Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Việc lập dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 52 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 10, Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 52 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 10, Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 và Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 56 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 13, Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.

Chinhphu.vn


26/04/2022

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì?

  • Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014

    Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Căn cứ pháp lý của tình huống

  • Điều 3 Luật Xây dựng 2014 Tải về

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

Theo dõi sự thay đổi của Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

26/04/2022

Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hữu Sang. Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Hiện nay, nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014 thì hiện nay, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng có nội dung là:

    - Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

    - Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

    Trên đây là câu trả lời về nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Xây dựng 2014.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Bên cạnh sự hiểu rõ của một số người có chuyên môn về thuật ngữ báo cáo kinh tế kỹ thuật thì vẫn có không ít người chưa nắm rõ về loại báo cáo này. Vậy báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? Nội dung của báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? Những công trình nào cần phải báo cáo kinh tế kỹ thuật? Hãy cùng ACC tham khảo các thông tin chi tiết trong bài viết sau đây bạn nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì

Luật xây dựng 2014;

Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật là báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Theo đó, báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Theo Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì các dự án thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà không cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư  xây dựng, bao gồm:

  • Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  • Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm:

  • Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
  • Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Mặt khác, tại khoản 2 điều 13 Nghị định 59/2015/NĐ-CP Hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm có:

  • Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định.

Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng 2014 đối với dự án nhóm A, dự án từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việc thẩm định;

Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng 2014 của các dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.

Theo Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì các dự án thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật mà không cần phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư  xây dựng, bao gồm:

– Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

– Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

– Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

– Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 và khoản 1 Điều 58 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền thẩm định của người quyết định đầu tư, không phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định. 

Tại khoản 13, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng có nêu rõ: “b) Đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật này, trừ dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Video liên quan

Chủ đề