Bảng giá điện sinh hoạt năm 2023

Tại văn bản số 2491/BCT-ĐL ngày 9/4/2020, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, kéo dài cơ chế giá điện gió cố định đến hết ngày 31/12/2023.

Theo Bộ Công Thương, để thúc đẩy phát triển điện gió, ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Theo Quyết định 39, giá điện gió được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, đối với điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT); với điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh, tương đương 9,8 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT). Mức giá này được áp dụng cho các dự án điện gió có một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Quyết định 39 đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển. Hàng trăm dự án đã được đề xuất bổ sung quy hoạch; nhiều dự án đang được thi công xây dựng. Tuy nhiên, tính đến nay, mới có 11 dự án được đưa vào vận hành, với tổng công suất 377MW.

Nguyên nhân, ngay sau thời điểm Quyết định 39 có hiệu lực thi hành (1/11/2018), hoạt động đăng ký đầu tư và bổ sung quy hoạch đối với các dự án nguồn điện gió mới và các dự án lưới điện truyền tải giải tỏa công suất bị ngừng trệ trong hơn một năm, do chưa có hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch (hiệu lực từ ngày 1/1/2019). Hiện vẫn còn 45.000MW điện gió (250 dự án) do các tỉnh đề xuất chưa được thẩm định, bổ sung quy hoạch.

Cùng với đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp turbine, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt và làm chậm tiến độ của các dự án điện gió; hoạt động sản xuất, cung cấp thiết bị chính, linh phụ kiện của các dự án bị thiếu hụt, đình trệ; việc nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn...

Ngoài ra, các dự án điện gió trong quy hoạch tại các tỉnh Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ với công suất 1.600MW, sử dụng công nghệ và kỹ thuật, thi công khác so với turbine lắp đặt trên bờ, nên yêu cầu thời gian chuẩn bị dự án, thi công dài hơn (các dự án điện gió trên bờ thi công khoảng 2 năm; còn trên biển khoảng 3 - 3,5 năm). Đó là chưa kể, các quy định về xác định khu vực biển, cấp giấy phép sử dụng khu vực biển khá phức tạp nên kéo dài thời gian và gia tăng chi phí với các dự án này...

Theo Bộ Công Thương, từ nay đến hết tháng 10/2021 (thời điểm các dự án điện gió đi vào vận hành thương mại được áp dụng cơ chế giá mua điện cố định theo Quyết định 39) chỉ còn khoảng 18 tháng, không đủ để nhà đầu tư chuẩn bị và triển khai xây dựng dự án; nhất là các dự án điện gió trên biển và các dự án chưa được phê duyệt bổ sung quy hoạch...

Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện ổn định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 tới hết ngày 31/12/2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tính toán, đề xuất giá mua điện gió mới áp dụng cho các dự án điện gió có ngày vận hành trong giai đoạn từ 1/11/2021- 31/12/2023, báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.


VOV.VN - Đa phần các ý kiến không đồng thuận với những phương án xây dựng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt do Bộ Công Thương vừa đưa ra.

Đa phần các ý kiến không đồng thuận với những phương án xây dựng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt do Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến nhằm sửa đổi, thay thế Quyết định số 28 của Chính phủ “Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” (ban hành ngày 07/4/2014) khi đưa ra tới 3 phương án để người dân lựa chọn, nhưng “giá bán lẻ điện một giá” lại cao tới mức… không phải người tiêu dùng điện nào cũng có thể tiếp cận được.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì đưa ra nhiều phương án và cho phép “khách hàng được quyền lựa chọn” nhưng lại kèm theo điều kiện bắt buộc khách hàng phải áp dụng phương án đó đủ một năm mới được thay đổi… cơ quan quản lý cần nghiên cứu, tính toán một cách khoa học để đưa ra một biểu giá đem lại lợi ích tổng hòa cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, bởi yêu cầu vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2023 không còn xa.

Bảng giá điện sinh hoạt năm 2023
Đa phần các ý kiến không đồng thuận với các phương án xây dựng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt do Bộ Công Thương đưa ra.

PGS. TS Trần Văn Bình - Viện Kinh tế và quản lý (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, vài năm trở lại đây, do hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng cao vào các tháng mùa hè dẫn đến những yêu cầu về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sao cho phù hợp hơn, đời sống của người dân tăng lên, nhu cầu sử dụng thiết bị điện tăng, tiêu dùng điện cũng thay đổi. Tuy nhiên, cả 3 phương án biểu giá điện mà Bộ Công Thương đưa ra đều không giải quyết được yêu cầu này.

“Cả 3 phương án đưa ra đều sai, nó sẽ dẫn tới tình trạng cứ đến mùa nóng thì dư luận sẽ “nóng” theo, chắc chắn là như thế. Bây giờ đưa ra một giá, mà định giá 2.700 - 2900 đồng/kWh là rất cao, tức là nó nằm ở giữa bậc 4 và 5. Rất cao như thế thì gia đình thu nhập thấp thì buộc phải chọn phương án 1, nhưng nếu chọn phương án 1 thì cứ mùa nóng, đương nhiên tiền điện sẽ tăng, mà như thế thì không giải quyết được vấn đề, không thay đổi được bản chất, điều đó là chắc chắn”, PGS. TS Trần Văn Bình nhận định.

Cụ thể, về việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện dành cho các hộ sinh hoạt, có thể tóm tắt như sau: Phương án 1 là biểu giá 5 bậc thang - trên cơ sở cải tiến biểu giá 6 bậc hiện hành, bằng cách gộp bậc 1 và bậc 2 thành bậc mới (từ 0-100kWh), giữ nguyên số kWh từ 101-200kWh, với mức giá của hai bậc đầu tiên theo đề xuất có giảm nhẹ. Tuy nhiên, đối với các bậc còn lại Bộ Công thương đã ghép các bậc 201-300 kWh và 301-400 kWh thành bậc 3; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc 401 - 700 kWh (làm bậc 4) và trên 700 kWh (là bậc 5).

Ngoài ra, còn có thêm phương án bao gồm cả biểu giá 5 bậc thang và phương án “điện một giá” với 2 cách tính khác nhau (được gọi là Phương án 2A và 2B). Ở các phương án này, các mức giá từ bậc 1 đến bậc 4 là như nhau và chỉ điều chỉnh ở bậc 5 - cho kWh từ 701 trở lên - với cách tính nếu/thì. Nghĩa là, nếu có khách hàng lựa chọn phương án điện một giá ở các Biểu giá này, thì sẽ có sự biến động giá, theo hướng: nếu giá bán lẻ điện 1 giá ở mức 155% giá điện bình quân thì khách hàng lựa chọn biểu giá điện bậc thang sẽ phải chịu mức giá ở thang bậc 5 bằng 185% mức giá bán lẻ điện bình quân. Và, nếu đặt giá bán lẻ điện 1 giá ở mức thấp hơn (bằng 145% giá điện bình quân thì khách hàng lựa chọn biểu giá điện bậc thang sẽ phải chịu mức giá ở thang bậc 5 lên tới 274% mức giá bán lẻ điện bình quân. Đây là điều mà các chuyên gia tỏ rõ sự “bất ngờ đến khó hiểu” về cách xây dựng chính sách của nhà quản lý.

“Cần phải làm rõ là chúng ta muốn gì ở đây chứ không thể làm với cách là trộn nhiều mục tiêu khác nhau để đưa ra một cơ chế giá lẫn lộn vừa có bậc thang lại vừa có một giá được. Đến bây giờ tôi vẫn chưa nhìn thấy một cách rõ ràng mục tiêu xác định của Bộ Công Thương trong câu chuyện đưa ra tới 3 phương án và trong đó 1 phương án là bậc thang thì mức chi trả ở mức dưới 700kWh/tháng thì người tiêu dùng có lợi hơn một chút, nhưng nếu sử dụng trên mức 700kWh/tháng thì người dân phải chi trả nhiều hơn rất nhiều so với biểu giá hiện nay. Rồi 2 phương án được chọn thì lại theo kiểu hoàn toàn phụ thuộc vào ý thích, sở thích của nhóm tiêu dùng nhiều điện năng, người ta có quyền lựa chọn theo bậc thang hoặc lựa chọn theo 1 giá”, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh nêu ý kiến.

Đồng quan điểm này, PGS. TS Bùi Xuân Hồi, giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh tế năng lượng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, không thể tồn tại một chính sách giá điện bao gồm cả biểu giá theo bậc thang và một giá, bởi nếu biểu giá theo 5 bậc thang đã được chứng minh là đúng đắn, khoa học thì việc đưa thêm sự lựa chọn 1 giá vào sẽ làm méo mó và thực tế 2 phương án mà Bộ Công Thương đưa ra đã thấy rõ sự méo mó - khi phải điều chỉnh cả bậc thang lẫn 1 giá. Vì thế, cần phải xây dựng một chính sách giá phù hợp thay vì làm khó người tiêu dùng (thông qua việc trao quyền cho người dân tự lựa chọn).

Câu hỏi được nhiều người tiêu dùng đặt ra là tại sao Việt Nam lại không chỉ đưa ra chính sách “điện một giá”? Có thể làm được không? Tất cả các chuyên gia đều khẳng định là có, vấn đề là phải xác định và điều chỉnh lại rất nhiều các mục tiêu vốn đã và đang thông qua chính sách giá điện.

“Khi xây dựng 1 giá như thế thì chắc chắn các hộ nghèo, hộ tiêu dùng ít và hộ tiêu dùng nhiều sẽ trả cùng một mức giá điện và như thế có nghĩa là so với biểu giá hiện nay thì hóa đơn tiền điện của người nghèo gia tăng lên rất nhiều. Vậy chúng ta có làm được hay không? Chúng ta chỉ làm được khi lúc đó Nhà nước chấp nhận hỗ trợ một cách độc lập cho người nghèo để họ đảm bảo rằng mức hóa đơn tiền điện của họ là chấp nhận được so với thu nhập của họ. Như vậy, nếu Nhà nước chấp thuận câu chuyện các hộ tiêu dùng cùng trả đồng giá và hỗ trợ cho các hộ có thu nhập thấp thì tôi tin chắc là sẽ làm được”, PGS. TS Bùi Xuân Hồi phân tích.

PGS. TS Bùi Xuân Hồi cũng cảnh báo việc áp dụng đồng loạt giá điện một giá sẽ không phản ánh được chi phí mà người tiêu dùng gây ra cho hệ thống điện, điều này đi ngược với nguyên tắc định giá là phải phản ánh được chi phí cung ứng. Đồng thời, giá điện một giá không hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện - trong khi bất cứ quốc gia nào khi xây dựng chính sách giá điện cũng đặt ra các mục tiêu này.

Nếu xây dựng được chính sách “điện một giá’ thì sẽ xóa bỏ được việc “bù chéo” giữa các bậc thang hiện nay. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, điện được sản xuất ra từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau, trong đó chủ yếu vẫn là nguồn nhiên liệu hóa thạch - và cho dù là nguồn năng lượng tái tạo - được cho là sạch thì vẫn làm tác động - ảnh hưởng tới môi trường, do vậy, người sử dụng nhiều điện năng phải trả tiền cao hơn cũng là phù hợp.

Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, điều quan trọng là chống “bù chéo” ở đâu và đối tượng nào, nếu việc xây dựng một giá để nhằm xóa bỏ câu chuyện bù giá chéo thì mục tiêu ở đây không phải là nhắm tới khối tiêu dùng dân cư, tức là cho điện sinh hoạt, mà lúc ấy mục tiêu phải là nhắm tới các khối sản xuất, kinh doanh, dịch vụ - họ mới là người phải chịu các tác động của điện một giá. Và trong trường hợp này thì tất cả những chi phí mà lẽ ra những người tiêu dùng điện sinh hoạt phải chuyển sang cho khối công nghiệp, dịch vụ... sẽ không được bù chéo (tương đối) như bây giờ nữa.

“Tất cả mọi người đều phải trả giá như nhau với cơ chế một giá. Và trong trường hợp này thì tất nhiên là các bên liên quan phải đánh giá lại rất kỹ, xem các tác động liên quan đến kinh tế xã hội, liên quan đến tạo việc làm, chi phí, rồi cả các yếu tố cạnh tranh trong điều kiện hiện nay thị trường mở hoàn toàn sau khi chúng ta đã ký một loạt các FTA với các vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau… thì cái được, cái mất của chính sách một giá, cào bằng là những gì”, ông Hà Đăng Sơn nói.

Rõ ràng, để có được một chính sách giá điện phù hợp nhất, nghĩa là ít tác động nhất tới đại bộ phận người dân, đồng thời đảm bảo được chức năng quản lý của nhà nước đòi hỏi quyết tâm chính trị của người làm chính sách. Và yếu tố quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo có được một hạ tầng cơ sở đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu này.

PGS. TS Trần Văn Bình khuyến nghị, để giải quyết được căn cơ câu chuyện giá điện, Bộ Công Thương nên nghiên cứu áp dụng biểu giá điện 2 thành phần, tức là vừa giá điện năng, vừa giá công suất. Khách hàng đăng ký công suất sử dụng và phải trả theo giá công suất, sau đó sử dụng thực tế bao nhiêu điện thì sẽ trả tiền điện theo số kWh.

Nếu áp dụng giá hai thành phần thì khi khách hàng đăng ký với một công suất cố định thì càng dùng nhiều giá điện sẽ càng thấp - điều mà người tiêu dùng vốn đặt ra từ lâu. Các chuyên gia cho rằng, với hệ thống đo đếm hiện tại như Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều này đối với các hộ tiêu thụ điện cho mục đích ngoài kinh doanh (công nghiệp, kinh doanh). Điều quan trọng đặt ra là hệ thống điện phải đảm bảo. Rất khó để áp dụng "giá 2 thành phần" hay "điện một giá" với một hệ thống điện được cảnh báo sẽ thiếu điện trầm trọng trong một vài năm tới đây./.

Bảng giá điện sinh hoạt năm 2023
Từ khóa: điện một giá, biểu giá điện, các phương án tính giá điện, giá bán lẻ điện sinh hoạt