Bệnh trầm cảm nhẹ là gì

BookingCare là Nền tảng Y tế Chăm sóc sức khỏe toàn diện kết nối người dùng với dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe hiệu quả, tin cậy với trên 100 bệnh viện, phòng khám uy tín, hơn 600 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ y tế chất lượng cao.

Bệnh trầm cảm nhẹ là gì
Đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm - Ảnh: Enrique Meseguer/ Pixabay

Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về trầm cảm, những quan điểm định kiến sai lầm cho rằng trầm cảm là yếu đuối đã ngăn cản nhiều người can đảm tìm cách để vượt qua.  

Để làm rõ thêm các thông tin về bệnh trầm cảm mức độ nhẹ và cách vượt qua, Ths.Bs. Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin về vấn đề này để bạn đọc tham khảo trong nội dung dưới đây.

THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI

  • Bác sĩ Điều trị tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2015 - nay)
  • Thạc sĩ Y học Chuyên ngành Tâm thần, Đại học Y Hà Nội 

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

3 mức độ trầm cảm

Bệnh trầm cảm được phân chia thành 3 mức độ.

  • Trầm cảm nhẹ
  • Trầm cảm vừa
  • Trầm cảm nặng

Trong đó, trầm cảm nhẹ nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành trầm cảm nặng. Khi đó việc điều trị rất khó khăn và có thể gây ra hệ quả đáng tiếc do trầm cảm nặng.

Trầm cảm mức độ nhẹ

Theo Bác sĩ Chuyên khoa Sức khỏe tâm thần Nguyễn Hữu Lợi, có nhiều loại trầm cảm khác nhau.trầm cảm có nhiều mức độ.

Trong đó trầm cảm mức độ nhẹ mức độ nhẹ có những đặc điểm như: buồn bã, chán nản, luôn mệt mỏi, không còn cảm giác thích thú với thế giới xung quanh, kèm theo đó có thể giảm sút năng lực làm việc và học tập, ăn không ngon, ngủ không yên, ...

Bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tiến triển thành rối loạn trầm cảm tái diễn hay xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm. Nếu các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm xen kẽ nhau được gọi là khí sắc tuần hoàn; nếu mức độ khí sắc trầm, nhẹ, kéo dài thì gọi là loạn khí sắc.

Bệnh trầm cảm nhẹ là gì
Trầm cảm nhẹ gây khó ngủ, rối loạn giấc ngủ - Ảnh: Sức khỏe đời sống

7 biểu hiện thường gặp ở bệnh trầm cảm mức độ nhẹ 

Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ sẽ không có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Để được chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không phải có ít nhất hai trong ba triệu chứng của bệnh trầm cảm cốt lõi đó là.

  • Tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
  • Chán nản, cảm thấy không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
  • Luôn luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Ngoài những triệu chính đó, bệnh nhân bị trầm cảm mức độ nhẹ còn có các triệu chứng khác liên quan khác.

  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
  • Thay đổi khẩu vị: mất cảm giác ngon miệng hoặc cảm giác ăn bao nhiêu cũng không đủ
  • Khó khăn trong việc tập trung hoặc trong giải quyết các vấn đề đơn giản hàng ngày.
  • Không còn sự tự tin
  • Cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân.
  • Thấy tương lai ảm đạm, không có hy vọng
  • Có suy nghĩ hoặc hành động gây tổn thương cho bản thân

Dựa vào những triệu chứng đó người ta phân loại trầm cảm nhẹ gồm 2 triệu chứng chính và có từ 2 đến 4 triệu chứng liên quan. Thời gian tối thiểu của các triệu chứng phải kéo dài liên tục ít nhất 2 tuần

Những người trầm cảm nhẹ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng tự lắng xuống.

Bệnh trầm cảm nhẹ là gì
Tâm trạng buồn bã là một dấu hiệu quả trầm cảm nhẹ - Ảnh: Pixabay

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nhẹ

Trầm cảm mức độ nhẹ có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thường do 3 nhóm nguyên nhân điển hình sau:

Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một nguyên nhân lớn gây bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể bị tác động từ bên ngoài như bị sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình bạn bè, căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống.

  • Do sử dụng chất gây nghiện hoặc các chất tác động thần kinh

Các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy... đều có đặc điểm chung là gây kích thích, sảng khoái hưng phấn tạm thời. Sau đó các chất này khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, khiến người bệnh dễ đi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút, ức chế.

Bệnh nhân từng bị ảnh hưởng bởi những chấn thương, viêm não hay u não... có nguy cơ cao bị mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não bị tổn thương.

Người bệnh có dấu hiệu rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng stress kém, chỉ cần một chút căng thẳng nhỏ cũng sẽ gây ra các rối loạn về cảm xúc.

Cách vượt qua trầm cảm nhẹ

Khi nhận thấy bản thân mình hoặc người thân có biểu hiện của trầm cảm nhẹ, hãy thực hiện một số cách sau đây để vượt qua.

Đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm

Hãy chia sẻ với mọi người về câu chuyện trầm cảm của mình, đừng vì định kiến sai lầm hoặc mặc cảm về sự yếu đuối mà chịu đựng một mình. 

Nikki Webber Allen, người phụ nữ da màu đã vượt qua căn bệnh trầm cảm, đứng trên sân khấu TED kêu gọi mọi người "đừng âm thầm chịu đựng trầm cảm".

Bài nói chuyện truyền cảm hứng, động lực cho mọi người can đảm đứng lên vượt qua căn bệnh thời đại. 

Cô nói: “Cảm xúc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, chúng cho ta thấy mình là con người”

Cộng đồng hãy bỏ quan niệm sai lầm rằng trầm cảm là yếu đuối và ngăn không cho người bệnh tìm cách chữa trị để sống vui, sống khỏe.

Nghe chuyên gia tâm lý tư vấn cách vượt qua trầm cảm 

  • Thực hiện: Báo Thanh Niên
  • Thời lượng: 04 phút 30 giây

Dù trầm cảm ở mức độ nào, nặng hay nhẹ thì bạn cũng đừng âm thầm chịu đựng một mình. Hãy kết nối và chia sẻ câu chuyện trầm cảm của mình với các chuyên gia để được lắng nghe, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bác sĩ tư vấn trầm cảm từ xa thông qua Video trực tuyến, bệnh nhân ở nhà kết nối với bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và tin cậy. Cùng nhau, họ đồng hành và tim cách giúp bạn tìm cách vượt qua trầm cảm.

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi bác sĩ Chuyên khoa Sức khỏe Tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi.

Liệu pháp tâm lý gồm 4 dạng sau đây:

1. Trị liệu tư vấn (Counseling): Các cuộc trò chuyện với một chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn xác định nguyên nhân trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý không hướng dẫn bạn làm gì cụ thể mà chỉ đề xuất thay đổi một số điều để cảm thấy thoải mái hơn.

2. Trị liệu giữa các cá nhân (Interpersonal Therapy – IPT): Một số người cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với người khác và điều này có thể dẫn đến sự cô lập và trầm cảm. Liệu pháp tâm lý IPT được thiết kế nhằm giúp làm cho các mối quan hệ dễ dàng hơn.

3. Trị liệu tâm động học (Psychodynamic Therapy): Để thực hiện liệu pháp này, chuyên gia tâm lý sẽ yêu cầu một người nói lên suy nghĩ của mình để tìm cách xác định các kiểu suy nghĩ hoặc hành vi có vấn đề. Bạn có thể không nhận ra rằng những điều này có thể gây khó chịu và trầm cảm.

4. Trị liệu hành vi nhận thức (Cognitive Behavioral Therapy – CBT): Thay vì tập trung vào các nguyên nhân trầm cảm, liệu pháp tâm lý CBT có thể đưa ra những cách thiết thực để đối phó với vấn đề. Điều này có thể liên quan đến việc đánh lạc hướng tâm trí khỏi những suy nghĩ đau buồn.

Liệu pháp tâm lý CBT là một lựa chọn phổ biến vì nhiều người thường thấy sự cải thiện trong vài tuần và liệu pháp này có xu hướng yêu cầu một cam kết ngắn hạn.

Thực tế, không phải ai cũng có điều kiện điều trị tâm lý khi cuộc sống thường ngày có quá nhiều thứ phải lo đến mức chúng ta dường như quên chăm sóc sức khỏe tinh thần. Thậm chí, nhiều người còn không hề biết rằng mình đang có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ. Sự chịu đựng của bạn cũng giống như giọt nước tràn ly, đến lúc nào đó sẽ chảy lênh láng với những dòng cảm xúc hỗn độn chất chồng bao nhiêu năm tháng…

Bạn có muốn quay trở lại là một phiên bản vui vẻ và hoạt bát như thuở nào còn là cô cậu học trò hồn nhiên? Ngay cả khi không có ai sẵn lòng cho bạn một chiếc vé quay trở lại tuổi thơ, bạn vẫn có thể tự lèo lái con tàu của mình đi về phía có ánh sáng rạng rỡ. Bạn hãy bỏ lại phía sau bóng tối muộn phiền bằng cách tập sống lành mạnh cả trong suy nghĩ lẫn hành động nhé!

Thảo Viên HELLO BACSI