Bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Âm hộ là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại giữ chức năng rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Cùng với tử cung, nó cũng có khả năng “tạo ra cuộc sống” và là cơ quan giúp tạo ra khoái cảm tình dục ở nữ giới.

Âm hộ là một phần trong cấu tạo của âm đạo, trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ, đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ chế sinh sản, sinh lý của nữ giới. Âm hộ và các bộ phận khác trong bộ phận sinh dục nữ đều nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn.

Âm hộ, hay còn được gọi là cửa mình, nằm bên phía trong thành môi nhỏ, ngay phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn kết nối với một loạt các cấu phần khác của cơ quan sinh sản nữ giới.

Cấu trúc của âm hộ bao gồm những phần sau đây:

Phần xương mu

Đây là phần tích tụ của mô mỡ dưới da, nhô cao ngay bên trên âm hộ, nằm xung quanh môi lớn (môi ngoài). Đến độ tuổi dậy thì, lông mu bắt đầu mọc và bao phủ quanh phần mu, khu vực này còn được gọi là Ngọn đồi vệ nữ.

Môi lớn (các nếp gấp phía ngoài)

Môi lớn là hai lớp da kéo dài xuống dưới từ gò vệ nữ xuống đến vị trí trước hậu môn. Cùng với môi nhỏ môi lớn tạo thành lớp môi âm hộ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần bên trong của hệ sinh sản phụ nữ.

Môi bé (các nếp gấp phía trong)

Đây là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ, nằm ngay giữa môi lớn. Môi nhỏ có sự khác biệt rất nhiều về kích thước, màu sắc, và hình dạng đối với từng cá nhân. Một số người có thể còn có môi nhỏ nhô ra cao hơn cả môi lớn, hoặc môi bé bên to bên nhỏ; tất cả đều hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phần ngoài âm vật

Âm vật gồm quy đầu âm vật và mui âm vật, nó có kết cấu từ một khối mô cứng khoảng 1,5 cm nằm ở giữa và phía trên của âm hộ. Đầu âm vật được che một phần bởi nơi hai môi nhỏ hợp lại nằm ngay trên niệu đạo.

Do tập trung khoảng 8000 đầu dây thần kinh nên âm vật là một cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ.

Lỗ niệu đạo

Lỗ niệu đạo còn có tên gọi khác là cửa niệu đạo. Là chỗ thoát của nước tiểu từ bàng quang qua ống dẫn tiểu ra bên ngoài. Lỗ này nằm ngay trên cửa âm đạo, và dưới âm vật tầm 2cm. Ống dẫn tiểu dài khoảng 3-5cm, nằm dọc theo bên trong tường của âm đạo.

Âm đạo

Có hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử cung tử cung bên trong. Âm đạo là bộ phận có tính đàn hồi cao, có khả năng co giãn gấp nhiều lần so với kích thước bình thường để hỗ trợ cho việc quan hệ tình dục, mang thai và sinh nở; tất cả đều được thực hiện qua âm đạo.

Màng trinh

Màng trinh là một tấm màng mỏng nằm trong cửa âm đạo, khoảng cách cửa âm đạo từ 1-2cm. Màng trinh không có tác dụng gì đặc biệt, ngoại trừ ý nghĩa là phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển. Tùy theo cấu tạo cơ thể mỗi người mà ở một số bạn gái khi sinh ra đã không có màng này.

Bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Cấu trúc của âm hộ

Trong giai đoạn dậy thì, các cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm cả âm hộ sẽ liên tục biến đổi để đáp ứng với sự thay đổi estrogen và các nội tiết tố khác. Biểu hiện ở việc môi nhỏ phát triển và mở rộng hơn, phần xương mu cũng mọc nhiều lông mu dày hơn. Về tổng thể màu sắc âm hộ ở lứa tuổi thiếu nữ đến trưởng thành có thể thay đổi từ hồng nhạt đến nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy vào cơ thể của mỗi người.

Chức năng của âm hộ rất đa dạng, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới. Một số chức năng chính có thể kể đến như sau:

Là “cửa mình” có thể che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục, sinh sản quan trọng của nữ giới ( môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, tử cung…)

Bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Âm đạo có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới

Toàn bộ cấu phần của âm hộ là trung tâm của cơ quan sinh sản ở nữ giới, cũng là nơi nhạy cảm nhất của người phụ nữ để tạo cảm giác khi quan hệ tình dục. Khi được kích thích, chức năng của âm hộ là tiết ra các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo giúp hỗ trợ cho quá trình quan hệ tình dục thuận lợi hơn.

Các chất nhờn tiết ra từ các cơ quan bên trong âm hộ giúp làm sạch vùng kín, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, giúp bảo vệ âm đạo được sạch sẽ.

Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể khám cơ quan sinh dục trong và ngoài của phụ nữ để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa, xác định cụ thể ngày rụng trứng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một “nghi lễ” đối với những ông bố bà mẹ trẻ. Bởi đó không chỉ là công việc vệ sinh thông thường mà còn là những khoảnh khắc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Tắm là một trong những chăm sóc đơn giản nhất ngay từ khi bé cất tiếng khóc chào đời. Bạn nên chuẩn bị cho bé một chậu tắm bằng nhựa, một ghế gập nhỏ bằng vải xốp để đặt bé khi tay mẹ mỏi. Nước cho bé tắm dù mùa hè hay đông nên duy trì ở nhiệt độ 37 độ C, nếu nước nóng quá sẽ gây ra các vết bỏng rát trên da bé. Thời gian tắm bé không quá 5 phút.

Khi bôi sữa tắm lên da bé, mẹ dùng lòng bàn tay xoa nhẹ. Chú ý, các khăn tắm phải sạch sẽ, nếu không đó sẽ là nơi cung cấp mầm gây bệnh ký sinh. Đối với tóc, cần dùng dầu gội hằng ngày trong 4 tháng đầu tiên để nhằm loại bỏ lớp da cáy. Xoa nhẹ nhàng đầu bằng dầu gội thích hợp rồi dùng vòi nước hoa sen có nước ấm hay dùng cốc nhựa nhỏ dội thật nhẹ, từ từ lên đầu bé.

Khi mọi thủ tục đã hoàn tất, quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da để sự ẩm ướt không lưu lại, tấn công làn da nhạy cảm của bé.

Bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Vệ sinh mông luôn đi kèm với việc thay đồ cho bé. Việc vệ sinh vùng này thường xuyên là rất tốt, giúp bảo vệ da của bé, bởi trong phân và nước tiểu có chứa axít và các vi khuẩn gây hại.

Cần chú ý làm khô da bé với khăn tắm thấm nước bằng những cái vỗ vỗ nhẹ liên tiếp, đặc biệt chú ý đến những nếp gấp ở bẹn. Cơ quan sinh dục của bé cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

Đối với một bé gái, sử dụng miếng gạc hay vải cotton ướt không có xà phòng vệ sinh trong mọi nếp gấp (kể cả những mép âm đạo) và theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn.

Đối với bé trai, rửa sạch với một miếng gạc hay vải cotton ướt không xà phòng là sạch dương vật cũng như phần đầu của quy đầu. Làm thật nhẹ nhàng, không quá mạnh, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi.

Trong trường hợp có những nốt đỏ và tấy rát, hãy dùng thuốc mỡ hay nước rửa vệ sinh để bảo vệ và làm dịu các biểu bì ở mông. Nên dùng cho bé tã giấy chất lượng cao để có thể yên tâm hoàn toàn về làn da bé ở những vùng nhạy cảm nhất của cơ thể.

Bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Có thể bạn quan tâm:

Công việc này phải thực hiện 6-10 lần/ngày trong những tháng đầu tiên với các thao tác thuần thục. Quần áo, bao tay, bao chân, tã giấy… cần thiết phải được chuẩn bị đầy đủ và ngay cạnh nơi mẹ thay đồ cho bé. Đặt nhẹ nhàng bé nằm duỗi thẳng trên giường hay bàn quấn tã, ở dưới lót một chiếc khăn vệ sinh sạch. Mở từng lớp tã, đầu tiên là vệ sinh phần mông rồi gấp tã lại đặt dưới mông. Sau đó lấy tã bẩn đi, thay bằng tã sạch.

Chú ý khi buộc tã, nút buộc phải cao hơn rốn, với bé trai, cần để ‘trái ớt’ của bé phía dưới nút buộc để không bị dịch chuyển lên phần trên khiến bé đau. Trong khi thay tã, không được rời bé một giây và 1 tay luôn giữ bé để phòng những tình huống rủi ro như bé ngọ nguậy rồi ngã….

Cuống rốn sẽ tự rụng trong khoảng từ 5-15 ngày. Rất nhiều bác sĩ khuyên các bà mẹ cần chú ý vệ sinh đến vùng nhạy cảm, luôn để thoáng khí để cuống rụng nhanh. Chú ý khi quấn tã, không động đến vùng này và khi cuống rốn rụng, vết sẹo nhỏ sẽ nhanh chóng liền lại. Nhưng khi thấy có các biểu hiện bất thường như cuống rốn tấy đỏ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Khi mới sinh, đôi mắt của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, lông mi thường bị dính vào buổi sáng. Dùng một miếng gạc (bông) tiệt trùng tẩm huyết thanh sinh học (nước muối sinh lý) để lau sạch mắt cho bé, mỗi bên một miếng riêng biệt. Bắt đầu từ vùng sạch nhất để tránh gây ghèn mắt ra các khu vực khác.

Bạn đừng quá lo lắng khi thấy ghèn mắt màu trắng, đôi khi có kèm với ít máu, đó không phải là triệu chứng của nhiễm trùng. Nguyên nhân là do việc giảm progesteron lấy từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng mẹ nên hiện tượng này sẽ tự biến mất. Để yên tâm hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Bộ phận sinh dục bé gái sơ sinh

Thường xuyên lau mũi cho bé bằng những miếng bông nhỏ khử trùng, tẩm huyết thanh sinh học (nước muối sinh lý) mỗi bên lỗ mũi dùng một miếng bông vệ sinh riêng. Hết sức cẩn thận khi đưa miếng bông vào sâu trong cánh mũi, ngoáy thật nhẹ để lấy đi hết các chất nhớt. Các bé không hề thích thú với hành động này đâu.

Đối với tai, không được sử dụng các dụng cụ có đầu nhọn để làm sạch vành và tai giữa. Chọn một miếng bấc bằng cô-tông khô, làm thật khéo, nhẹ nhàng để không làm thủng màng nhĩ của bé. Khi thao tác, bạn cần giữ đầu của bé thật chắc để tránh bé ngọ nguậy, khiến việc vệ sinh không an toàn.

Kiểm tra tình trạng móng tay của bé nhiều lần trong tuần và chỉ khi bé tròn 1 tháng tuổi thì mới được cắt móng tay. Nếu chúng quá dài hay bị gãy thì cần sửa móng tay của bé ngay. Sử dụng những chiếc bấm móng tay thật sắc, đầu tròn phù hợp, tránh để lại những miếng mẩu móng tay thừa ở hai bên móng, đó có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm và đặc biệt không nên cắt móng tay quá ngắn.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/