Bộ kế hoạch và đầu tư là gì năm 2024

Chức năng nhiệm vụ hiện nay của Sở Kế hoạch và Đầu tư được Ủy ban nhân dân thành phố quy định tại Quyết định số 59/2017/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, cụ thể như sau:

1. Chức năng của Sở:

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; đấu thầu; đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: DEPARTMENT OF PLANNING AND INVESTMENT OF HO CHI MINH CITY (viết tắt là: HCMC D.P.I)

Trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Trụ sở 1: số 32, đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Trụ sở 2: số 90G, đường Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở:

Các nhiệm vụ chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố bao gồm:

2.1 Trình Ủy ban nhân dân thành phố

1. Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu của thành phố; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 05 năm và hàng năm của thành phố, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách thành phố; kế hoạch xúc tiến đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của thành phố; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của thành phố; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của thành phố; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

2. Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó Trưởng phòng, Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp thành phố và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của thành phố.

5. Dự thảo quyết định phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; chương trình kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm và 05 năm trên địa bàn thành phố.

6. Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7. Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

8. Phối hợp với Sở Tài chính trình kế hoạch cân đối tài chính của thành phố.

2.2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố

1. Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.

2. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị của Sở theo quy định của pháp luật;

3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố theo phân cấp.

2.3 Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

2.4 Về quy hoạch và kế hoạch

1. Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố sau khi đã được phê duyệt theo quy định.

2. Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân thành phố giao.

3. Hướng dẫn và giám sát, kiểm tra các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố đã được phê duyệt.

4. Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách thành phố và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thành phố.

5. Lập báo cáo thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đối với dự án lập, điều chỉnh dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

6. Dự thảo báo cáo thẩm định đối với dự án lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.

  1. Có ý kiến đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu. Dự thảo Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

2.5 Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công do thành phố quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở - ban - ngành và quận - huyện có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật.

3. Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định pháp luật.

5. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Sở Công Thương và Sở Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch trên địa bàn thành phố.

6. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.

2.6 Đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP

1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý thống nhất hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP trên địa bàn thành phố.

2. Theo dõi, đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức PPP do các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện và các nhà đầu tư đề xuất; tổ chức xây dựng tiêu chí lựa chọn sơ bộ đề xuất dự án đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

4. Chủ trì tổ chức thẩm định Đề xuất dự án, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (không bao gồm nội dung thiết kế cơ sở) theo quy định; tổng hợp ý kiến thẩm định về mặt kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành theo quy định.

5. Thực hiện các thủ tục công bố dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật đấu thầu và tổ chức xúc tiến đầu tư các dự án được công bố.

6. Xây dựng, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên địa bàn thành phố; tổ chức bồi dưỡng, tăng cường năng lực thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.

7. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở ngành, đơn vị liên quan lập, trình duyệt ban hành quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2.7 Về quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài

1. Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của thành phố; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2.8 Về quản lý đấu thầu

1. Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư.

2. Thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu/nhà đầu tư đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân thành phố là chủ đầu tư, dự án sử dụng vốn ODA, dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo quy định pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Thực hiện quản lý công tác đấu thầu; tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu; giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu theo quy định; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

2.9 Về doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp

1. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của luật.

2. Phối hợp với Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thẩm định về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và triển khai chính sách, chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, quản lý, vận hành hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ở cấp địa phương; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.

2.10 Về kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân

1. Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện việc đăng ký liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo thẩm quyền.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành.

3. Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố.

4. Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố.

2.11 Về hỗ trợ doanh nghiệp

1. Làm đầu mối, phối hợp với các sở - ban - ngành xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển doanh nghiệp địa bàn để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; điều phối, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp sau khi được phê duyệt.

2. Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thuộc chương trình kích cầu đầu tư, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của thành phố.

3. Phối hợp với Sở Công Thương và các sở - ban - ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; tuyên dương, khen thưởng các doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh.

4. Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

2.12 Các nhiệm vụ khác

1. Thực hiện hợp tác quốc tế và hợp tác địa phương trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố Hồ Chí Minh.

3. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho các đơn vị có liên quan và theo dõi kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

4. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

6. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng, đơn vị thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

7. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

8. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.

9. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm những ai?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là ai?

Sáng ngày 01/10/2023, Công đoàn Viên chức Việt Nam chính thức trao “Giải thưởng Cống hiến” cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

MPI là viết tắt của bộ gì?

Thuật ngữ MPI là viết tắt của Message Passing Interface, chỉ một dạng giao thức kết nối của máy tính.

Bằng MPI là gì?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí cơ quan mừng xuân Giáp Thìn 2024. (MPI) – Ngày 30/01/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức buổi gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã nghỉ hưu qua các thời kỳ mừng xuân Giáp Thìn 2024.