điểm chống trên mặt đường chạy là 2 bàn tay và 2 bàn chân. Giữ nguyên tư thế đó và lập tức lao ra khi nghe lệnh xuất phát.

* Với lệnh “Chạy”

– Sau lệnh “Chạy” hoặc tiếng súng lệnh, bạn xuất phát ngay bằng cách đạp mạnh 2 chân, 2 tay rời khỏi mặt đường chạy, đánh so le với chân. Điều này vừa để giữ thăng bằng, vừa để hỗ trợ lúc đạp sau của 2 chân.

– Chân sau không đạp hết mà nhanh chóng đưa về trước để hoàn thành bước chạy thứ nhất.

– Chân trước phải đạp duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước để thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ nhất. Mũi bàn chân không chúi xuống để tránh bị vấp ngã.

Bàn đạp thứ nhất cách vạch xuất phát bao nhiêu

Như vậy là bạn đã hoàn thành cách đóng bàn đạp cũng như cách xuất phát có bàn đạp. Sự hỗ trợ đắc lực của bàn đạp giúp cho sức lực được phân bố chuẩn các vị trí để chạy được hiệu quả hơn.

Chạy cự ly ngắn bao gồm các cự ly từ 20m – 400m, trong đó các cự ly 100m, 200m, 400m là các nội dung thi đấu chính thức trong các đại hội thể thao Olympic và các cuộc thi đấu lớn. Trong bài này chỉ giới thiệu chạy cự ly 100m.

1.Tác dụng của chạy cự ly ngắn

Ngoài việc giúp nâng cao thể lực chung, chạy cự ly ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo léo, khả năng phối hợp vận động mà đặc biệt là sức mạnh tốc độ, giúp cho cơ thể trở nên săn chắc phát triển cân đối toàn diện.

2. Chi tiết về kỹ thuật chạy cự ly ngắn

Bàn đạp là một dụng cụ cần thiết trong môn chạy cự ly ngắn. Bố trí bàn đạp chạy ngắn sao cho phù hợp với đặc điểm và trình độ người tập. Thông thường có các cách bố trí bàn đạp sau:

- Cách phổ thông: Bàn đạp trước được đặt sau vạch xuất phát từ 1 - 1,5 độ dài bàn chân. Bàn đạp sau được đặt cách bàn đạp trước một khoảng bằng với độ dài cẳng chân (bằng gần 2 bàn chân người chạy);

-Cách xa: 2 bàn đạp được đặt xa vạch xuất phát hơn. Cụ thể, bàn đạp trước đặt sau vạch xuất phát khoảng gần 2 bàn chân, bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1 bàn chân hoặc gần hơn. Đây là cách bố trí bàn đạp phù hợp với người cao, sức mạnh chân và tay trung bình;

-Cách gần: 2 bàn đạp được đặt ở vị trí gần vạch xuất phát hơn. Bàn đạp trước cách vạch xuất phát khoảng 1 bàn chân hoặc gần hơn, bàn đạp sau đặt cách bàn đạp trước 1 - 1,5 bàn chân. Cách này tận dụng được sức mạnh của cả 2 chân khi xuất phát, giúp người chạy xuất phát nhanh và thường phù hợp với người thấp, chân tay khỏe.

Dù bố trí bàn đạp theo cách nào thì trục dọc của 2 bàn đạp đều phải song song với trục dọc của đường chạy. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp theo chiều ngang là khoảng 10 - 15cm. Bàn đạp trước ưu tiên dùng cho chân thuận (chân khỏe hơn). Góc độ của mặt bàn đạp: Góc giữa mặt bàn đạp trước với đường chạy phía sau là 45 - 50°, góc giữa mặt bàn đạp sau với đường chạy phía sau là 60 - 80°. Người có thể lực kém thì có thể sử dụng bàn đạp xa vạch xuất phát với góc độ nhỏ hơn.

3.Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly ngắn

(Quyết định số 224/QĐ-UBTDTT ngày 01 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Uỷ ban thể dục thể thao về việc ban hành Luật điền kinh)

a. Xuất phát

– Xuất phát và về đích của một cuộc thi phải được biểu thị bằng một vạch trắng rộng 5cm. Cự ly của cuộc thi phải được đo từ mép của vạch xuất phát phía xa đích tới mép của vạch đích phía gần tới xuất phát.

– Trong tất cả các cuộc thi không chạy theo ô riêng, vạch xuất phát phải có hình vòng cung để cho tất cả các vận động viên khi xuất phát cách đích cùng một cự ly.

– Tất cả các cuộc thi phải xuất phát theo tiếng nổ của súng phát lệnh hay thiết bị phát lệnh tương ứng sau khi trọng tài phát lệnh đã xác nhận là các vận động viên đã ổn định trong tư thế xuất phát đúng.

– Sau lệnh “vào chỗ” các vậnđộng viên phải tiến tới vạch xuất phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình, phía sau vạch xuất phát. Hai bàn tay và 1đầu gối phải tiếp xúc với mặtđất và hai bàn chân phải tiếp xúc với bànđạp xuất phát.

– Khiở tư thế vào chỗ, vậnđộng viên khôngđược chạm vào vạch xuất phát hoặcđất phía trước vạch xuất phát bằng chân hoặc tay của mình.

– Khi có lệnh “sẵn sàng” các vậnđộng viên phải lập tức nâng lên tới tư thế xuất phát cuối cùng của mình trong khi vẫn giữ sự tiếp xúc của hai tay vớiđất và sự tiếp xúc của 2 bàn chân với bànđạp.

– Khi thực hiện lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng”, tất cả các vậnđộng viên phải lập tức và khôngđược chậm trễở vào tư thếđầyđủ và cuối cùng của họ. Việc chậm trễ tuân thủ lệnh này sau một thời giai thích hợp sẽ vi phạm lỗi xuất phát. Nếu một vậnđộng viên sau lệnh “vào chỗ” gây trở ngại cho các vậnđộng viên khác trong cuộc thi qua việc la hét, nói to có thể bị coi là một lỗi xuất phát.

– Nếu một vậnđộng viên sau khiđãở tư thế xuất phátđầyđủ và cuối cùng của minh, bắtđầu có hànhđộng xuất phát trước khi súng phát lệnh hoặc thiết bị phát lệnh nổ sẽ bị lỗi xuất phát.

– Bất kỳ vậnđộng viên nào phạm lỗi xuất phát sẽ bị cảnh cáo. Vậnđộng viên chỉđược vi phạm lầnđầu, từ lần vi phạm thứ hai bất kỳ vậnđộng viên nào cũng bị loại.

– Trọng tài phát lệnh hoặc bất kỳ trọng tài giám sát, khi thấy có phạm quy trong xuất phát, phải gọi các vậnđộng viên lại bằng một phát súng.

b. Vềđích

– Các vậnđộng viên sẽđược xếp theo thứ tự mà trong đó bất kỳ phần cơ thể của họ, trừđầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chânđạt tới mặt phẳng thẳngđứng của gần của vạchđích nhưđã dược xácđịnhở trên.

– Trong bất kỳ cuộc thi mà thành tích dựa trên cơ sởđộ dàiđã vượt quađược trong một thời gian cốđịnhđúng 1 phút trước khi kết thúc cuộc thi trọng tài phát lệnh phải bắn súngđể báo trước cho các vậnđộng và trọng tài giámđịnh là cuộc thiđã gần kết thúc. Trọng tài phát lệnh phảiđược tổ trưởng trọng tài bấm giờ chỉ dẫn và tại thờiđiểm chính xác sau xuất phát sẽ phát tín hiệu kết thúc cuộc thi bằng việc nổ súng một lần nữa. Tại thờiđiểm súng nổđể phát lệnh kết thúc cuộc thi, các trọng tài giámđịnhđược phân công sẽđánh dấu chính xácđiểm mà tạiđó mỗi vậnđộng viết chạm vàođường chạy trong thời gian cuối cùng trước khi hoặcđồng thời cùng với tiếng nổ của súng. Cự lyđạtđược phảiđượcđo tới mét gần nhất phía sau vạchđánh dấu này. Ít nhất một trọng tài giámđịnh phảiđược phân công tới mỗi vậnđộng viên trước khi bắtđầu cuộc thiđểđánh dấu cự ly mà vậnđộng viênđạtđược.