Biểu cảm trong văn tự sự là gì

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I - MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ 

1.

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể thấy  sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

- Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.

2.

- Miêu tả trong văn trong văn tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn miêu tả.

Bảng so sánh giữa biểu cảm trong văn bản tự sự với biểu cảm trong văn biểu cảm:

So sánh

Văn bản tự sự

Văn bản biểu cảm

Giống

 - Đều nhằm bộc lộ tình cảm chủ quan của người viết.

- Giúp bài văn văn có sức truyền cảm, rung động, mãnh liệt sâu xa.

Khác

- Yếu tố biểu cảm là yếu tố phụ

- Một bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu làm cho bài văn hay hơn, giàu sức truyền cảm hơn chứ không nhằm biến bài văn tự sự thành bài văn miêu tả hay bài văn biểu cảm

- Yếu tố biểu cảm là yếu tố chính.

3. 

- Căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho bài văn tự sự giàu sức truyền cảm ra sao.

4. 

- Đây là một trích đoạn tự sự bởi nó có các yếu tố như: nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái), có sự việc (một cốt truyện nhỏ) và có cả người dẫn chuyện (nhân vật tôi - chàng chăn cừu).

- Các yếu tố miêu tả xuất hiện ở phần đầu đoạn văn (miêu tả hiện thực của cảnh ban đêm) và đoạn tả bầu trời ngàn sao ở phần cuối. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn là phần diễn tả những cảm xúc tinh tế của nhân vật tôi khi "đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng".

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả tự sự. Hai yếu tố này chẳng những đã giúp chúng ta hình dung một cách sinh động về cảnh đêm sao thơ mộng mà còn có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện. Yếu tố miêu tả làm nền cho việc nảy sinh sự việc và từ đó mới có những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết của chàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ, xinh đẹp. Đêm sao thơ mộng cùng những rung động ngọt ngào làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II - QUAN SÁT, LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG ĐỐI VỚI VIỆC MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

1. Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống

a. Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

b. Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.

c. Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.

2.

- Để miêu tả cho tốt, người làm văn không thể chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà cần khả năng tưởng tượng và liên tưởng nữa. 

- Bởi vì, quan sát là khâu  nhận biết, tiếp nhận đối tượng cần quan sát. Rồi đến khi liên tưởng trong tư duy của ta liên tưởng sự vật, hiện tượng đó với một hình ảnh hay sự việc có tính tương đồng.Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất giúp ta đưa ra được sản phẩm cuối cùng, quyết định chất lượng của hoạt động miêu tả.

    Ví như, trong đoạn trích “Những vì sao”, để miêu tả được cảnh đêm sao của cô gái với chàng trai thì tác giả cần quan sát bằng mắt ( thị giác), tai (thính giác), bằng da thịt ( xúc giác): trong đêm, tiếng "suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ. Hay hình ảnh "Cô gái nom như một chú mục đồng nhà trời, nơi có những đám cưới sao..." là sản phẩm của trí tưởng tượng. Và nếu không có sự liên tưởng phong phú thì không thể có được cảnh "cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn" của ngàn sao gợi nghĩ đến "một đàn cừu lớn".

3. 

- Ý d là ý không chính xác. Bời vì, những cảm xúc, rung động được nảy sinh từ rất nhiều yếu tố, có thể từ sự vật khách quan bên ngoài, có thể từ rung động bên trong.

- Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình cảm, cảm xúc của nhân vật "tôi" trong đoạn trích Những vì sao nảy sinh từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú cảnh đêm. Một đêm sao huyền ảo và thơ mộng, hơn nữa vẻ đẹp hồn nhiên và ngây thơ của cô gái chắc chắn đã làm lay động trái tim giàu cảm xúc và dễ rung động của chàng trai. Và rõ ràng chính những tình ý ấy đã làm cho đoạn văn thêm mượt mà và hấp dẫn hơn. Cho nên, không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉ tìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

1. 

a. Một đoạn trích tự sự đã học ở lớp 10.

    Đoạn tự sự kể lại việc bà lão phát hiện ra Tấm từ trong quả thị bước ra trong văn bản “Tấm Cám” (từ “Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng... lấy làm lạ”.

- Yếu tố miêu tả: “Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm”.

=> Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ nét vẻ đẹp của Tấm từ quả thị bước ra và sau những lần biến hóa thì hiện nay sẽ trông như thế nào.

- Yếu tố biểu cảm: bà lão lấy làm lạ vì sự xuất hiện của Tấm và hành động của cô.

=> Yếu tố  biểu cảm giúp người đọc thấy được tâm trạng, suy nghĩ của bà lão, làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn.

b.

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm : “em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu’’, “Trời đang thu … run rẩy’’.

=> Yếu tố miêu tả và biểu cảm đã làm cho đoạn văn tự sự được trích trở nên sinh động và hấp dẫn.

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Mở bài:

- Thời gian, địa điểm của chuyến đi

- Cảm xúc ban đầu khi ngồi trên chuyến xe để về quê ngoại?

Thân bài:

- Miêu tả quang cảnh trên đường về quê

- Cảnh vật thôn quê bắt đầu hiện ra trước mắt: những cánh đồng rộng lớn, đàn cò trắng đang bay thẳng cánh, ánh nắng của buổi sớm bình minh đang hiện dần ra trước mắt…

- Miêu tả nhà bà ngoại: Vị trí, cảnh vật xung quanh nhà bà (vườn cây với những loại quả lạ, ao…)

- Buổi tối: cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm tuy giản dị mà đầy ắp tình yêu thương – khác với bữa cơm hàng ngày trên thành phố.

- Ngày hôm sau: theo chân bà ra đồng, được sống cuộc sống thôn quê

- Gặp và có thêm nhiều người bạn, được dạy làm những món đồ chơi dân gian…

Kết bài: 

- Cảm xúc của bản thân sau chuyến đi.

   Loigiaihay.com

Văn tự sự là gì cho ví dụ? Sự việc trong văn tự sự là gì? Đặc điểm của văn tự sự là gì? Yêu cầu và cách làm văn tự sự có gì nổi bật so với các thể loại khác? Ý nghĩa của các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!

Tài liệu hay: Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự siêu hay!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content

To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấymã xác thựcnhập vào ô bên trên:

  • Bước 1:Vào google tìm từ khóa:Copy
  • Bước 2:Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trangmeeyland.com/***thì bấm vào đó

  • Bước 3:Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấyMã xác thực

Khái niệm văn tự sự là gì?

Mặc dù là thể văn phổ biến được sử dụng hiện nay, nhưng không nhiều người nắm được khái niệm, định nghĩa văn tự sự là gì. Văn tự sự là gì cho ví dụ? Văn tự sự (hay còn gọi là văn kể chuyện) là một phương thức trình bày các chuỗi sự việc hay hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự vật, hiện tượng kia, và cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

Cấu trúc của một bài văn tự sự

Sau khi đã biết đến khái niệm văn tự sự là gì, bạn cũng nên nắm được cấu trúc của thể loại này. Cấu trúc của một bài văn tự sự thông thường bao gồm 3 phần:

  • Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc của câu chuyện.
  • Thân bài: Diễn biến của sự việc, thể hiện nội dung mà người kể muốn biểu đạt.
  • Kết bài: Kết thúc câu chuyện và thái độ của người kể.

Cách để làm tốt bài văn tự sự là gì? – Trước hết chúng ta cần nắm bắt rõ vấn đề, phải xác định chủ đề và ngôi kể cho câu chuyện và sắp xếp trình tiết một cách hợp lý nhất để có thể truyền tải được ý tưởng của mình. Cách làm bài văn tự sự có 4 bước:

  • Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý (yêu cầu của đề bài là gì? viết ra những ý có thể sử dụng trong bài).
  • Bước 2: Lập dàn ý. Dàn ý đầy đủ 3 phần bao gồm mở bài, thân bài, kết bà. Sắp xếp các ý theo trình tự để triển khai, các ý lớn, ý nhỏ phân chia rõ ràng.
  • Bước 3: Tiến hành viết bài. Viết bài theo như dàn ý đã lập, khai triển từng ý một, hết ý này rồi sang ý khác, tránh việc khai triển tràn lan dễ trùng lặp ý.
  • Bước 3: Đọc lại bài và sửa chữa các lỗi trong bài viết.
Khái niệm và các yếu tố trong bài văn tự sự là gì?

Đặc điểm của văn tự sự

Văn tự sự là gì? Đặc điểm của văn tự sự là gì? Đây vốn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu về đặc điểm của văn tự sự cũng chính là việc tìm hiểu các yếu tố trong văn tự sự là gì. Nhìn chung, để làm tốt bài văn tự sự cần biết được những đặc điểm của văn tự sự là gì. Khi nắm rõ lý thuyết thì phần được hành mới có thể vận dụng tốt được.

Chủ đề

Ở chương trình trung học, các đề văn tự sự là kể các câu chuyện đời thường hoặc kể câu chuyện tưởng tượng. Đối với đề kể chuyện đời thường, yêu cầu người viết phải diễn đạt rõ ràng, lời văn gần gũi và có sự nhạy cảm nhất định. Đối với đề văn tưởng tượng, người viết phải có sự sáng tạo.

Mỗi một chủ đề của bài văn, đều mang một ý nghĩa nhất định, nó bao trùm cả câu chuyện. Thông thường, mỗi bài văn tự sự đều có một chủ đề, nhưng cũng có bài văn nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính

Ngôi kể

Ngôi kể trong văn tự sự rất đa dạng, có vai trò rất lớn trong việc dẫn dắt cảm xúc của câu chuyện. Tùy vào cốt truyện mà người kể có thể lựa chọn ngôi kể phù hợp.

  • Ngôi kể thứ nhất: người viết xưng “tôi”. Người viết có thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình, khắc họa rõ nét những chuyển biến tâm lý của nhân vật “tôi” trong bài.
  • Ngôi thứ 3: để thể hiện được sự khách quan của câu chuyện, phạm vi câu chuyện sẽ rộng hơn và có thể đề cập đến nội dung ở các bối cảnh khác nhau trong một thời gian. Ở ngôi kể thứ 3, người viết có thể ẩn mình ở bất cứ đâu trong câu chuyện
  • Kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ 3: Có thể kết hợp ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3 trong một bài văn tự sự để khắc họa rõ nét cảm xúc nhân vật mà vẫn đảm bảo tính khách quan cần có cho câu chuyện

Người kể chuyện

Người kể trong văn tự sự là gì? Vai trò của người kể chuyện như nào? Có thể thấy, người kể có vai trò dẫn dắt câu chuyện, diễn tả tình huống, tả cảnh, bộc lộ thái độ cảm xúc trước diễn biến của sự việc.

Nhân vật

Nhân vật trong văn tự sự là gì? Có gì đặc biệt ở các nhân vật này? Theo như nghiên cứu, các nhân vật trong văn tự sự là những người thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. Nhân vật được nhận biết qua: tên gọi, hình dáng, lai lịch, tính cách, hành động…

  • Nếu xét theo vai trò thì nhân vật sẽ bao gồm nhân vật chính và nhân vật phụ: Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong câu chuyện, thể hiện tinh thần, tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động, làm nền tạo nên một phần câu chuyện.
  • Nếu xét theo điểm nhìn, tính chất thì sẽ có hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện: Nhân vật chính diện đại diện cho cái tốt, cái chuẩn mực. Nhân vật phản diện đại diện cho cái ác.

Sự việc

Các sự việc trong văn tự sự là gì? Nhìn chung, sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng, trong không gian và địa điểm cụ thể. Sự việc do một nhân vật cụ thể thực hiện có nguyên nhân, diễn biến và kết quả. Sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo một trật tự để thể hiện tư tưởng của người viết một cách rõ ràng và mạch lạc nhất.

Lời văn tự sự

Lời văn chủ yếu để kể người và kể các sự việc. Kể người có thể giới thiệu tên, hình dáng, tính cách, lai lịch,… Kể việc thường kể các hành động, việc làm và sự tác động của hành động đến câu chuyện.

Thứ tự kể

Thứ tự kể tùy thuộc vào cách diễn đạt của tác giả. Có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo tự nhiên, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau cho đến khi kết thúc. Cũng có thể để gây bất ngờ và tạo ra cảm xúc mạnh hơn thì tác giả có thể kể về kết quả trước, sau đó mới kể những diễn biến trước đó của câu chuyện.

Đặc điểm của văn tự sự là gì?

Tài liệu hay: Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự siêu hay!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content

To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấymã xác thựcnhập vào ô bên trên:

  • Bước 1:Vào google tìm từ khóa:Copy
  • Bước 2:Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trangmeeyland.com/***thì bấm vào đó

  • Bước 3:Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấyMã xác thực

Các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự

Ngoài khái niệm và đặc điểm của văn tự sự là gì, bạn cũng cần nắm được một số phương thức biểu đạt khác được sử dụng trong văn tự sự. Văn tự sự là kể chuyện, nếu chỉ đơn thuần là kể chuyện thì sẽ rất khô khan, không đặc sắc và rất khó để lấy được sự đồng cảm của người đọc. Vì thế, trong văn tự sự phải có sự kết hợp của nhiều phong cách biểu đạt khác.

Miêu tả trong văn tự sự

  • Miêu tả vẻ ngoài nhân vật: Giúp làm cho nhân vật có hình dáng riêng để phân biệt với nhân vật khác. Miêu tả ngoại hình nhân vật có vai trò quan trọng giúp người đọc dễ hình dung và thông qua ngoại hình có thể suy đoán được tính cách của nhân vật.
  • Miêu tả cảnh vật: Mỗi một sự việc diễn ra đều có một bối cảnh cụ thể việc miêu tả cảnh vật xung quanh có thể khiến người đọc để hiểu và có sự liên tưởng, đồng thời việc miêu tả cảnh vật một cảnh tinh tế góp phần đẩy một sự việc nào đó lên cao trào và giàu cảm xúc hơn.
  • Miêu tả nội tâm nhân vật: Là diễn tả những tâm tư, tình cảm, trạng thái cảm xúc của nhân vật giúp nhân vật hiện lên một cảnh sinh động và sâu sắc hơn. Đây là một biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, tính cách nhân vật tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Miêu tả nội tâm bao gồm: miêu tả trực tiếp và miêu tả gián tiếp. Miêu tả nội tâm trực tiếp là trực tiếp diễn đạt trạng thái, ý nghĩ của nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp được thể hiện thông qua cảnh vật, trang phục, nét mặt và cử chỉ nhân vật.

Biểu cảm trong văn tự sự

Sử dụng văn biểu cảm giúp nhân vật thể hiện thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực của nhân vật trong câu chuyện hoặc có thể của chính tác giả. Biểu cảm gồm biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp, cả hai phương pháp này đều đẩy mạch cảm xúc của câu chuyện, khiến người đọc dễ dàng bị lôi cuốn vào câu chuyện.

Lập luận trong văn tự sự: Thông qua đối thoại của các nhân vật để nêu lên những nhận xét, lập luận, lý lẽ, dẫn chứng… nhằm bày tỏ quan điểm và thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó trong câu chuyện. Việc lập luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và rõ nét hơn.

Văn tự sự là gì và các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự

Yêu cầu đối với bài văn tự sự là gì?

Bài tự sự kể chuyện đời thường

  • Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
  • Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
  • Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

Bài tự sự kể chuyện tưởng tượng

  • Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
  • Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

Trên đây là tổng hợp kiến thức về văn tự sự là gì và cách để làm một bài văn tự sự, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập. Nếu có thắc mắc về bài viết văn tự sự là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, DINHNGHIA.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.

Xem thêm >>> Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ và Phân biệt ẩn dụ với biện pháp khác

Xem thêm >>>Bình giảng là gì? Lời bình là gì? Các cách bình giảng văn học

4.4 / 5 ( 5 bình chọn )

Video liên quan

Chủ đề