Bí thư ở lớp là gì

Bí thư chi đoàn là gì? Bí thư chi đoàn tiếng Anh là gì? Tiêu chuẩn của bí thưu chi đoàn? Chức năng và nhiệm vụ của bí thưu chi đoàn? Nội dung hoạt động của bí thư chi đoàn?

Khi nhắc tới những người làm công tác thanh niên chúng ta không thể không nhắc tới vai trò của bí thư chi đoàn trong việc vận động đoàn viên thanh thiếu niên tham gia các hoạt động đoàn một cách tích cực. Để biết rõ hơn về Bí thư chi đoàn là gì? Tiêu chuẩn, chức năng và nhiệm vụ của bí thư chi đoàn như thế nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Bí thư ở lớp là gì

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Bí thư chi đoàn là gì?
  • 2 2. Bí thư chi đoàn tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Tiêu chuẩn của bí thư chi đoàn:
  • 4 4. Chức năng và nhiệm vụ của bí thư chi đoàn:
  • 5 5. Nội dung lao động của bí thư chi đoàn:
    • 5.1 5.1. Biết khai thác các điều kiện làm việc:
    • 5.2 5.2. Biết xử sự các mối quan hệ:
      • 5.2.1 5.2.1. Đối với Đảng:
      • 5.2.2 5.2.2. Đối với chính quyền: lãnh đạo phòng, khoa, trung tâm, …
      • 5.2.3 5.2.3. Đối với Đoàn cấp trên:
      • 5.2.4 5.2.4. Đối với các thành viên trong Ban chấp hành:
      • 5.2.5 5.2.5. Đối với Đoàn viên, thanh niên:
    • 5.3 5.3. Nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức của Bí thư chi đoàn:
    • 5.4 5.4. Phát hiện nhân tố mới và quy hoạch cán bộ đoàn:

Bí thư chi đoàn là người thay mặt Đảng làm công tác thanh niên, tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; Bí thư chi đoàn là cán bộ chính trị của Đảng làm công tác vận động đoàn viên, thanh niên, sinh viên.

2. Bí thư chi đoàn tiếng Anh là gì?

Bí thưu chi đoàn tiếng Anh là ” branch secretary”.

3. Tiêu chuẩn của bí thư chi đoàn:

– Là đoàn viên.

– Có một quá trình sinh hoạt, hoạt động Đoàn, trong thời gian hoạt động tỏ ra vượt trội hơn các đoàn viên khác một số điểm:

+ Có trình độ hiểu biết.

+ Có phẩm chất đạo đức.

+ Có kỹ năng hoạt động Đoàn.

Xem thêm: Giáo viên trung học cơ sở kiêm nhiệm bí thư chi đoàn có được hưởng chế độ giờ dạy không?

+ Có vài tố chất của người lãnh đạo (tổ chức, quản lý, điều hành).

– Có sự tín nhiệm của tập thể đoàn viên, được đoàn viên lựa chọn thông qua bầu cử trong đại hội chi đoàn.

4. Chức năng và nhiệm vụ của bí thư chi đoàn:

Chức năng:

+ Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Chi đoàn và Chi đoàn về toàn bộ hoạt động của Ban Chấp hành và của Chi đoàn.

+ Điều hành mọi hoạt động của BCH Chi đoàn và Chi đoàn. Lãnh đạo BCH Chi đoàn tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội Chi đoàn và các chủ trương công tác của Đoàn cấp trên.

Để bết chức năng của bí thư chi đoàn thì chúng ta ần hiểu bản chất của Bí thư Chi đoàn là người đại diện cho lợi ích của tập thể Chi đoàn và mọi đoàn viên thanh niên trong Chi đoàn, người thay mặt cho BCH Chi đoàn giữ mối liên hệ giữa Chi đoàn với Chi bộ Đảng, với Đoàn cấp trên, với quần chúng thanh niên và với các tổ chức chính quyền, cơ quan chuyên môn, đoàn thể xã hội khác… Bí thư Chi đoàn phải là người tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của tập thể, là trung tâm đoàn kết trong BCH và tạo ra sự thống nhất trong tập thể, Chi đoàn, tập hợp đoàn kết thanh niên.

Nhiệm vụ:

a. Phải nắm bắt kịp thời các chủ trương công tác của đoàn cấp trên, của Chi bộ, chính quyền, tình hình đoàn viên thanh niên thông qua việc:

Xem thêm: Công chức xã có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh bí thư chi bộ xã?

+ Thường xuyên tiếp xúc với đoàn viên thanh niên, tiếp thu và giải thích những vấn đề ĐVTN quan tâm.

+ Định kỳ làm việc với các phân đoàn và cán bộ chi đoàn, chi hội thanh niên.

+ Báo cáo tình hình công tác TN với chi uỷ xin ý kiến lãnh đạo chỉ đạo.

+ Thường xuyên phối hợp công tác với các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ…

+ Giữ mối quan hệ với cán bộ lãnh đạo chính quyền, phụ trách chuyên môn trong cơ quan, đơn vị và đoàn cấp trên.

+ Làm việc có chương trình, kế hoạch, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tranh thủ ý kiến của tập thể BCH chi đoàn và tập thể đoàn viên.

+ Tổ chức lực lượng cộng tác viên, xây dựng cốt cán trong TN, tranh thủ sự giúp đỡ của những đồng chí lớn tuổi có kinh nghiệm công tác.

+ Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời những nội dung, hình thức, biện pháp công tác, mở rộng giao lưu kết nghĩa, học tập những kinh nghiệm đơn vị bạn.

Xem thêm: Giáo viên kiêm nhiệm Bí thư chi đoàn được hưởng phụ cấp gì?

+ Thực hiện tự phê bình, phê bình, giữ nguyên ý thức tổ chức kỷ luật đối với cán bộ và đoàn viên thanh niên.

+ Đảm bảo chế độ định kỳ họp BCH chi đoàn và sinh hoạt. Phân công trách nhiệm và kiểm tra công tác cụ thể đói với từng uỷ viên chấp hành.

Đối với Đoàn cấp trên, cấp ủy cùng cấp:

+ Tiếp nhận sự lãnh đạo của Đoàn cấp trên, của cấp ủy cùng cấp, từ đó căn cứ tình hình địa phương, đơn vị, tình hình thanh niên để định hướng và chọn nội dung hoạt động phù hợp với chi đoàn vì Bí thư chi đoàn không chỉ là người thiết kế mà còn là người thực hiện, tổ chức các hoạt động đó.

+ Bí thư chi đoàn là cầu nối giữa chi đoàn với đoàn cấp trên và cấp ủy, là người chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề của chi đoàn với đoàn cấp trên và cấp ủy. Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của chi đoàn với đoàn cấp trên và cấp ủy.

+  Là người phản ánh, đề xuất kiến nghị của đoàn viên, thanh niên ở đơn vị với đoàn cấp trên và cấp ủy.

Đối với chi đoàn:

Nhiệm vụ là điều hành công việc của chi đoàn:

Xem thêm: Bí thư chi bộ là gì? Tiêu chuẩn, vai trò và chức năng của Bí thư chi bộ?

– Quản lý đoàn viên (tư tưởng, nhu cầu, sở thích);

– Xây dựng lực lượng nòng cốt, tập hợp đoàn viên, thanh niên;

– Định hướng cho các hoạt động nhóm đoàn viên, thanh niên;

5. Nội dung lao động của bí thư chi đoàn:

5.1. Biết khai thác các điều kiện làm việc:

a) Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị (được hiến pháp và pháp luật công nhận). Đoàn được nhà nước tạo điều kiện để hoạt động.

– Đoàn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ trọng đại của mình.

Về cơ chế:

Đoàn được thành lập các tổ chức cơ sở Đoàn theo từng đơn vị công tác và học tập (Khoa, phòng, ban, chi đoàn lớp, …)

Về cơ sở vật chất:

Xem thêm: Hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ có được giảm định mức tiết dạy?

– Được nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động

– Có hệ thống công cụ, phương tiện để hoạt động.

– Đoàn cơ sở có các phương tiện như: văn phòng, kinh phí, dụng cụ TDTT, văn hóa văn nghệ

b) Chúng ta có một tổ chức tập trung thống nhất từ Đoàn trường đến các cơ sở Đoàn trực thuộc, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Với hệ thống tổ chức như vậy cho phép hoạt động Đoàn lan tỏa khắp nơi.

– Đoàn đang chủ trương tự đổi mới theo hướng tiếp cận, giúp đỡ, đáp ứng nhu cầu thiết thân của đoàn viên thanh niên, sinh viên; tạo sức hấp dẫn thu hút thanh niên đến với Đoàn

– Với đội ngũ đoàn viên động đảo chúng ta đang có các hình thức hoạt động phù hợp để dần dần phát huy triệt để sức mạnh của tập thể đoàn viên

c. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đảng CS Việt Nam trực tiếp lãnh đạo và rèn luyện.
Điều lệ Đoàn nêu rõ: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam

5.2. Biết xử sự các mối quan hệ:

5.2.1. Đối với Đảng:

Đây là mối quan hệ thường gặp khó khăn ở cơ sở và thực tế nhiều cơ sở Đoàn có mối quan hệ rất xấu, lỗi này do

Xem thêm: Phụ cấp cho giáo viên kiêm bí thư chi đoàn

Bí thư Đoàn Khoa chưa xử lý tốt.
Trong mối quan hệ này cần chú ý:

Tăng cường thông tin về Đoàn để cấp ủy Đảng thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ cho Đoàn hoạt động

– Gặp trực tiếp trình bày với đồng chí bí thư chi bộ (hoặc Đảng Ủy)

– Các buổi họp Đoàn Khoa nên mời Bí thư Chi bộ cùng dự

– Quên báo cáo của chi đoàn (hoặc Đoàn cơ sở) Biết khai thác sức mạnh của hệ thống tổ chức của Đảng để tăng thêm nguồn lực cho Đoàn. Thường xuyên làm tốt công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

5.2.2. Đối với chính quyền: lãnh đạo phòng, khoa, trung tâm, …

– Cần biết tổ chức các hoạt động Đoàn thiết thực tại đơn vị gắn với nhiệm vụ, công tác của phòng, khoa, trung tâm, dần tạo niềm tin và nâng cao uy tín vai trò của Đoàn đối với chính quyền.

– Từ đó yêu cầu các phòng, khoa, trung tâm tạo điều kiện phương tiện, kinh phí để Đoàn hoạt động hiệu quả.

5.2.3. Đối với Đoàn cấp trên:

– Cần chấp hành nghiêm túc sự lãnh, chỉ đạo của Đoàn cấp trên theo đúng nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ.

Xem thêm: Có đồng thời hưởng phụ cấp bí thư chi đoàn và tổ phó chuyên môn không?

– Yêu cầu Đoàn cấp trên giải quyết những vấn đề mà Đoàn cấp dưới không có thẩm quyền hoặc không giải quyết được

– Cần duy trì chế độ thông tin giữa cơ sở và Đoàn cấp trên.

5.2.4. Đối với các thành viên trong Ban chấp hành:

– Bí thư chi đoàn phải chủ động, biết hoạch định chương trình hành động.

– Biết gắn kết các thành viên trong ban chấp hành bằng công việc và thông qua công việc.

– Biết phân công, dám phân công và phân công đúng người đúng việc. Điều này đòi hỏi Bí thư chi đoàn phải am hiểu và biết phát huy khả năng, năng lực của từng thành viên trong ban chấp hành.

– Thường xuyên duy trì chế độ kiểm tra.

– Kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân tích cực và nhắc nhở phê bình những tập thể, cá nhân lơ là bỏ bê công việc.

5.2.5. Đối với Đoàn viên, thanh niên:

– Có tác phong giản dị, gần gũi với đoàn viên, thanh niên không quan cách.

Xem thêm: Thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

– Nắm bắt kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên để có những mô hình hoạt động phù hợp.

– Biết tập hợp đoàn viên thanh niên bằng cách đưa ra các giải pháp tích cực, phát huy hết năng lực của từng đoàn viên.

5.3. Nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức của Bí thư chi đoàn:

– Kiến thức, trình độ, phẩm chất đạo đức là vũ khí sắc bén của người cán bộ đoàn, tạo lập được uy tín đối với ĐVTN. Nếu cán bộ đoàn không có ý chí tiến thủ, trao dồi đạo đức cách mạng, nâng cao kiến thức thì sớm muộn sẽ bị thực tế phong trào thanh niên đào thải.

– Ngoài việc được tổ chức huấn luyện trong hệ thống trường lớp của Đoàn, cán bộ đoàn còn phải tự học, tự đào tạo trang bị cho mình nhiều kiến thức chính trị, xã hội, chuyên môn, KHKT… để thích ứng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của xã hội và sự phát triển của phong trào thanh niên.

5.4. Phát hiện nhân tố mới và quy hoạch cán bộ đoàn:

– Thực tế cho thấy cán bộ đoàn chuyển khá nhanh cho nên cần phát hiện, tạo nguồn và xây dựng đội ngũ kế thừa.

– Thông qua hoạt động thực tiễn (giao việc).

– Chủ động đề xuất huấn luyện.

– Đánh giá đúng năng lực qua chất lượng công việc và uy tín trước đoàn viên TN.

Xem thêm: Hiệu trưởng đồng thời là bí thư chi bộ trường sinh con thứ ba bị xử lý mức độ thế nào?