Bột mì và nước có phải là dung dịch không

Trắc nghiệm: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước đường.

B. Hỗn hợp nước muối.

C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.

D. Hỗn hợp nước và rượu

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về Chất tinh khiết – hỗn hợp, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Chất tinh khiết

Chất tinh khiết (chất nguyên chất)được tạo ra từ một chất duy nhất.

Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết. Ví dụ, nước tinh khiết trong thành phần có chứa 11,2% hydrogen và 88,8% oxygen về khối lượng, có nhiệt độ sôi 100°C, nhiệt độ đông đặc ở 0°C tại áp suất thường, khối lượng riêng D = 1 g/ml,…

Chất tinh khiết có thể làchất rắn(đường, muối);chất lỏng(nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid) hoặcchất khí(oxygen, hydrogen, nitrogen).

Nói đến chất, theo quy ước ta hiểu là chất tinh khiết. Tuy nhiên, trong thực tế không có chất tinh khiết 100%. Hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm thường là các chất tinh khiết. Độ tinh khiết của hóa chất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thí nghiệm cũng như kết quả nghiên cứu. Vì vậy, trước khi làm thí nghiệm, người ta thường kiểm tra độ tinh khiết của hóa chất và có biện pháp làm sạch hóa chất nếu cần thiết.

2. Hỗn hợp

Tronghóa học,hỗn hợplà hệ vật chất tạo bởi hai hay nhiều chất khác nhau, trộn vào nhau nhưng không kết hợp một cách hóa học. Nói cách khác, hỗn hợp gồm hai chất trộn lẫn vào nhau theo kiểu vật lý, nghĩa là không có phản ứng nào xảy ra giữa các chất đó, mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ được những tính chất của mình. Hỗn hợp đó có thể gồm các đơn chất,ví dụhỗn hợp bột đồng - nhôm; có thể gồm các hợp chất,ví dụhỗn hợp đường - muối.

Hỗn hợp được phân thành 2 loại: Hỗn hợpđồng thểvà hỗn hợpdị thể.

- Hỗn hợpđồng thểcó thành phần hoàn toàn đồng nhất trong toàn bộ,ví dụnước muối là hỗn hợp của muối tan trong nước, không khí là hỗn hợp đồng thể chứa các khí nitơ, oxi, v.v...

- Hỗn hợpdị thểkhông có thành phần đồng nhất trong vật thể,ví dụ: Đất, đá, gỗ chẳng hạn.

Khi hỗn hợp gồm cả chất rắn, chất lỏng thì mỗi phần rắn hoặc lỏng được gọi làpha. Khi hai chất lỏng không trộn lẫn nhau, ví dụ: Hỗn hợp dầu hỏa và nước thì ta cópha hữu cơ,pha nước.

Có thể chia theo cách khác, làm 3 loại gồm:Dung dịch,hỗn hợp keovàhuyền phù

3. Hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất

Hỗn hợp đồng nhấtHỗn hợp không đồng nhất

Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp.

Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp.

4. Chất rắn tan và không tan trong nước

- Một số chất rắn tan được trong nước:Muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), phân bón hóa học,...

- Một số chất rắn không tan được trong nước: Sắt, cát, đá vôi, bột mì,...

- Khả năng tan trong nước của các chất rắn là khác nhau.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước

Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba biện pháp sau:

- Khuấy dung dịch.

- Đun nóng dung dịch.

- Nghiền nhỏ chất rắn.

6. Chất khí tan trong nước

- Khả năng tan trong nước của các chất khí là khác nhau:

+ Khí hydrogen chloride, ammonia tan tốt trong nước.

+ Khí carbon dioxide, oxygen tan ít trong nước.

+ Khí hydrogen nitrogen gần như không tan trong nước.

7. Dung dịch - dung môi - chất tan

Phân biệt dung dịch - dung môi - chất tan:

Khi hòa tan đường vào nước: Đường (chất rắn) tan trong nước (chất lỏng) để tạo thành nước đường (hỗn hợp lỏng đồng nhất). Chúng ta nói, đường là chất tan, nước là dung môi và nước đường là dung dịch.

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.

Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi thường là chất lỏng.

Dung môi quan trọng và phổ biến nhất là nước. Nếu dung môi là những chất hữu cơ như xăng, cồn, dầu ăn, gọi là dung môi hữu cơ. Có những chất tan trong dung môi này nhưng không tan trong dung môi khác.

Chú ý: Khi nói dung dịch phải nói rõ là dung môi nào. Nếu dung dịch không ghi rõ dung môi thì được hiểu dung môi là nước, cũng có khi nhấn mạnh là dung dịch nước.

8. Huyền phù

Huyền phù (nổi lơ lửng, từ phù có nghĩa là nổi và huyền là treo hay đeo lơ lửng) là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng (hỗn hợp dị thể); các hạt rắn không tan (khó tan) vào môi trường phân tán.

Nếu để yên một huyền phù thì ngược lại với dung dịch, chất rắn có kích thước không nhỏ lắm sẽ lắng xuống đáy tạo thành một lớp cặn (sa lắng hay trầm tích). Chất lỏng phía trên có thể được chiết ra (lắng gạn) và tách chất rắn ra khỏi chất lỏng.

Ở các phần tử có kích thước nhỏ có thể tăng nhanh quá trình sa lắng bằng phương pháp ly tâm vì kích thước các phần tử rắn càng nhỏ thì sự sa lắng càng chậm.

Huyền phù đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật như vật liệu sơn, vécni, giấy, vật liệu xây dựng...

Một vài ví dụ về thí nghiệm hóa học liên quan đến huyền phù:

2 Cu(OH)2 + CO2 → H2O + Cu2CO3(OH)2

(huyền phù) (kết tủa)

Điều kiện: Không có

Mg(OH)2 + 2 CO2 → Mg(HCO3)2

(huyền phù) (pha loãng)

Điều kiện: Ở nhiệt độ phòng

9. Nhũ tương

Nhũ tươnglà một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan trong nhau.

Ví dụ: Hỗn hợp dầu ăn và nước khi được khuấy trộn, sữa, xốt mayounnaise...

Hướng dẫn Giải KHTN 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.

I. Phần mở đầu

Hãy kể tên những vật thể mà thành phần của chúng có hai hoặc nhiều chất trộn lẫn với nhau.

Trả lời:

- Bánh mì: bột mì, nước, đường, sữa, chất tạo hương, chất tạo màu...

-Nước khoáng: nước, chất khoáng

-Bột canh: muối, bột ngọt, đường

-Nước mắm: nước, muối, cá,...

II. Hỗn hợp, chất tinh khiết

1/ Đọc thông tin trên các bao bì ở hình 10.1 và kể tên một số thành phần chính trong những sản phầm đó.

2/ Em hãy lấy thêm các ví dụ về hỗn hợp.

3/ Hãy cho biết hỗn hợp ở hình 10.2 và hỗn hợp 10.3 có điểm gì khác nhau.

4/

1. Nước chấm ở gia đình em thường có những thành phần gì? Hãy cho biết đó là hỗ hợp đồng nhất hay hỗ hợp không đồng nhất.

2. Hãy lấy một số ví dụ trong cuộc sống về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

5/ Vì sao sử dụng chất không tinh khiết có thể ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm khoa học?

Trả lời:

1/ Thành phần chính của nước muối sinh lí gồm: natri clorid (sodium chloride); nước cất.

Thành phần chính của bột canh: muối, bột ngọt, đường…

2/ Ví dụ về hỗn hợp

- Không khí là hỗn hợp bởi vì trong không khí có nhiều khí tạo thành như: khí oxi, khí cac-bo-nic, khí ni-tơ,…

-Nước biển: nước, muối, tạp chất,...

-Bánh kem: đường, sữa, bột mì, nước...

-Nước tương: muối, nước, ớt, tỏi,...

3/ Hỗn hợp ở hình 10.2 và hỗn hợp 10.3 có điểm gì khác nhau.

- Hỗn hợp nước muối không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần

-Hỗn hợp dầu ăn với nước xuất hiện ranh giới giữa các thành phần

4/ 1. Nhà em sử dụng nhiều loại nước chấm:

Ví dụ:

+ Nước chấm gồm hỗn hợp: nước chanh, nước đường, nước mắm thì hỗn hợp này là hỗn hợp đồng nhất.

+ Nước chấm gồm hỗn hợp: nước chanh (hoặc giấm), tỏi, ớt, nước đường, nước mắm thì hỗn hợp này là hỗn hợp không đồng nhất.

2. Một số ví dụ về:

-Hỗn hợp đồng nhất: không khí, đồng thau, nước đường, sữa tươi,...

-Hỗn hợp không đồng nhất: cát và đá, xăng và nước, đường và muối,...

5/Chất không tinh khiết là chất có lẫn một số chất khác (tạp chất). Do đó, sử dụng chất không tinh khiết sẽ làm kết quả thực nghiệm không chính xác.

III. Huyền phù, nhũ tương

1/ Vì sao trên bao bì của một số thức uống như sữa cacao, sữa socola thường có dòng chữ "lắc đều trước khi uống"?

2/ Thực hiện thí nghiệm quan sát thành phần của nhũ tương: Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc chưa 20ml nước, sau đó khuấy đều hỗn hợp. Nhận xét các thành phần của hỗn hợp tạo thành.

Trả lời:

1/ Người ta lắc để cho sữa đều lên, không bị lắng dưới đáy hộp. Giúp thưởng thức ngon hơn

2/ Dầu ăn lơ lửng trong cốc nước. Chất lỏng dầu ăn lơ lửng trong chất lỏng nước.

II. Dung dịch

1/ Mô tả đặc điểm của hỗn hợp tạo thành khi thực hiện thí nghiệm: Cho một thìa nhỏ muối ăn vào cốc chứa 20 ml nước, khuấy nhẹ.

2/ Nước đường có phải là một dung dịch không?Nếu có hãy chỉ ra chất tan và dung môi trong dung dịch này.

3/ Cho ba hỗn hợp: nước, phù sa, nước trà, sữa tươi. Xác định hỗn hợp nào là dung dịch, nhũ tương hoặc huyền phù. Giải thích?

4/

1. Lấy ví dụ dung dịch có hoà tan chất khí.

2. Cho một thìa nhỏ giấm ăn vào nước. Hỗn hợp tạo thành (Hình 10.7.) có phải là dung dịch không? Nếu có hãy chỉ ra đâu là dung môi.

Trả lời:

1/ Cho một thìa nhỏ muối ăn vào cốc chứa 20 ml nước, khuấy nhẹ. Muối tan sau khi khuấy.

2/ Nước đường là một dung dịch.

Trong đó: chất tan là đường, nước là dung môi..

3/ Dung dịch là nước trà, do là hỗn hợp đồng nhất.

- Nước phù sa là huyền phù, do có các chất rắn (đất sét, keo đất…) lơ lửng trong nước.

-Sữa tươi là nhũ tương, do là chất lỏng (sữa) lơ lửng trong chất lỏng khác (nước).

4/

1. Viên C sủi (khí CO2)

2. Có là dung dịch. Trong đó nước(chiếm phần nhiều) là dung môi, giấm (chiếm phần ít) là chất tan

1/ Kể tên một số chất rắn hòa tan và một số chất rắn không hòa tan trong nước mà em biết

2/ Tiến hành thí nghiệm để biết than bột là chất tan hay không tan trong nước.

3/ Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, em sẽ sử dụng nước nóng, nước ở nhiệt độ phòng hay nước lạnh. Vì sao?

Trả lời:

1/ Một số chất rắn hòa tan trong nước: muối, đường,...

Một số chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát, đá,...

2/ Thí nghiệm: Đổ 1 thìa than bột vào 1 cốc nước, ngoáy đều

Sau khoảng 1 thời gian, than đọng dưới đáy cốc

Chứng tỏ than bột không tan trong nước

3/ Để pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta dùng nước nóng vì lượng các chất rắn hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.