Bầu 4 tháng có nên ép tóc không

Bầu 4 tháng có nên ép tóc không

lu mo

Trả lời 11 năm trước

Các hóa chất dùng để nhuộm tóc có thể gây hại cho bà mẹ và thai nhi, vì vậy hãy cố hy sinh nhan sắc một chút khi đã mang một mầm sống trong mình. Ngoài ra, một số loại kem trị mụn cũng được khuyến cáo là không nên dùng cho thai phụ.

Đa số phụ nữ đang mang thai đều hiểu biết về mấy điều cấm kỵ căn bản là không nên uống rượu, hút thuốc lá và một vài món ăn. Nhưng như thế chưa đủ, vì trong sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như khi làm đẹp, lau chùi buồng tắm, sức khỏe của bà mẹ và thai nhi có thể bị đe dọa.

Thuốc nhuộm tóc chứa Coaltar và một số chất hóa học rất độc khác có thể gây hỏng thai. Gần đây, thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất nhẹ hơn nhưng bác sĩ vẫn cảnh báo các bà mẹ nên cẩn thận. Họ vẫn có thể nhuộm tóc một vài lần trong thời gian mang thai và điều này hầu như không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên nên chờ ít nhất là ba tháng sau sinh mới nhuộm tóc lại. Nếu bạn cẩn thận hơn thì có thể yêu cầu người thợ cắt tóc dùng một loại thuốc nhuộm làm bằng rau cải (vegetable dyes).

Không phải bà mẹ đang mang thai nào cũng có điều kiện để thuê người giúp việc mà vẫn phải làm những công việc lau chùi dọn dẹp nhà cửa như thường lệ. Phần lớn những chất dùng để chùi rửa, thí dụ như chất để lau bàn ghế cho bóng láng (furniture polish), bột cọ rửa (Scouring Powder), dung dịch lau kính (glass cleaner) đều khá an toàn nếu sử dụng theo đúng lời chỉ dẫn: Đeo bao tay bằng cao su và làm việc trong một môi trường thoáng khí. Các bác sĩ cho biết, mùi vị của những chất hóa học này thường rất mạnh, có thể làm bạn mệt mỏi.

Ngay khi đang làm vườn, các bà mẹ cũng cần thận trọng, tránh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc xịt diệt ruồi muỗi.

Chất Phthalates dùng trong các mỹ phẩm như thuốc đánh móng tay và nước hoa có thể gây ra tật bẩm sinh khi nghiên cứu trên loài vật. Chưa có bằng chứng về việc chất này làm hại con người. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng phụ nữ mang thai nên tránh dùng hay tiếp xúc quá nhiều với những sản phẩm kể trên, và không nên xịt nhiều nước hoa lên người.

Ngoài ra, thai phụ nên tránh dùng loại kem trị mụn có tên Retin A hay Accutane. Không nên sử dụng sản phẩm chống lão hóa chứa nhiều vitamin K và E bởi chúng chưa được thử nghiệm về giới hạn an toàn trong khi mang thai.

Thuốc trừ sâu và các loại sơn

Chúng chứa chất hóa học DEET, không tốt cho sức khỏe, nhất là cho người đang mang thai. Nếu tránh được việc sử dụng chất này hay sử dụng không thường xuyên thì tốt hơn. Khi làm vườn và ở trong bụi cây, nên mang quần dài, áo tay dài và xức chất chống sâu bọ vào áo quần.

Trong khi loại sơn water-based hay latex được coi như an toàn hơn so với loại sơn gốc dầu (oil-based) thì hơi của nó vẫn còn làm cho thai phụ buồn nôn và nhức đầu. Nên tránh việc tiếp xúc với mùi sơn trong ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai; và đừng nên tự mình sơn một căn phòng không thoáng khí.

Những loại sơn có chất chì (lead-based paint) đã bị cấm sử dụng kể từ năm 1978. Nếu căn nhà bạn ở được xây trước đó thì nên thuê những người sơn nhà chuyên nghiệp đến cạo bỏ và sơn lớp mới lên trên. Bạn đừng nên tự cạo lớp sơn lead-based này vì nó sẽ tạo ra bụi, bạn có thể hít vào và em bé có nguy cơ bị chậm phát triển về tâm thần.

Bà bầu cũng như bao phụ nữ khác đều có nhu cầu làm đẹp. Hơn thế, rất nhiều mẹ bầu còn thích cắt tóc, duỗi tóc hoặc uốn tóc. Nhưng họ lại lo lắng và phân vân không biết mang thai có nên làm tóc không? Liệu có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không? Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vì sao nhiều mẹ bầu muốn làm tóc?

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi không chỉ làm ảnh hưởng tới tâm lý mà còn ảnh hưởng tới cơ thể. Trong đó, dấu hiệu phổ biến nhất là mái tóc thay đổi. Mặc dù sự thay đổi này chỉ là tạm thời nhưng sau sinh sẽ giảm đi. Tuy nhiên, các chị em khi mang thai thường rất nhạy cảm và cho rằng mình xấu. Chính vì vậy, rất nhiều chị em muốn thay đổi diện mạo bên ngoài bằng cách làm tóc. Như vậy, chị em sẽ cảm thấy tự tin hơn và không còn cảm giác tự ti trong suốt thai kỳ của mình.

Bầu 4 tháng có nên ép tóc không
Nhiều mẹ bầu muốn làm tóc để tự tin hơn

Ngoài ra, nhiều phụ nữ khi mang thai tóc sẽ trở nên dầu và xoăn hơn. Trong đó, nguyên nhân là do gen di truyền của mẹ. Thời gian mang thai khiến tuyến dầu hoạt động mạnh và tiết ra lượng dầu nhiều hơn. Do đó, tóc có thể đột ngột xoăn, khô hoặc dầu ở các mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng khô xơ thì nhiều chị em muốn làm tóc.

Tuy nhiên, liệu có nên làm tóc trong giai đoạn mang thai hay không. Đây hiện vẫn đang là thắc mắc của rất nhiều chị em. Để biết chính xác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Giải đáp: Phụ nữ mang thai có nên làm tóc không?

Làm tóc là nhu cầu của hầu hết chị em và phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, liệu điều này có nên hay không với phụ nữ đang trong thai kỳ hay không. Hãy cùng tìm hiểu qua thông tin được cung cấp dưới đây nhé.

Cắt tóc khi mang thai

Quan niệm xưa cho rằng, phụ nữ mang thai không nên cắt tóc vì sẽ bị giảm tuổi thọ. Hơn nữa, khi mang thai nếu cắt tóc thì cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Từ đó, mẹ bầu dễ bị đau ốm hoặc gặp chuyện không may. Hơn thế còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Theo ông bà xưa “hàm răng, mái tóc là góc con người”. Do đó, tóc dài là vẻ đẹp cũng là phẩm chất của người phụ nữ Việt. Mái tóc còn là biểu tượng của sức khỏe của người đó. Vì vậy, nhiều người cho rằng không nên cắt tóc khi đang có bầu để tránh làm tổn hại tới sức khỏe, thai nhi.

Bầu 4 tháng có nên ép tóc không
Cắt tóc khi mang thai

Nhưng các nghiên cứu hiện nay cho thấy đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra thai nhi và sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng khi cắt tóc. Hơn thế, cắt tóc trong thai kỳ cũng được nhiều bác sĩ khuyên nên thực hiện. Đơn giản vì khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ tiết ra các hormone nội tiết. Từ đó, khiến thay đổi cấu trúc mái tóc và trở nên khô, xơ hoặc rụng đi rất nhiều. Vì vậy, cắt tóc sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng gội đầu, nhất là những tháng cuối thai kỳ.

Nhuộm tóc khi mang thai

Sẽ có sự thay đổi nhất định về tóc khi chị em phụ nữ mang thai. Thực tế, tóc có thể bị khô, tiết dầu nhiều hơn, bết… khi mang thai. Kèm theo đó là tình trạng tóc rụng nhiều hơn sau khi sinh con. Tuy nhiên, nhiều chị em hoàn toàn ngược lại đó là tóc dày hơn bình thường khi mang thai.

Nhiều chị em muốn nhuộm tóc khi mang thai. Nhưng hiện nay đây đang là vấn đề được tranh cãi khá nhiều. Theo các chuyên gia, trong quá trình mang thai tốt nhất không nên sử dụng hóa chất. Kể cả sử dụng thuốc nhuộm tóc cũng không nên. Nhuộm tóc trong quá trình mang thai có thể gây ra một số dị ứng trên cơ thể. Trong đó, phổ biến nhất là tại mặt, tay hoặc toàn cơ thể. Thậm chí, nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng tới thai nhi nếu thuốc nhuộm không rõ nguồn gốc.

Trong trường hợp nếu chị em vẫn muốn nhuộm tóc khi có bầu thì sử dụng các cách tự nhiên. Điển hình là sử dụng chanh, cà phê, trà… hoặc có thể tham khảo các thuốc nhuộm từ thảo dược. Tuy nhiên, vẫn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bầu 4 tháng có nên ép tóc không
Nhuộm tóc khi mang thai nên chọn sản phẩm an toàn

Uốn tóc, làm xoăn khi mang thai

Mái tóc thường sẽ bị thay đổi hẳn do ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Thông thường, tóc uốn lên màu dễ, phồng và rất đẹp. Tuy nhiên, khi bạn đang mang thai thì hiệu quả làm đẹp sẽ không được như ý.

Hơn thế, theo nhiều nghiên cứu thì trong các loại thuốc nhuộm, uốn tóc có chứa thành phần không tốt cho sức khỏe như: Phenylenediamine, Aminophenol… Bên cạnh đó, thuốc nhuộm tóc còn chứa thành phần Amoniac có thể làm thay đổi cấu trúc tóc. Nếu hít những chất này quá nhiều vào cơ thể có thể gây co thắt tử cung. Từ đó, dẫn tới tình trạng sảy thai cũng như sự phát triển của thai nhi. Thực tế, các chuyên gia về tóc khi phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất từ các loại thuốc làm tóc có nguy cơ sảy thai khá cao.

Ngoài ra, một số loại thuốc nhuộm còn có thể gây dị ứng cho thai phụ như: Ngứa ngáy, nổi mụn đỏ, phù mặt, dị ứng… Hầu hết các thuốc duỗi tóc theo các chuyên gia có chứa chất lye. Đây là một chất có thể gây kích ứng da và làm phát ban. Trong khi đó, giai đoạn mang thai làn da sẽ cực kỳ nhạy cảm. Do đó, nên tránh sử dụng để không ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Bầu 4 tháng có nên ép tóc không
Uốn tóc khi mang thai là không nên

Giải pháp nào cho mẹ bầu nếu muốn làm tóc?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không nên sử dụng các hóa chất như: Thuốc nhuộm tóc, uốn tóc hay thuốc ép… Đây đều là những loại thuốc có chứa hóa chất có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu thực sự muốn uốn tóc thì nên đợi sau 3 tháng mới có thể làm. Đồng thời, hãy lựa chọn những salon tóc uy tín và sử dụng thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các mẹ bầu có thể nhuộm tóc với các dược liệu hay thảo mộc tự nhiên. Hoặc sử dụng cà phê, coca, chanh, trà…

Ngoài ra, với những mẹ bầu sử dụng các loại thuốc nhuộm thì hãy mở cửa salon cho thông thoáng. Việc này giúp các bạn không ngửi phải mùi thuốc cũng như giúp hóa chất bay bớt ra ngoài. Đồng thời, nên đeo khẩu trang thật kỹ, không nên chà xát thuốc lên da đầu mạnh tay. Cũng hạn chế tối đa việc tiếp xúc thuốc tới vùng chân tóc.

Hơn thế, cần thử một lượng thuốc lên da tay trong vòng 48 tiếng trước khi làm lên tóc. Đồng thời, theo dõi xem có biểu hiện gì không, nếu không bị nổi mẩn, ngứa… thì có thể làm được. Tuy nhiên, nếu dị ứng thì tuyệt đối không được làm để tránh gây hại cho cơ thể.

Bầu 4 tháng có nên ép tóc không
Giải pháp cho mẹ bầu muốn làm tóc

Một số điều cần lưu ý khi làm tóc cho phụ nữ mang thai

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thai phụ cần hạn chế sử dụng các loại thuốc nhuộm, tẩy tóc… tối đa. Tuy nhiên, nếu các mẹ vẫn muốn làm tóc thì cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cần đợi sang tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ mới được duỗi, làm xoăn hoặc nhuộm tóc.
  • Lựa chọn địa chỉ làm tóc uy tín, sử dụng loại thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Chọn sản phẩm làm tóc đảm bảo chất lượng, chứa thành phần từ thảo dược hoặc thành phần an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Không tẩy lông mày, lông mi hoặc nhuộm.
  • Đọc kỹ phản ứng phụ của thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Nếu bà bầu tự nhuộm tóc thì tránh chà xát thuốc lên da đầu và đeo găng tay khi thực hiện.
  • Không để hóa phẩm nhuộm, uốn, duỗi… trên da đầu quá lâu.
  • Làm sạch da đầu với nước khi làm xong tóc.
  • Thoa thuốc làm tóc lên da trước khi thực hiện để xem phản ứng của thuốc và theo dõi 48 giờ để xem phản ứng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây các bạn đã giải đáp được thắc mắc phụ nữ mang thai có nên làm tóc hay không. Tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này trước khi quyết định. Thực tế, với mỗi trường hợp cụ thể sức khỏe thai kỳ sẽ khác nhau. Vì vậy, tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ cho chị em lời khuyên chính xác nhất.