Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

Đặt cọc theo quy định pháp luật

Pháp luật quy định về biện pháp đặt cọc như thế nào? Các bên cần phải thương lượng, thỏa thuận ra sao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Luật Minh Gia hướng dẫn các quy định liên quan đến biện pháp đặt cọc như sau:

1. Luật sư tư vấn luật dân sự

Nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, Bộ luật Dân sự quy định về biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp đặt cọc nói riêng có ý nghĩa tác động rất lớn đến các bên trong giao dịch dân sự. Điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

Do đó, nếu bạn có vướng mắc và có nhu cầu áp dụng biện pháp đặt cọc trong các giao dịch dân sự. Bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lývề các vấn đề liên quan đến biện pháp bảo đảmbạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi:1900.6169để đượctư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quy định của pháp luật về biện pháp đặt cọc

Đặt cọc là kết quả của sự thảo thuận của các bên mà không xuất phát từ hành vi pháp lý đơn phương nên chủ thể của đặt cọc bao giờ cũng phải có hai bên: bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên mà mỗi bên có thể là bên nhận cọc hay bên nhận đặt cọc

- Đối tượng của đặt cọc

Trong quan hệ đặt cọc, hành vi của các bên chủ thể sẽ tác động vào một tài sản cụ thể nào đó. Những tài sản này chính là đối tượng của biện pháp đặt cọc. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005 thì đối tượng của đặt cọc là “một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”, tức là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Tuy nhiên để trở thành đối tượng của biện pháp đặt cọc, các tài sản theo quy định phải đáp ứng điều kiện luật định.

Tiền là đối tượng của đặt cọc phải là Đồng Việt Nam, không thể là ngoại tệ, (theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005). Năm 2002, TAND tối cao đã có công văn hướng dẫn nghiệp vụ: “Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các giao dịch giữa các cá nhân về vay ngoại tệ có lãi là vô hiệu”. Theo đó, các hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng đặt cọc nói riêng có đối tượng là ngoại tệ đều bị vô hiệu nhưng thực tiễn xét xử lại không ít các bản án của Tòa án lại tuyên bố hợp đồng không vô hiệu.

Tài sản đặt cọc là kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác.

Thông qua quy định tại Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 có thể nhận thấy tài sản đặt cọc chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp gồm: tiền, kim khí quý, đá quý hoặc các tài sản có giá trị khác mà không bao gồm các quyền tài sản, bất động sản như trong các biện pháp bảo đảm khác. Và các tài sản là đối tượng của biện pháp đặt cọc phải thuộc sở hữu của bên đặt cọc hoặc có thể thuộc sở hữu của người khác nhưng phải được chủ sở hữu đồng ý. Các tài sản này cũng phải là những tài sản được lưu thông dân sự và tính được giá trị. Các vật cấm lưu thông dân sự hoặc hạn chế lưu thông thì không thể là đối tượng của đặt cọc.

- Chủ thể của đặt cọc

Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia quan hệ pháp luật đó. Chủ thể của bất kì quan hệ pháp luật nào cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 122 BLDS 2005 thì: “người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự... Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”. Như vậy, nếu các bên muốn tham gia vào giao dịch đặt cọc cũng phải đáp ứng hai điều kiện trên.

Như đã phân tích ở trên, tùy vào sự thỏa thuận của các bên mà mỗi bên có thể là bên nhận cọc hay bên nhận đặt cọc. Nhưng thông thường thì bên nào nắm giữ phần tài sản có thể trở thành bên nhận đặt cọc.

- Mục đích của đặt cọc

Tùy vào sự thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc. Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó.

Khác với các biện pháp bảo đảm khác, thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc không những là cùng hoặc sau khi kí kết hợp đồng chính thực được thiết lập, tức là khi các chủ thể đã có quan hệ nghĩa vụ, mà còn có thể phát sinh ngay cả khi giữa các chủ thể chưa có quan hệ nghĩa vụ.

Mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận. Việc chỉ ra mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc.

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh trước khi các bên thiết lập nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận về mục đích của đặt cọc thì biện pháp đặt cọc đó sẽ đảm bảo giao kết hợp đồng. Khi thỏa thuận đặt cọc có hiệu lực pháp lý nó sẽ ràng buộc các bên trong quan hệ buộc phải giao kết hợp đồng. Nếu các bên vi phạm thỏa thuận này thì sẽ phải chịu chế tài. Trường hợp này, thỏa thuận đặt cọc mặc nhiên chấm dứt hiệu lực pháp luật khi hợp đồng đã được giao kết bởi mục đích của biện pháp đặt cọc đã đạt được.

Trường hợp thỏa thuận đặt cọc được phát sinh sau khi hợp đồng đã được giao kết thì mục đích của đặt cọc là nhằm thực hiện hợp đồng.

Đối với trương hợp các bên chủ thể thỏa thuận mục đích của đặt cọc là vừa nhằm giao kết hợp đồng, vừa nhằm thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc kéo dài từ khi các bên giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng và hoàn thành việc thực hiện hợp đồng. Trong quá trình này tài sản đặt cọc có thể được đem ra xử lý bất cứ lúc nào khi có hành vi vi phạm xảy ra.

- Hình thức của đặt cọc

Theo quy định tại khoản 1, Điều 358 BLDS: “ Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản”. Như vậy, pháp luật quy định thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản, nếu hai bên chủ thể chỉ thỏa thuận miệng thì thỏa thuận đó sẽ không có giá trị pháp lý. Khi đó, đối tượng của thỏa thuận sẽ không có chức năng bảo đảm và sẽ trở thành một phần nghĩa vụ được thực hiện trước.

Thỏa thuận đặt cọc có thể được thể hiện bằng một văn bản riêng nhưng cũng có thể được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng chính thức. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành. Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không, tùy vào sự thỏa thuận của các bên.

- Xử lý tài sản đặt cọc

Thông thường có hai phương thức xử lý tài sản đặt cọc nói riêng và tài sản bảo đảm nói chung là do các bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá. Theo đó nếu các bên có thỏa thuận thì tài sản đặt cọc được xử lý theo thỏa thuận; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc có nhưng trái pháp luật thì tài sản đặt cọc xử lý theo quy định của pháp luật:

+ Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện theo đúng thỏa thuận: tài sản đặt cọc hoặc sẽ được trở về cho bên đặt cọc hoặc được trừ vào để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

+ Nếu hợp đồng không được giao kết, thực hiện như thỏa thuận: trường hợp do lỗi của bên đặt cọc thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; trường hợp do lỗi của bên nhận đặt cọc thì bên nhận đặt cọc phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Hậu quả như trên sẽ được áp dụng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hiện nay pháp luật không quy định tỷ lệ tối đa giữa giá trị tài sản đặt cọc và giá trị hợp đồng giao kết, thực hiện. Như vậy, các bên được quyền thỏa thuận về giá trị tài sản đặt cọc, thông thường không vượt quá 50% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận giá trị tài sản đặt cọc cao hơn và thỏa thuận mức phạt cao hơn so với quy định nêu trên của pháp luật thì vẫn được chấp nhận.

---------------

Tham khảo tình huống luật sư tư vấn pháp luật Dân sự qua tổng đài: 1900.6169như sau:

Câu hỏi -Nghĩa vụ bồi thường do vi phạm hợp đồng đặt cọc?

Chào luật sư! Tôi có việc muốn nhờ luật sư tư vấn : Thang 11/2016 tôi có đặt cọc mua của công ty A lô đất khoảng 220 mét vuông với mức giá khoảng 2,2 triệu/mét vuông. Tôi đặt cọc 50 triệu đồng. Công ty A đã ghi khá chi tiết vị trí lô đất, diện tích, giá cả vào hợp đồng đặt cọc.Tuy nhiên sau đó giá đất sốt lên, công ty A bán cho một công ty khác giá gấp đôi thời điểm tôi đặt cọc mà không hề báo cho tôi biết.Gần đây tôi gặp hỏi thì công ty A xin lỗi và trả tôi tiền cọc và nói chịu phạt tiền cọc 50 triệu nữa.Tôi không chịu vì giá đất bây giờ tôi không thể mua được với diện tích thời kỳ tôi đặt cọc( nếu bên A từ chối bán cho tôi ngay thời kỳ đó thì tôi đã mua được lô đất khác).Vậy tôi phải làm gì bây giờ, có thể kiện bên công ty A được không? hay phải chấp nhận tiền cọc và tiền đèn bù tương đương tiền cọc do bên công ty A đề xuất, xin cám ơn luật sư.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tựsau đây:

>>Nghĩa vụ của bên nhận cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc?

>>Nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc?

Theo đó, vì công ty A đã vi phạm hợp đồng đặt cọc nên bạn có quyền yêu cầu công ty A thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo điều khoản thỏa thuận của hai bên trên hợp đồng. Trường hợp, không đồng ý thì bạn có quyền khởi kiện trực tiếp ra Tòa án nhân dân để giải quyết.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

luật 1S

0888 988 199

Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

luật 1S

0888 988 199

Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

Bảo lãnh. Bảo lãnh Ngân hàng

Bảo lãnh thường được áp dụng bảo lãnh ngân hàng. Trong đó Ngân hàng là bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh (bên bán, bên cho vay, bên chủ đầu tư..) về việc thực hiện nghĩa vụ thay toán thay cho bên được bảo lãnh (bên mua, bên vay, nhà thầu...) khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên thi công/lắp đặt; Bảo lãnh thanh toán nợ vay; ....

Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động kinh doanh thường xuyên của Ngân hàng. Tâm lý của bên nhận bảo lãnh khi nhận được bảo lãnh ngân hàng là rất an tâm. Tuy nhiên cũng có trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bị từ chối do không đáp ứng được điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã ghi trong thư bảo lãnh. Ví dụ: Hồ sơ gửi không đúng thời hạn; Không đúng địa điểm; Không đủ số lượng; Không đúng hình thức.....

Vì vậy, bên nhận bảo lãnh ngân hàng cần đọc kỹ thư bảo lãnh và yêu cầu chỉnh sửa nếu cần thiết.

Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

luật 1S

0888 988 199

Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

ĐẶT CỌC CẦN LƯU Ý

Gần Tết nhiều người người bán, nhiều người mua. Và rất nhiều giao dịch đặt cọc, đặc biệt cọc mua nhà, mua đất. Vậy khi giao dịch đặt cọc chú ý những gì?
Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì

luật 1S

0888 988 199

facebook
1s. Đọc luật

Luật Doanh nghiệp 2020

Lao động, Bảo hiểm

1s. Góc nhìn

GÓC NHÌN TỪ TIỀN VÀ NỢ

Người giàu và người nổi tiếng họ nói gì?

Ngày nay kể chuyện xưa

1s. Liên hệ

Giám đốc - Luật sư Trần Văn Nhất

Trụ sở chính : Số 4, Cư xá Bùi Minh Trực, phường 5, quận 8, Tp Hồ Chí Minh.

VPGD: Phòng 506 Tòa nhà Indochina số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q1, Tp.HCM.

Điện thoại/zalo: 0888 988 199

Email:

Website:luatsu1s.vn

Đăng ký tư vấn
follow us
Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì
Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì
Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì
Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì
Bảo lãnh tiền đặt cọc là gì
Thống kê truy cập
Đang online: 2 | Tháng: 397 | Tổng truy cập: 14676
Copyright © 2019 by luật 1S . All rights reserved. Design by NiNa Co., Ltd

Gọi điện
Nhắn tin
Chỉ đường icon zalo
Zalo

Lưu ý khi ký hợp đồng đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh

Lưu ý khi ký hợp đồng đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh

Lưu ý khi ký hợp đồng đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh

Phân loại theo hình thức sử dụng:

* Bảo lãnh có điều kiện:

Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà việc thanh toán chỉ có thể được tiến hành khi người thụ hưởng xuất trình kèm theo thư bảo lãnh một số chứng từ hay giấy chứng nhận được quy định trước. Các yêu cầu văn bản ở mỗi bảo lãnh cũng khác nhau có thể là thư tín dụng dự phòng, xác nhận của một chuyên gia, tổ chức trọng tài về việc vi phạm của người được bảo lãnh.

Bảo lãnh này có ưu điểm đối với người xin bảo lãnh là tránh được việc giả dối, lạm dụng chứng từ hàng hoá hoặc việc khiếu nại không trung thực của người thụ hưởng.

Nhưng lại có nhược điểm đối với người thụ hưởng đó là sự chậm trễ trong việc trả tiền bồi thường cho người thụ hưởng khi có yêu cầu của người này, không đảm bảo lợi ích cho người thụ hưởng.

 Bảo lãnh vô điều kiện:

Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay khi ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên bằng văn bản của người thụ hưởng thông báo rằng người được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Xem yêu cầu này như một mệnh lệnh thanh toán đơn giản không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo.

Bảo lãnh này có ưu điểm đối với người thụ hưởng đó là đảm bảo tuyệt đối quyền lợi. Nhưng rất bất lợi cho người mở bảo lãnh khi có sự lạm dụng bảo lãnh qua những yêu cầu không trung thực của người thụ hưởng.

Phân loại theo mục đích sử dụng:

*Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

Khái niệm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba. Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hàng hoá, xây dựng, thiết kế…

Mục đích: Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng như cung cấp không đúng hạn, không đúng chất lượng cam kết.. thì đều gây tổn thất cho bên thứ ba. Và bảo lãnh ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba (Đảm bảo cho họ tránh được rủi ro) mặt khác thúc đẩy khách hành nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng.

Trị giá của bảo lãnh:

Tùy theo loại hình và quy mô hợp đồng, giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồngtừ 10 – 15 % tổng giá trị hợp đồng. Trường hợp đặc biệt, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể yêu cầu trên 15% nhưng phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận. Tuy nhiên số tiền bảo lãnh có thể giảm dần theo tiến độ thực hiện hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực:

Thư bảo lãnh có giá trị cho đến ngày hoàn thành hợp đồng. Thời hạn hiệu lực được xác định cụ thể theo thoả thuận giữa hai bên. Thời hạn sẽ bắt đầu từ ngày kết thúc đấu thầu kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng như: Hàng hoá đã giao xong, máy móc thiết bị đã được vận hành, công trình đã đưa vào sử dụng…

 Bảo lãnh thanh toán:

- Khái niệm: Bảo lãnh đảm bảp thanh toán là cam kết của ngân hàng về việc thanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ.

- Mục đích: Cung cấp sự đảm bảo cho người thụ hưởng có thể nhận được khoản thanh toán một cách thuận lợi, đầy đủ đúng hạn về các sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đã cung ứng cho người được bảo lãnh

- Trị giá bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh thường bằng 100% giá trị hợp đồng.

- Thời hạn hiệu lực: Do các bên tự thoả thuận.

 Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn):

- Khái niệm: Là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổ chức tín dụng, các cá nhân..) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng (người đi vay) không trả được.

Việc bảo lãnh này thường rất phức tạp, khối lượng tiền bảo lãnh lớn nên rủi ro của ngân hàng trong trường hợp người đi vay không trả được nợ cũng lớn theo. Vì vậy ngân hàng cần phải xem xét kỹ tính khả thi của dự án, tài sản thế chấp.. trước khi phát hành thư bảo lãnh.

Trị giá của bảo lãnh:Theo thoả thuận, có thể chỉ gồm phần gốc hoặc có tính cả lãi và chi phí, phải quy định rõ lãi và chi phí đã thoả thuận chưa hay còn phải tính tiếp.

Thời hạn hiệu lực:Là thời hạn hoàn trả tín dụng đã thoả thuận, tốt nhất quy định khoảng 10 ngày kể từ ngày nợ đến hạn.

 Bảo lãnh dự thầu:

- Khái niệm: Là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu.

- Mục đích: Đảo bảo cho việc người dự thầu không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định đã được trúng thầu. Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng thì chủ thầu (người thụ hưởng) sẽ rút dần thanh toán từ bảo lãnh để trang trải cho chi phí đấu thầu, thiệt hại do chậm tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức lại một cuộc đấu thầu khác.

- Trị giá của bảo lãnh: Thông thường có giá trị từ 1- 5% giá trị hợp đồng đấu thầu.

- Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh sẽ chỉ chấm dứt khi bên được bảo lãnh (người tham gia dự thầu) không trúng thầu hoặc sau khi ký kết hợp đồng hoặc chấp nhận ký kết hợp đồng nếu bên được bảo lãnh trúng thầu.

* Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước:

- Khái niệm: là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh) không trả hoặc trả không đầy đủ.

- Mục đích: Đảm bảo cho bên yêu cầu bảo lãnh sẽ nhận lại số tiền trước kia đã đặt cọc cho bên được bảo lãnh để giúp thực hiện hợp đồng như đã thoả thuận, nhưng thực tế không thực hiện được. Bảo lãnh tiền ứng trước thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị hoặc các hợp đồng có giá trị lớn.

- Trị giá của bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh bằng số tiền đặt cọc (kể cả tiền lãi) được tính từ ngày nhận được số tiền đặt cọc tới ngày giao hàng cuối cùng cộng thêm một số ngày để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền. Bảo lãnh loại này cũng có một số điều khoản quy định giảm giá trị bảo lãnh tương ứng với số lượng hàng hoá được giao đối với các loại hàng hoá sản xuất, máy móc, công trình… số tiền đặt cọc thường từ 5- 10% giá trị hợp đồng.

- Thời hạn hiệu lực: bằng thời gian thực hiện hợp đồng tức là kể từ khi người được bảo lãnh nhận được số tiền đặt cọc cho đến ngày giao hàng cuối cùng, có thể cộng thêm một số ngày làm thủ tục đòi tiền do hai bên quy định.

* Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng:

- Khái niệm: là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu trong trường hợp chủ thầu vi phạm hợp đồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường cho chủ thầu mà nhà thầu không bồi thường hoặc bồi thường không đủ thì ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.

- Mục đích: loại bảo lãnh này áp dụng chủ yếu trong xây dựng và các hợp đồng cung ứng thiết bị đồng bộ để bảo hành thiết bị máy móc…

Trong thời gian bảo hành này nếu có sự cố xảy ra đối với sản phẩm phát sinh do chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu được bồi thường từ phía ngân hàng bảo lãnh.

- Trị giá bảo lãnh: Theo thoả thuận thường bằng 5 – 10% giá trị hợp đồng.

- Thời hạn hiệu lực: Từ lúc bắt đầu lắp ráp sử dụng thiết bị cho đến hết thời hạn bảo hành của thiết bị.

 Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn:

- Khái niệm: là cam kết của ngân hàng với người mua về việc thanh toán số tiền khấu trừ giá trị hợp đồng trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.

- Mục đích: Một số hợp đồng giao dịch thường quy định một điều khoản cho phép người mua giữ lại một phần giá trị hợp đồng. Việc thanh toán nốt số tiền này sẽ được thực hiện sau khi người cung cấp hoàn thành nghĩa vụ của mình và được người mua chấp nhận. Số tiền giữ lại này có thể được thay thế bằng bảo lãnh của ngân hàng để khỏi ảnh hưởng tới nguồn tài chính của người bán. Như vậy, bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hợp đồng cho phép người bán nhận được tổng số tiền thanh toán nhưng phải cam kết với người mua rằng số tiền bảo lãnh sẽ được hoàn trả cho người mua trong trường hợp người bán không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm các điều kiện của hợp đồng.

- Trị giá bảo lãnh: Thường từ 5 – 10% giá trị hợp đồng.

- Thời hạn hiệu lực: Do hai bên thoả thuận với nhau.