Bộ luật dưới thời Trần có tên gọi là gì

Pháp luật thời Trần trong lịch sử Việt Nam vốn kế thừa từ hệ thống pháp luật thời Lý, có bổ sung hoàn thiện hơn.

Mục lục

  • 1 Hệ thống luật
  • 2 Nội dung
    • 2.1 Hình sự
    • 2.2 Phân chia tầng lớp
    • 2.3 Đối với nông nghiệp
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Hệ thống luậtSửa đổi

Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế gồm 20 quyển, quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó qua vài lần sửa chữa bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật.

Cơ quan pháp luật nhà Trần được tăng cường hoàn thiện hơn nhà Lý[1]. Trong triều có thẩm hình viện chuyên xét xử việc hình ngục. Cuối thế kỷ 13, nhà Trần lập ra Viện đăng văn kiểm pháp, lấy các đại thần phụ trách. Năm 1332, Nguyễn Trung Ngạn phụ trách cơ quan này lại lập ra thêm nhà bình doãn xử án.

Việc tuyển chọn các quan làm chức vụ này có tiêu chuẩn thanh liêm, thẳng thắn.

Nội dungSửa đổi

Hình sựSửa đổi

Pháp luật nhà Trần khá nặng. Các tội trộm cắp lần đầu bị đánh 80 trượng, thích chữ lên mặt và phải đền cho chủ theo tỉ lệ mất 1 đền 9; nếu không đền đủ phải gán vợ con làm nô tì. Người tái phạm tội sẽ bị chặt chân tay; ai tái phạm tới lần thứ 3 sẽ bị giết[2].

Với tội gian dâm, pháp luật cho phép giết chết kẻ gian dâm nếu bắt tại trận; gian phu được quyền nộp 300 quan chuộc tội, gian phụ phải về nhà chồng làm nô tì.

Phân chia tầng lớpSửa đổi

Đại quý tộc, trước hết là vua và hoàng gia được pháp luật dành cho đặc quyền, đặc lợi. Cùng tội danh phỉ báng triều đình như nhau, người trong hoàng tộc là Trần Lão có thể dùng 1000 quan tiền chuộc nhưng nô lệ tên là Khoáng đồng mưu thì bị xử lăng trì[1].

Nô tì của vương hầu, công chúa phải thích chữ vào mặt, mang hiệu của chủ, nếu không sẽ bị coi là giặc cướp. Nô tì không được kết hôn với quý tộc; cha con vợ chồng gia nô trong nhà không được tố cáo nhau.

Nhà Trần cho đặt một quả chuông lớn trong lầu để dân chúng kêu oan thì đến gõ chuông.

Đối với nông nghiệpSửa đổi

Pháp luật thời Trần xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, nhất là ruộng đất. Để bảo vệ và khuyến khích nghề nông, nhà Trần theo lệ nhà Lý, cấm giết trâu bò bừa bãi nếu giết sẽ nộp ba con trâu hoặc bò và đánh 80 trượng, nếu người nhìn thấy mà không cáo lên vua thì sẽ phạt một con trâu hoặc bò và đánh 100 trượng tội che giấu.

Pháp luật còn coi việc xây dựng đê điều và các công trình thủy lợi là công việc của triều đình và toàn dân. Vào tháng 6, tháng 7 hàng năm, nếu các quan hà đê lười biếng để dân cư phải trôi dạt, lúa bị ngập thì sẽ bị xử tội[2].

Xem thêmSửa đổi

  • Nhà Trần
  • Pháp luật Việt Nam thời Lý
  • Luật Hồng Đức

Tham khảoSửa đổi

  • Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 185
  2. ^ a b Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 186

Lời giải:

Thời Trần, Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật.

Đáp án cần chọn là: B

19/06/2021 906

B. Quốc triều hình luật

Đáp án chính xác

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Bộ luật thời Trần có tên gọi là gì?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Bộ luật thời Trần có tên gọi là gì?

A. Hình thư

B. Hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Hoàng Việt luật lệ

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Hình luật

Bộ luật thời Trần có tên gọi là Hình luật

Giải thích: Năm 1341, vua Trần Dụ Tông sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn và ban hành bộ Hình luật. Bộ luật này cũng giống như bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm.

Kiến thức tham khảo về thời nhà Trần

1. Khái quát về nhà Trần

- Nhà Trần 175 năm (1225 - 1400), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long

- Nhà Trầnlàtriều đạiquân chủ chuyên chế tronglịch sử Việt Nam, bắt đầu khiTrần Cảnhlên ngôi vào năm1225, sau khi đượcLý Chiêu Hoàngtruyền ngôi.Trong giai đoạn nắm giữ quyền lực, nhà Trần vẫn đóng đô ởThăng Long- kinh đô triều cũ, tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh có từ đờinhà Lý.

- Dưới triều Trần, lực lượngquân độiđặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh. Chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tản lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân độiNhà Nguyên,Đế quốc Mông Cổqua 3 lần vào năm1258,1285và1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất là Hưng Đạo đại vươngTrần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm1285và1287.

2. Nhà Trần thay ngôi nhà Lý

- Vốn sống bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông ven biển, đến đời Trần Lý (ông nội của vuaTrần Thái Tông) đã trở thành một cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp.

- Năm1209, khi trong triều có biến loạn, vuaLý Cao Tôngphải chạy lênQuy Hóa, Thái tửLý Sảm(sau là vua Lý Huệ Tông) chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùngTrần Thị Dung- con gái của Trần Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừQuách Bốc, đưa vua Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần Thị Dung làTô Trung Từđược làmĐiện tiền chỉ huy sứ. Trung Từ lại đang tâm muốn nắm quyền riêng, lạnh nhạt với người đứng đầu chỉ huy họ Trần lúc bấy giờ làTrần Tự Khánh.

- Năm1211, Thái tử Lý Sảm lên ngôi, sử gọi làLý Huệ Tông. Huệ Tông là người yếu đuối, lại bịĐàm thái hậu(譚太后) điều khiển chính sự, nên mọi việc đều phó thác choĐàm Dĩ Mông(譚以蒙), người chức cao, quyền lớn nhưngkhông có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát.

- Lợi dụng tình hình đó,Đoàn Thượng(段尚) làm phản, tụ tập bè đảng ởHồng Châuthả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi. Năm1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tông đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần Thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần. Tháng 12 năm Bính Tý 1216, Lý Huệ Tông phongTrần Thị Dunglàm Hoàng hậu,Trần Tự Khánhlàm Thái úy Phụ chính, anh cả của Hoàng hậu làTrần Thừalàm Nội thị Phán thủ.

- Năm1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền choTrần Thủ Độ, em họ củaTrần Thừa(陳承) và Tự Khánh, khi ấy là Chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân. Vua Lý Huệ Tông phong Trần Thừa làm Phụ quốc Thái úy, khi vào chầu miễn cần xưng tên.

- Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để ép vua Huệ Tông nhường ngôi chocông chúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo trong đại nội. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp choLý Chiêu Hoànglên 7 tuổi lấy con trai thứ của Trần Thừa làTrần Cảnh(陳煚) lên 8 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị. Khi lên ngôi, Trần Cảnh còn nhỏ, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Thái thượng hoàngTrần Thừa(Trần Thái Tổ).

3. Giáo dục và pháp luật thời Trần

a. Giáo dục

- Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang, Nho học cũng phát triển hơn so với thời Lý.

- Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.

- Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.

- Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi.

b. Pháp luật

- Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hànhQuốc triều hình luật.

- Nội dung:

+ Bảo vệ vua, giai cấp thống trị.

+ Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.

+ Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

- Đặt cơ quanThẩm hình việnđể xét xử việc kiện cáo.

- Đặt chuông tại điện Long Trì để dân kêu oan.

=> So với thời Lý, thời Trần đã có những tiến bộ nhất định trong luật pháp và việc quản lí đất nước.