Bộ máy nhà nước Văn Lang được to chức như the nào

Câu 2 trang 44 sách bài tập Lịch Sử lớp 6 - Kết nối: Tại sao nói tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai? Sự ra đời của nhà nước này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử Việt Nam?

Trả lời:

- Nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai, vì:

+ Nhà nước ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ.

+ Hùng Vương thực chất giống như một thủ lĩnh quân sự.

+ Phân hoá xã hội giàu - nghèo chưa thực sự sâu sắc.

+ Tổ chức nhà nước còn đơn giản (đứng đầu nhà nước là vua Hùng, giúp việc cho vua là các Lạc Hầu, Lạc Tướng…), chưa có luật pháp, chữ viết,...

- Ý nghĩa ra đời của Nhà nước Văn Lang: kết thúc hoàn toàn thời đại nguyên thuỷ, mở ra thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?. Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang.

Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc  (Việt Trì – Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc”. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương”. “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”. Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.

Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?

Các câu hỏi tương tự

1. Thời Hùng Vương

Bộ máy nhà nước Văn Lang được to chức như the nào

Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu. Căn cứ vào các di tích khảo cổ thời Hùng Vương từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ta thấy không những về mặt không gian có sự mở rộng dần và tập trung ở những đồng bằng ven các con sống lớn của Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mà các khu cư trú thường rộng lớn từ hàng nghìn mét vuông cho đến vài vạn mết vuông và tầng văn hoá dầy, nhất là giai đoạn Đông Sơn, khu cư trú được mở rộng hơn, có khu rộng tới 250.000 m2. Những khu cư trú rộng lớn đó là những xóm làng định cư trong đó có một dòng họ chính và còn có một số dòng họ khác cùng sinh sống. Những xóm làng đó dựa trên cơ sở công xã nông thôn (chiềng, chạ, kẻ). Một công xã bao gồm một số gia đình sống trên cùng một khu vực trong đó quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn trong công xã bên cạnh quan hệ địa vực (láng giêng).Nước Văn Lang đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc là lạc hầu và lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ (vốn là 15 bộ lạc). Đứng đầu mỗi bộ lạc là lạc tướng hay còn gọi là Phụ đạo, bộ tướng. Như vậy “bộ” một mặt thể hiện sự phân chia cư dân theo sự áp đặt của “nhà nước”, mặt khác thể hiện đó là đơn vị tu cư tự phát nguyên thuỷ, hay nói cách khác, đơn vị “bộ” mang tính nửa vời: “vùng - bộ lạc” hoặc “thị tộc, bộ lạc - đơn vị hành chính”. Dưới bộ lạc là các công xã nông thôn, bấy giờ có tên là kẻ, chiềng, chạ. Đứng đầu kẻ, chiềng, chạ là các bồ chính (già làng) bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của kẻ, chiềng, chạ. Có thể sơ đồ hoá cơ cấu hành chính thời Hùng Vương như sau: *Vua Hùng: +Lạc Hầu, +Lạc Tướng, +15 bộ (đứng đầu bộ là bố chính).

Bộ máy nhà nước Văn Lang được to chức như the nào
15 bộ như sau:

-Văn Lang (Bạch Hạc - Việt Trì) -Châu Diên (Sơn Tây - Hà Tây) -Phúc Lộc (Sơn Tây - Hà Tây) -Tần Hưng (Hưng Hoá - -Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng) -Vũ Ninh (Bắc Ninh) -Lục Hải (Lạng Sơn) -Ninh Hải (Hưng Yên - Hải Dương - Quảng Ninh) -Dương Tuyền (Hải Dương) -Giao Chỉ (Hà Nội - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình - Hà Nam) -Cửu Chân (Thanh Hoá) -Hoài Hoan (Nghệ An) -Cửu Đức (Hà Tĩnh) -Việt Thường (Quảng Bình - Quảng Trị)

-Bình Văn

2. Thời Âu Lạc

Cơ cấu hành chính cũng khng có gì thay đổi so với thời kỳ trước, song thể chế nhà nước hiện hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường. Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu. Lạc hầu là tướng văn, có thể đồng thời là tướng võ chỉ huy quân đội trấn áp các địa phương không chịu thuần phục. Lạc hầu thay mặt vua giải quyết công việc trong nước. Lạc tướng đứng đầu các bộ, cai quản một đơn vị hành chính địa phương. lạc tướng phải thu nộp cống phẩm cho nhà vua, thường xuyên truyền mệnh lệnh từ trên cuống. Khi có chiến tranh, Lạc tướng là thủ lĩnh quân sự địa phưuơng và chịu sự điều động của vua. Bồ chính là người đứng đầu công xã nông thôn. Lực lượng vũ trang đã có quân đội thường trực. phát triển trên trên lĩnh vực quân sự. Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại. Ø Có thể phác hoạ quá trình và con đường hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc như sau: +Thủ tĩnh ( liên minh bộ lạc ) --> Vương : Hùng Vương, An Dương Vương ( Văn Lang, âu Lạc ). +Tù Trưởng ( Bộ Lạc ) --> Lạc Tướng ( Bộ ).

+Tộc Trưởng ( Công xã thị tộc ) --> Bố chính ( Công xã nông thôn ).

Bộ máy nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? 

– Đứng đầu là Hùng Vương, con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương.

– Vua chia cả nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc.

– Đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu các chiềng chạ là Bộ chính.

=> Tổ chức còn đơn giản, sơ khai.

– Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, các vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.

Em có nhận xét gì về tổ chức của Nhà nước đầu tiên này?

– Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

– Nhà nước chua có quân đội, chưa có luật pháp.

=> Nhận xét: Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia – dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

@ one  piece