Biến thể omicron phát hiện ở đâu

TP HCM phát hiện 3 người đầu tiên nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng

(NLĐO) - 3 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng ở TP HCM này ngụ tại huyện Bình Chánh, quận 11 và quận Gò Vấp. Các trường hợp này đã được báo cáo tới Sở Y tế TP HCM.

  • Việt Nam đã ghi nhận 68 ca nhiễm biến thể Omicron

  • TP HCM: Thêm 18 người nhập cảnh nhiễm Omicron

  • TP HCM: Thêm 1 ca Omicron là cụ bà 82 tuổi về từ Mỹ, có bệnh nền

  • TP HCM: 12/12 bệnh nhân mắc biến chủng Omicron đã xuất viện

Nguồn tin riêng của phóng viên từ Bệnh viện 30-4 (Bộ Công an) cho biết đơn vị này đã ghi nhận 3 ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng tại TP HCM. Tất cả 3 trường hợp này đều liên quan 1 người nhập cảnh.

Sau khi phát hiện 3 ca nhiễm, Bệnh viện 30-4 đã có buổi làm việc với các chuyên gia của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) về các trường hợp trên.

Theo đó, ngày 15-1, Bệnh viện 30-4 nhận được một số mẫu đề nghị xét nghiệm RT-PCR. Ba người nàycó triệu chứng đau họng và chảy nước mũi nên đến khám tại một phòng mạch tư, được lấy mẫu xét nghiệm (phết họng) sau đó gửi đến Bệnh viện 30-4 làm xét nghiệm PCR.

3 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mắc biến chủng Omicron được phát hiện là 3 ca đầu tiên nhiễm biến chủng này tại cộng đồng ở TP HCM.

Kết quả xét nghiệm bằng quy trình TapPath (Thermal Fisher Scientifie) tại đây phát hiện gen S bất thường. Trong khi PCR các gen mục tiêu khác cho kết quả bình thường. Chính điều này đã gây sự chú ý của các kỹ thuật viên và được báo cáo với lãnh đạo bệnh viện.

Đến ngày 16-1, các mẫu xét nghiệm được gửi tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM để thực hiện giải trình tự gen xác định biến thể của virus SARS-CoV-2.

Chiều 18-1, kết quả của 3 mẫu bệnh phẩm mang đi giải mã bằng phần mềm chuyên dụng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho thấy cả 3 bộ gen này thuộc biến thể Omicron.

Nhờ sự cảnh giác của các kỹ thuật viên tại Bệnh viện 30-4, đây được xem là 3 ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omicronđầu tiên được phát hiện tại cộng đồng ở TP HCM. Các trường hợp này cũng đã được báo cáo tới Sở Ytế TP HCM.

Trước đó, TP HCM ghi nhận 30 ca nhiễm biến thể Omicron đều là người nhập cảnh và được cách ly theo đúng quy định. Trong đó, 1 trường hợp nhập cảnh từ Mỹ có triệu chứng nặng do bệnh nhân lớn tuổi (82 tuổi), nhiều bệnh nền. Hiện bệnh nhân này được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Hải Yến

Các đơn vị tăng cường xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm COVID-19 để đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 gia tăng, biến chủng Omicron đã lây trong cộng đồng, Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 998/SYT-NVY về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Phòng y tế các quận, huyện, thị xã; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập.

Sở Y tế Hà Nội giao CDC Hà Nội là đầu mối phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các đơn vị có khả năng giải trình tự gene đối với virus SARS-CoV-2; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm COVID-19. 

Từ đó, đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn Hà Nội. 

BA.2 chiếm 87% tổng số mẫu phát hiện Omicron tại Hà Nội

Theo báo cáo của Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh, thành phố. Nhất là ở Hà Nội và TPHCM. Biến thể Omicron thay thế dần biến thể Delta.

Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron. 

Điều đáng nói, biến thể phụ BA.2 lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1. BA.2 có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn BA.1 khoảng 30%. 

Còn tại TPHCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gene.

Omicron lây trong cộng đồng, chuẩn bị kịch bản khi số F0 tiếp tục gia tăng

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với phòng y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng liên quan tiếp tục rà soát các trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine.

Đồng thời tuyên truyền, vận động những người từ chối tiêm vaccine cần thực hiện tiêm chủng. 

Các quận, huyện, thị xã tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm vào công tác tiêm chủng vaccine. Đẩy nhanh tiếm độ tiêm chủng mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sở Y tế yêu cầu phải hoàn thành trong quý I năm 2022.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống COVID-19

Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tới người dân. Trong đó tập trung vào các nội dung sau: Thực hiện nghiêm “thông điệp 5K”. Hạn chế tụ tập đông người không cần thiết. Hướng dẫn người dân thường xuyên theo dõi sức khỏe. 

Trang bị kiến thức cho người dân khi nhiễm Covid-19 và điều trị tại nhà. Hướng dẫn người dân nhận biết các dấu hiệu khi chuyển nặng để liên hệ với các cơ sở y tế kịp thời hỗ trợ. Tuyên truyền người dân không chủ quan hoặc hoang mang, lo sợ cực đoan không cần thiết. 

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các địa phương đặc biệt, quan tâm đến nhóm đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19./.


Các trường hợp nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron BA.2.3 - dòng phụ tiến hóa của đột biến BA.2 - đã được báo cáo hôm 25.4 tại Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên chủng virus này được phát hiện ở Trung Quốc đại lục.

Giải trình trình tự gene cho thấy 16 trường hợp được báo cáo ở thành phố cảng Yên Đài thuộc cùng một chuỗi lây truyền do biến thể Omicron BA.2.3 gây ra - Hoàn cầu Thời báo dẫn thông tin từ cuộc họp báo của cơ quan y tế Yên Đài ngày 25.4 cho biết. Biến thể mới đã được chứng minh là dễ lây lan hơn với thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

Yên Đài đã báo cáo 36 trường hợp COVID-19 được xác nhận, cùng với 34 trường hợp không triệu chứng vào ngày 24.4. Thành phố ghi nhận số ca mắc bệnh ngày càng tăng trong những ngày gần đây, song tuyên bố sẽ nhanh chóng dập tắt lây nhiễm trong cộng cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Trong khi đó, theo các nhà miễn dịch học, sự xuất hiện của chủng virus mới này ở Trung Quốc được cho là sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc chiến chống dịch của nước này. Nhiều khả năng biến thể này được "nhập khẩu" từ bên ngoài đại lục.

"Do đột biến không phải là một thay đổi đáng kể so với dòng tiền nhiệm, virus được cho là sẽ không ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh nói chung và các biện pháp phòng chống ở Trung Quốc" - Zhuang Shilihe, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Quảng Châu, nói với Hoàn cầu Thời báo.

Dữ liệu hiện tại không cho thấy bằng chứng về những thay đổi đáng kể trong khả năng lây nhiễm và khả năng thoát miễn dịch của BA.2.3, nhưng một số quốc gia ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm virus này.

Omicron BA.2.3 hiện đã được phát hiện trong 49.000 trình tự trên toàn thế giới, chiếm 6,2% tổng số chủng, ông Zhuang trích dẫn dữ liệu cho biết. Hầu hết các trường hợp trước đây được phát hiện ở Châu Âu.

Theo ông Zhuang, chủng BA.2.3 ở Yên Đài khó có thể là đột biến ở địa phương, mà được "nhập khẩu" từ bên ngoài đại lục.

Mặc dù các đột biến ở virus là ngẫu nhiên, nhưng chúng có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở những khu vực có nhiều ca bệnh và ở những quần thể bị suy giảm miễn dịch, ông Zhuang giải thích.

“Yên Đài chưa bao giờ có một số lượng lớn ca nhiễm và từ kinh nghiệm trước đây, Trung Quốc cũng chưa bao giờ là nơi xuất phát của các chủng đột biến” - ông Zhuang nói.

Đối với Omicron và các dòng phụ của nó, các loại vaccine COVID-19 hiện tại vẫn được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và giảm tử vong. Theo ông Zhuang, điều này dự kiến ​​sẽ không thay đổi nhiều vì biến thể BA.2.3 không có đột biến đáng kể so với các phiên bản tiền nhiệm.

Yên Đài là một cảng quan trọng trên biển Bột Hải ở Trung Quốc, và nằm bên kia biển của Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi có lưu lượng hàng hóa thường xuyên.

Video liên quan

Chủ đề