Biện pháp xử lý đầu giờ là gì

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Biện pháp xử lý đầu giờ là gì

Trên cơ sở đánh giá chất lượng đê, kè, cống năm 2022, Ban Chỉ hủy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh xác định, trong mùa mưa bão 2022 cần có phương án bảo vệ 3 trọng điểm cấp tỉnh là: Cống Mộc Nam tại K123+050 đê hữu Hồng thuộc địa phận thị xã Duy Tiên; Cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang tương ứng đoạn từ K129+420-K129+530 đê hữu Hồng thuộc địa phận thị xã Duy Tiên và huyện Lý Nhân; Đoạn đê xung yếu tại vị trí K 130+365 – K131+430 đê tả Đáy thuộc địa bàn xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì

Cống Mộc Nam trên đê hữu Hồng, thuộc địa bàn xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên. Cống được xây dựng từ năm 1968, đến nay đã qua 54 năm đưa vào khai thác sử dụng. Cống gồm 3 tầng 9 cửa có kích thước 3x(1,2x2)m và 6x(1,2x1,2)m. Cánh cống bằng thép, đóng mở bằng tay, cao trình đáy (+1,00), cao trình đỉnh (+3,05). Cống có nhiệm vụ lấy nước sông Hồng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 16 xã, phường, thị trấn thuộc thị xã Duy Tiên.

Đầu năm 2001, cống đã được nạo vét, khám nghiệm và tu sửa trát chít lại các khớp nối ở đáy và thân cống. Khoan 3 lỗ thông hơi, khoan phụt vữa gia cố 2 bên mang cống bằng vữa xi măng và bột sét công nghiệp. Năm 2011 cống được xử lý thấm bằng công nghệ Jet-Grouting.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh kiểm tra trọng điểm cống Mộc Nam trên đê hữu Hồng (Mộc Nam - thị xã Duy Tiên) trước mùa mưa bão 2022.

Do đã xây dựng từ lâu, công trình đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, lại nằm trên hệ thống đê sông lớn, vì vậy cống Mộc Nam được xác định là 1 trong những trọng điểm phòng chống lụt bão cấp tỉnh trong mùa mưa bão năm nay.

Theo ông Nguyễn Minh Tân, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT): Đối với các công trình trọng điểm như cống Mộc Nam, chúng tôi giả định nhiều tình huống có thể xảy ra như: khi lũ cao, cánh cống bị kênh, không kín nước hoặc nước bị rò rỉ nhiều. Hoặc xảy ra hiện tượng mạch sủi, lỗ phụt trong lòng cống và nước rò rỉ 2 bên mang cống. Hoặc trong trường hợp lũ cao, vượt tần suất thiết kế, cống xảy ra tổ hợp nhiều sự cố có nguy cơ mất an toàn phải hoành triệt cống.

“Từ các tình huống giả định, trong các phương án hộ đê, bảo vệ công trình này, Sở NN&PTNT đã đưa ra các biện pháp ứng phó, xử lý cụ thể. Các loại vật tư, phương tiện, nhân lực, hậu cần đề phòng sự cố xảy ra cũng đã được dự trù, tính toán chuẩn bị đầy đủ để việc xử lý đạt hiệu quả cao nhất.”. Ông Tân chia sẻ.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Bãi đá dự trữ phòng, chống lụt bão công trình cống Mộc Nam (ảnh trái) và hiện trạng cống Mộc Nam (ảnh phải)

Trao đổi với chúng tôi về công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ đê điều trong mùa mưa bão tới tại địa phương, ông Nguyễn Mạnh Trinh, Chủ tịch UBND xã Mộc Nam cho biết, mặc dù tuyến đê sông Hồng đi qua địa bàn xã không dài nhưng còn nhiều ẩn họa như thẩm lậu, tập đoàn mạch sủi từ K122+700 đến K123 và đặc biệt là công trình trọng điểm cống Mộc Nam.

Ngay từ cuối tháng 4 xã đã hoàn thành toàn bộ công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” với đầy đủ các loại vật tư, phương tiện, nhân lực, hậu cần theo quy định. Xã cũng đã thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN của địa phương; đồng thời chỉ đạo các thôn, xóm và các đơn vị thành lập các Tiểu ban PCTT&TKCN, yêu cầu thường xuyên kiểm tra các phương tiện, vật tư và nhân lực sẵn sàng huy động khi có tình huống xảy ra.

Bảo đảm hiệu quả trong phòng chống lụt bão, UBND xã còn cử lực lượng trưởng điếm của xã tham dự tập huấn kỹ thuật xử lý giờ đầu tại UBND thị xã do Phòng Kinh tế thị xã tổ chức.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì

“Bảo đảm phương tiện, vật tư, nhân lực…khi cần huy động là có, xã thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng trong sử dụng phương tiện, vật tư khi cần đến. Trên địa bàn do không còn tre chấm bụi, xã chủ động ký kết với các đại lý bán tre, luồng hợp đồng cụ thể về số lượng và chất lượng tre. Đối với nguồn nhân lực, xã giao cho Ban Chỉ huy Quân sự xã và tổ chức Đoàn thanh niên thường xuyên rà soát nguồn nhân lực trong danh sách xung kích phòng chống lụt bão bảo đảm sẵn sàng có mặt khi huy động.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Biện pháp xử lý đầu giờ là gì

Cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang nằm ở vị trí từ K129+420 – K129+530 trên đê hữu Hồng thuộc địa bàn thị xã Duy Tiên và huyện Lý Nhân. Công trình khởi công xây dựng tháng 6/2007 đến tháng 4/2010 hoàn thành có cao trình mặt đê là +9,69m, bề rộng mặt đê B = (5,0-6,0)m, hệ số mái đê phía sông m = 1,8, mái đê phía đồng m=2,8. Mực lũ thiết kế tại khu vực cống là +8,13m.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì

Tại công trình này, trong những năm qua đã 2 lần xảy ra sự cố. Sự cố đầu xảy ra chỉ sau 2 năm đưa vào sử dụng. 5h30’ ngày 1/8/2012 công trình đã xảy ra sự cố hiện tượng đùn, sủi mạnh, nước đục phía hạ lưu tường ngoặt sau sân tiêu năng (lúc này cống và âu thuyền đang đóng), gian nhà để tủ điện điều hành cống bị lún nghiêng, đến 10h cùng ngày toàn bộ nhà lắp đặt tủ điện vận hành cống bị sụt hoàn toàn xuống hố xói, riêng phần thân cống và âu thuyền vẫn ổn định. Thời điểm xảy ra sự cố mực nước thượng lưu cống đang ở mức +5,0m; mực nước hạ lưu cống: +2,6m. Với sự cố này, các cơ quan chức năng đã triển khai các biện pháp xử lý cho đến cuối năm 2015 mới hoàn thành dứt điểm.

Sự cố thứ hai, xảy ra ngày 20/8/2020 do ảnh hưởng chênh lệch mực nước 0,9m (thượng lưu cống +3,85m; hạ lưu cống + 2,95m) xảy ra hiện tượng rò rỉ nước qua hệ thống cửa van cống Tắc Giang từ thượng lưu (sông Hồng) về hạ lưu (sông Châu Giang). Vụ Quản lý đê điều (Tổng cục Phòng Chống thiên tai, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Hà Nam khi đó kiểm tra, yêu cầu xử lý sự cố. Công ty TNHH một thành viên KTCTTL Hà Nam, Hạt QLĐ thị xã Duy Tiên và huyện Lý Nhân đã tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân xảy ra sự cố: do xây dựng và lắp đặt hệ thống máy đóng mở VĐ20 chưa đạt độ chính xác cao nên khi vận hành đóng mở cống, cánh cống lên xuống không đều gây ra hiện tượng cánh cống không xuống được sát đáy. Đơn vị thực hiện kiểm tra lặn và xử lý sự cố; tiến hành hoành triệt cánh cống, tháo dỡ, kiểm tra, cân chỉnh lại tất cả bộ phận đóng mở, ngày 1/9/2020 đã xử lý xong và hoàn thiện. Sau khi xử lý toàn bộ cánh cống của 3 cửa đã được đóng kín, không có hiện tượng rò nước.

Ông Lê Văn Hòa, Giám đốc Công ty KTCTTL Hà Nam – đơn vị quản lý, vận hành cống cho biết: Xác định vị trí đặc biệt quan trọng của công trình này trong phòng, chống lụt bão của địa phương, năm 2021, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án “Xử lý cấp bách cống và âu thuyền Tắc Giang” với số kinh phí lên tới 25 tỷ đồng. Triển khai dự án này, cống và âu thuyền Tắc Giang đã được bổ sung nhiều hạng mục nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa năng lực phòng, chống mưa, lũ của công trình. Cuối năm vừa qua, dự án này đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục.

“Tuy đã được gia cố, nâng cao khả năng chống chịu trước bão, lũ nhưng thiên tai là không thể lường được, đặc biệt gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết bất thường, cực đoan không theo quy luật…Trong khi đó, vị trí, vai trò ngăn, cắt lũ của Cụm công trình cống và âu thuyền Tắc Giang là vô cùng quan trọng đối với vùng nội đồng của tỉnh ta nên không thể chủ quan trong việc hộ đê, bảo vệ trọng điểm này”. Ông Hòa chia sẻ.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, trước khi bước vào mùa mưa bão năm nay, công tác chuẩn bị ứng phó với sự cố tại công trình cống và âu thuyền Tắc Giang đã được đơn vị quản lý cống triển khai.

Các phương án hộ đê, bảo vệ công trình trọng điểm này cũng đã được ngành chức năng của tỉnh đưa ra các tình huống giả định về sự cố như: Trong trường hợp các cửa cống, âu bị sự cố đóng không hết do vật cản hoặc cánh cửa cống bị kênh thì xử lý như thế nào? Trường hợp khi có lũ, chênh lệch mức nước thượng, hạ lưu lớn, hạ lưu xuất hiện đùn, sủi mạnh hoặc khi có lũ cao trên báo động III, vượt tần suất thiết kế, cống xảy ra tổ hợp nhiều sự cố, cống, âu thuyền có nguy cơ mất an toàn thì biện pháp xử lý được đưa ra là đắp đập ngang thượng lưu cống âu bằng đất đá hỗn hợp, sau đó xem xét để đưa ra phương án xử lý triệt để, đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì

Từ 2 năm nay, đoạn đê tả Đáy từ K130+365-K131+430 thuộc địa bàn xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm được xác định là 1 trong những trọng điểm cấp tỉnh về phòng, chống lũ bão mỗi khi mùa mưa đến. Nguyên nhân bởi trên đoạn đê này tháng 6/2020, qua kiểm tra chính quyền địa phương phát hiện 5 vết nứt dọc giữa mặt đê kéo dài theo chiều dài tuyến, bề rộng vết nứt (1-2)cm, chiều sâu của vết nứt (5-20)cm. Hai bên mái đê cũng xuất hiện một số vết nứt dọc mái đê.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Đê tả Đáy K129 - K132+554 trên địa bàn huyện Thanh Liêm đang được xử lý cấp bách.

Cuối năm 2021, được sự quan tâm của Bộ NN&PTNT, Dự án “Xử lý cấp bách sự cố nứt, lún, sụt đê tả Đáy đoạn từ K129+00 - K132+554 thuộc địa bàn huyện Thanh Liêm đã được phê duyệt.

Dự án khởi công tháng 1/2022, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam. Công trình hiện đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ.

Theo anh Đào Văn Quý, Chỉ huy trưởng công trình, đến thời điểm hết tháng 5/2022, trong tổng số 3,5km đê phải xử lý thuộc Dự án, đơn vị đã hoàn thiện mái và lu lèn mặt đê được 700m; 1,2km khác đã xong phần mái đê, phần nền đê cũng đã được xử lý vượt cao trình chống lũ.

Hiện công trình đang gặp một số khó khăn do còn khoảng 300m chưa giải phóng xong mặt bằng; đặc biệt là tình hình thời tiết trong nhiều ngay qua liên tục có mưa, ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển vật liệu của đơn vị phục vụ cho việc thi công tại công trường.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Vật tư tại chỗ của xã Thanh Hải (Thanh Liêm) phục vụ PCTT.

Theo Chủ tịch UBND xã Thanh Hải Trần Văn Thắm: Do đoạn đê xung yếu này vẫn đang trong quá trình thi công, chưa hoàn thành toàn bộ dự án nên trong mùa mưa bão năm nay chúng tôi đặc biệt quan tâm công tác tuần tra, canh gác khi có thông báo lũ trên sông Đáy. Xã đã thành lập và kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai theo quy định gồm 200 người. Chúng tôi chỉ đạo, khi lũ ở báo động I trở lên, Đội xung kích phải phân công người theo dõi chặt chẽ diễn biến tình trạng đê điều, kiểm tra kỹ toàn bộ mái đê phía đồng, phía sông, mặt đê, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng để phát hiện kịp thời sự cố.

Cùng với nhân lực, theo yêu cầu của Ban Chỉ huy bảo vệ công trình trọng điểm, xã Thanh Hải cũng đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, phương tiện theo quy định gồm: 7 thuyền vận tải, 5 xe ô tô, 1.000kg rơm; 1.000 cây tre chấm bụi; 2.000 bao tải và hàng trăm cuốc, xẻng cùng các dụng cụ hộ đê khác để tại trụ sở UBND xã và các điếm canh đê trên địa bàn. Ngoài ra, xã yêu cầu trong nhân dân mỗi hộ chuẩn bị 2 bao tải đề phòng khi cần có để sử dụng ngay.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Đá hộc dự trữ hộ đê theo phương châm 4 tại chỗ.

Về phía đơn vị thi công (Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam), để bảo vệ trọng điểm này, doanh nghiệp cũng đã thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN gồm 7 đồng chí, trong đó 1 đồng chí Phó Giám đốc công ty làm Trưởng ban Chỉ huy phục vụ công tác hộ đê khu vực công trình. Thực hiện nhiệm vụ được phân công, Ban chỉ huy PCTT&TKCN đơn vị đã nhanh chóng lập, phê duyệt phương án hộ đê và chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương châm “4 tại chỗ” xong trước ngày  30/4/2022. Cùng đó, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình trạng đê điều, tăng cường theo dõi khu vực công trình trong suốt quá trình thi công, đặc biệt khi thời tiết có mưa, bão, trên sông xuất hiện lũ lớn.

Trao đổi về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn, đặc biệt là việc hộ đê, bảo vệ các trọng điểm phòng chống lụt bão, ông Khương Văn Tuyến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Trong công tác ứng cứu phòng chống lụt bão, khi có sự cố xảy ra, việc phát hiện sớm sự cố, xử lý hiệu quả giờ đầu là đặc biệt quan trọng. Muốn vậy, việc làm tốt công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” cần phải bảo đảm chu đáo, thực chất. Các loại vật tư, phương tiện, nhân lực, hậu cần phục vụ cho việc xử lý sự cố cần được các cơ sở, địa phương chuẩn bị đầy đủ đúng theo chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

Biện pháp xử lý đầu giờ là gì
Vật tư phục vụ PCTT của tỉnh trong kho đặt tại Hạt quản lý đê Duy Tiên.

Nếu có điều kiện, Ban chỉ đạo PTCTT&TKCN công trình trọng điểm cần tổ chức diễn tập, xử trí các tình huống giả định về sự cố có thể xảy ra, qua đó nhằm giúp các địa phương, ban, ngành chức năng có được kinh nghiệm thực tế trong chỉ đạo, điều hành, khả năng hiệp đồng giữa các lực lượng trong xử lý các sự cố về thiên tai, qua đó tránh được bỡ ngỡ, lúng túng trong thực tế nếu có sự cố xảy ra.

Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường do những biến đổi của khí hậu. Với đặc điểm là tỉnh cốt đất trũng, trên địa bàn lại có nhiều tuyến sông chảy qua, với nhiều công trình thủy lợi đê điều xung yếu. Do đó, công tác phòng chống lũ, bão, bảo vệ hệ thống đê điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, không có giải pháp nào tốt hơn là cần làm tốt công tác chuẩn bị, để không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Việc xác định rõ các trọng điểm để từ đó xây dựng các phương án bảo vệ chính là nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Nội dung: Vũ Hà

Ảnh: Mạnh Hùng

Thiết kế: Quốc Khánh