Bị ho kéo dài là bệnh gì năm 2024

Từ đợt cảm cúm nặng đầu tháng 12-2023, chị Đ.T. (ngụ quận 8, TP.HCM) vẫn còn ho dai dẳng kéo dài đến nay nhưng với mức độ nhẹ hơn. Cơn ho dễ bị "kích hoạt" và trở nặng khi chị T. đến văn phòng làm việc có máy lạnh hay nằm ngủ.

"Sau hết cảm cúm, tôi ho như kiểu có bụi ở trong cổ họng, sau đó chuyển sang ho có đờm", chị T. chia sẻ thêm.

Chị T. nhớ lại thời điểm mang bầu cũng ho rất nhiều nhưng không uống thuốc. Kết quả xét nghiệm máu thông báo bình thường, không bị viêm nhiễm gì, và cơn ho cũng tự hết sau một thời gian.

Chị T. cho biết thêm, tại cơ quan mình cũng có nhiều đồng nghiệp bị ho là triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh như viêm phế quản. Có người phải nhập viện truyền kháng sinh vì uống thuốc kháng sinh theo kê đơn bác sĩ trong thời gian dài nhưng ho không dứt.

Bên cạnh người lớn, trẻ em là nhóm dễ mắc các bệnh đường hô hấp trong thời điểm hiện nay, với một trong những triệu chứng ban đầu cũng là ho. Nhiều trẻ ho dai dẳng kéo dài, kèm sốt cao, sổ mũi, thở khó... phải nhập viện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng mới phát cảnh báo vào giai đoạn cuối năm là thời điểm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có khả năng tăng cao, trong đó bao gồm cả COVID-19, cúm gia cầm H5N1.

Bên cạnh đó, nhu cầu giao thương, du lịch vào cuối năm cũng tăng cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan.

Trẻ mắc bệnh đường hô hấp thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Nhiễm vi rút này vừa xong đến nhiễm vi rút khác, hoặc nhiễm cùng lúc nhiều vi rút

PGS Trần Văn Ngọc - chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM - cho hay khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang đông là điều kiện thuận lợi của các vi rút, vi khuẩn gây ra các bệnh đường hô hấp phát triển. Đặc biệt trong năm nay ghi nhận nhiều người mắc bệnh cúm, vi khuẩn không điển hình, kể cả COVID-19.

"Do chúng ta không xét nghiệm chẩn đoán tìm tác nhân cho tất cả bệnh nhân nhưng đa phần tác nhân là do vi rút cúm, vi rút cảm, vi khuẩn không điển hình và cả vi rút SARS-CoV-2.

Có một số trường hợp bệnh nhân khám ở phòng khám hay bệnh viện được cho test cúm thì dương tính, đến test vi rút cảm, vi rút SARS-CoV-2 cũng dương tính. Điều này khác biệt so với những năm trước là người bệnh chỉ mắc một vi rút duy nhất, điển hình", PGS Ngọc chia sẻ thêm.

Cũng theo PGS Ngọc, với nhiều tác nhân gây bệnh trong một thời điểm nên người bệnh có thể nhiễm một loại vi rút nào đó rồi chuyển sang nhiễm vi rút khác hoặc đồng mắc cùng lúc hai loại vi rút, thậm chí nhiều hơn. Chính điều này đã làm người bệnh có triệu chứng kéo dài, trong đó có ho.

Với triệu chứng bệnh kéo dài, không rõ chính xác tác nhân nào gây bệnh, ông Ngọc khuyến cáo những trường hợp nhẹ (sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể...) thì dùng thuốc cảm thông thường.

Nếu có triệu chứng sốt cao 38,5 - 39 độ C, ho khạc đờm mủ xanh/vàng, hoặc với những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, cao tuổi... thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị đúng, kịp thời.

Ở trẻ nhỏ, theo bác sĩ CKI Trần Nguyên Khôi - phó khoa nội 3 Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), với thời tiết thất thường như hiện nay khiến các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ em dễ dàng tăng cao. Biểu hiện ban đầu thường gặp nhất là trẻ có triệu chứng ho. Tuy nhiên đây là phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở, làm long đàm nhầy ra khỏi niêm mạc của trẻ.

Hiện thuốc để điều trị ho chia thành 3 loại: chống ho, hỗ trợ ho và thuốc ho thảo dược. Dựa vào đặc tính của từng loại thuốc và tình trạng bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ có phương hướng chỉ định.

Để tránh các hệ lụy không mong muốn, bác sĩ Khôi khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ nếu chưa có sự cho phép của y bác sĩ. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Về phân loại có ho khan và ho có đờm. Trong đó ho khan là ho không có đàm do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm siêu vi hay hít phải tác nhân gây kích ứng (khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu,…).

Đối với ho có đờm là khi ho có tiết nhiều đờm đặc hoặc loãng do viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen suyễn.

Về mức độ ho, nếu trẻ ho dưới 3 tuần được xem là ho cấp tính. Còn ho từ 3-8 tuần là ho bán cấp tính và trên 8 tuần trở lên là ho mãn tính.

- Ho do hen suyễn (hen phế quản): Ho do tình trạng này thường xuất hiện vào ban đêm, khi giao mùa hoặc tiếp xúc với dị nguyên, thường kèm theo khó thở. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ho kéo dài.

- Ho do trào ngược dạ dày - thực quản: Bệnh lý này gây ho kéo dài, ho nhiều hơn khi nằm hay khi đói, kèm theo cảm giác đau thượng vị, nóng rát vùng xương ức, ợ hơi, ợ chua. Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ho kéo dài.

- Ho do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Ví dụ như cảm lạnh, cảm cúm, Covid-19, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan… Một số trường hợp dù đã điều trị nhưng có thể còn ho kéo dài.

- Ho do tác dụng phụ của thuốc: Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin (ACE) là loại thuốc kê đơn để điều trị bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, đái tháo đường hay bệnh thận. Khoảng 15% các trường hợp dùng thuốc này sẽ bị ho kéo dài.

Ngoài ra, các nguyên nhân hiếm gặp hơn gây ho kéo dài là:

  • Dị dạng động tĩnh mạch phổi.
  • Nhuyễn sụn khí, phế quản.
  • Phì đại amidan.
  • Tăng cảm thanh quản.
  • Trào ngược thanh quản.
  • Xơ phổi vô căn.

Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ho kéo dài. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động cũng dẫn đến ho và tổn thương phổi.

Ho có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng. Ảnh minh hoạ.

Ho kéo dài khi nào nên đi khám?

Ho có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể, nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là với trẻ em và người cao tuổi.

Ho kéo dài có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài dẫn đến bị suy kiệt thì phải đi xét nghiệm. Bị ho trên 5 ngày thì cần phải đi khám ngay. Ho kéo dài hơn 3 tuần mà dùng thuốc không giảm, cùng với đó là triệu chứng sốt, ho có đờm, có nâu gỉ và vàng, ho ra máu, thở nông, đau ngực... thì cần đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.

Ho có tiền sử do hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, bị sụt cân thì phải tìm đến bác sĩ để điều trị tận gốc như hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi...

Nếu đã từng bị ho dai dẳng thì nên phòng bệnh, đặc biệt là vào ngày lạnh, cần tích cực luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý để tạo môi trường lành mạnh, phòng bệnh lâu dài.

Cùng với việc điều trị nguyên nhân gây ho theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm ho:

  • Uống nước để làm loãng đờm. Nên uống nước ấm, nước lọc, trà hoặc nước trái cây.
  • Ngậm kẹo ho để giảm ho khan và làm dịu cổ họng.
  • Uống mật ong sẽ giúp làm dịu cơn ho. Nhưng không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong, vì mật ong có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc cho trẻ.
  • Làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm hay máy phun sương.
  • Không hút thuốc và tránh khói thuốc lá thụ động.

Tóm lại: Ho kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn làm gián đoạn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi. Trường hợp nghiêm trọng hơn, ho kéo dài có thể gây nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, tiểu không tự chủ và thậm chí là gãy xương sườn. Nếu bị tình trạng ho kéo dài thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Nhất là khi ho có đờm, ho ra máu, ho ngày càng nặng hơn, ho về đêm, ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hàng ngày.

Làm thế nào để chữa ho kéo dài?

Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm hệ miễn dịch. Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ có thể áp dụng các liệu pháp dân gian như: có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để uống giúp trị ho, viêm họng.

Ho ra máu là triệu chứng của bệnh gì?

SKĐS - Ho ra máu là máu từ đường hô hấp dưới được ho, khạc, trào, ộc ra ngoài theo đường miệng, mũi. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có các bệnh tại phổi như lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi… Ngoài ra, ho ra máu có thể là biến chứng của các thủ thuật thực hiện khi nội soi phế quản.

Ho do viêm phổi kéo dài bao lâu?

1.4. Viêm phổi xảy ra khi các túi khí nhỏ là phế nang trong phổi bị viêm. Viêm phổi thường gồm các biểu hiện như ho, sốt, khó thở. Và mặc dù virus có thể gây ra viêm phổi nhưng hầu hết các trường hợp là do nhiễm khuẩn. Nói chung thì ho do viêm phổi thường khỏi hoặc cải thiện dần trong vòng 6 tuần.

Bị ho có đờm nên uống thuốc gì?

Câu trả lời là bạn có thể dùng 1 trong các loại phổ biến sau đây: Guaifenesin: là loại thuốc long đờm được sử dụng phổ biến nhất. Bạn có thể tìm thấy guaifenesin trong nhiều loại thuốc ho, cảm lạnh và cúm thông thường. Acetyl cystein: là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trị ho có đàm, giúp giảm ho khá hiệu quả.

Chủ đề