Ca sĩ bị ung thư han quoc phổi là ai?

UNG THƯ RUỘT KẾT

Là một phần của đường tiêu hóa, ruột già (ruột kết) bao gồm caecum (hoặc cecum), đại tràng lên (ascending colon), tràng ngang (transverse colon), tràng xuống (descending colon), tràng sigmoid và trực tràng (rectum). Ung thư đại trực tràng (colorectal cancer) để chỉ căn bệnh ung thư phát sinh từ những phần này của ruột già. Hình tượng trưng giải phẫu ruột già được hiển thị trong hình ảnh được cung cấp.

Số liệu thống kê tại Singapore cho thấy ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và phổ biến thứ hai ở phụ nữ trong giai đoạn 2007-2011. Số lượng bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã tăng lên đều đặn ở Singapore trong hơn ba thập kỷ qua. Ở Singapore, tỷ lệ mắc bệnh của người Trung Quốc cao hơn so với các dân tộc Malay hoặc Ấn Độ.

Ung thư đại trực tràng thường ảnh hưởng đến bệnh nhân lớn tuổi với độ tuổi trung bình 67 tuổi. Tuy nhiên, tại Trung tâm Ung thư OncoCare, Singapore, chúng tôi ghi nhận một số ít bệnh nhân trẻ tuổi cũng mắc phải ung thư ruột kết và trực tràng. Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng lên sau lứa tuổi 50.

Dấu hiệu và triệu chứng

Cần lưu ý rằng có một số bệnh nhân bị ung thư ruột già hoặc trực tràng không có bất kỳ triệu chứng nào đặc biệt.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp đối với ung thư đại tràng và trực tràng là:

  • Thay đổi thói quen đi đại tiện (táo bón, tiêu chảy hoặc táo bón/tiêu chảy xen kẽ nhau)
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi hoặc yếu ớt (có thể do thiếu máu)
  • Nồng độ sắt trong máu thấp (thiếu máu do thiếu sắt)
  • Phân có màu đen hoặc màu tối
  • Đau hoặc nhói bụng thường xuyên ở vùng bụng
  • Các dấu hiệu khác liên quan đến biểu hiện muộn của bệnh ung thư đại trực tràng phụ thuộc vào vị trí mà khối u xâm nhập hoặc lây lan. Những dấu hiệu có thể là những cơn đau ở vùng xương chậu do xâm lấn thần kinh, hoặc các triệu chứng tiết niệu từ sự xâm lấn bàng quang hoặc tuyến tiền liệt, hoặc bị tắc ruột hoặc vàng da do di căn gan.

Các yếu tố nguy cơ

Độ tuổi tăng lên kéo theo nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng cũng tăng lên. Ngoài ra còn các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng (chẳng hạn như polyposis adenomatous polyposis (FAP), ung thư đại tràng nonpolyposis di truyền (HNPCC))
  • Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và / hoặc thịt chế biến sẵn, ăn ít trái cây và rau quả
  • Lười hoạt động thể chất
  • Bị bệnh béo phì
  • Hút thuốc
  • Uống nhiều rượu
  • Một số tình trạng như bị bệnh viêm ruột

Sàng lọc ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi phát sinh các triệu chứng. Điều này thường được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu trong phân hoặc trong chất thải rắn của cơ thể (FOBT). Việc kiểm tra máu bằng mắt thường không rõ ràng. Các xét nghiệm này có thể được tiến hành tương đối thuận tiện và dễ dàng nhưng nên được thực hiện định kỳ hàng năm.

Phương thức sàng lọc khác chính là áp dụng nội soi đại tràng để quan sát bên trong trực tràng và ruột già. Phương pháp này có lợi thế là loại bỏ được polyp tiền ung thư nếu chúng được phát hiện và thường có thể được thực hiện ngay trong ngày. Nếu không có điều bất thường nào được phát hiện, lần nội soi đại tràng tiếp theo có thể nhắc lại sau hơn 5 năm. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, phương pháp nội soi đại tràng được khuyến cáo sử dụng để sàng lọc ung thư.

Độ tuổi nên bắt đầu kiểm tra sàng lọc là 50 tuổi đối với dân số chung. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của từng cá nhân, ví dụ như có cha mẹ hoặc anh chị em bị bệnh ung thư trực tràng hay ruột kết, hoặc sự hiện diện của hội chứng gen di truyền đặc biệt, mà bác sĩ có thể đề nghị tiến hành kiểm tra sàng lọc sau khi đánh giá nguy cơ ung thư ở lứa tuổi trẻ hơn 50 tuổi.

Đánh giá giai đoạn ung thư ruột già

Một khi chẩn đoán ung thư đại trực tràng được thực hiện, đánh giá giai đoạn là quá trình tiếp theo cần triển khai để xác định mức độ, tính xâm lấn và lây lan của ung thư nhằm lên kế hoạch điều trị thích hợp. Những hiểu biết hiện tại của các nhà khoa học về quá trình tiến triển của ung thư đại trực tràng là một trong những bước phát hiện ra cơ quan nguyên phát gây ra ung thứ tới các hạch bạch huyết, tiếp theo lan rộng sang các vùng xa hơn. Quy trình đánh giá giai đoạn, xét nghiệm và điều tra cho một bệnh nhân ung thư đại trực tràng mới được chẩn đoán bao gồm:

  • Kiểm tra thể chất
  • Chụp CT hoặc MRI ở vùng bụng và xương chậu
  • Chụp X-quang ngực
  • Các xét nghiệm hình ảnh khác
  • Mô bệnh học – tế bào ung thư lấy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ được quan sát dưới kính hiển vi.
  • Các đột biến đặc trưng liên quan đến ung thư đại trực tràng khi cần thiết như KRAS, NRAS, BRAF.

Tại Trung tâm Ung thư OncoCare, Singapore, chúng tôi hiểu rằng việc sắp xếp cho các cuộc kiểm tra đánh giá giai đoạn và điều tra có vai trò rất quan trọng nhưng tốn khá nhiều thời gian. Các bệnh nhân trong nước và quốc tế khi đến với trung tâm của chúng tôi có thể kỳ vọng quá trình đánh giá giai đoạn sẽ hoàn thành trong vòng 1 đến 2 ngày làm việc.

Các giai đoạn ung thư đại trực tràng từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4.

Trong giai đoạn 1 ung thư đại trực tràng, tế bào ung thư đã xâm nhập nhưng không chưa xâm nhập quá sâu vào toàn bộ thành ruột. Nó không lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các vị trí xa hơn.

Trong giai đoạn 2 và 3, tế bào ung thư đã xâm lấn cục bộ hơn, và có thể có hoặc không lây lan đến hạch bạch huyết tại khu vực.

Giai đoạn 4 ung thư đại trực tràng là khi ung thư đã lan đến các cơ quan ở xa, chẳng hạn như gan hoặc phổi.

Liệu pháp điều trị được quyết định phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Bệnh ung thư đại trực tràng cục bộ thường được điều trị bằng phẫu thuật, kết hợp hoặc không kết hợp hóa trị và xạ trị. Các loại thuốc được sử dụng là fluorouracil 5 (5FU), oxaliplatin, leucovorin (axit folinic) và capecitabine (Xeloda). Ung thư đại trực tràng giai đoạn cao (giai đoạn 4) thường được điều trị bằng hóa trị và liệu pháp nhắm mục tiêu. Đôi khi trong một số trường hợp, một số bệnh nhân có thể được điều trị thông qua phương pháp phẫu thuật khối u nguyên phát và đôi khi là phẫu thuật khối u di căn.

Tác giả:

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

Bác sĩ Wong Nan Soon
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y Khoa/M.Med (Singapore)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

KHI NGƯỜI KHÔNG HÚT THUỐC BỊ UNG THƯ PHỔI

Giới thiệu

Căn bệnh ung thư phổi có thể xảy ra ở cả những người không hút thuốc. Xu hướng dân số mắc phải ung thư phổi đang dần thay đổi và điều này ngày càng được ghi nhận trên toàn thế giới. Ở châu Á, có tới một phần ba bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán là không bao giờ hút thuốc trong khi số liệu ở phương Tây thấp hơn. Có sự khác biệt giới tính rất thú vị liên quan đến số liệu này. Trong một nghiên cứu được báo cáo, khoảng 15% nam giới, thấp hơn rất nhiều so với 60-80% phụ nữ bị ung thư phổi là những người hoàn toàn không hút thuốc!

Với những quốc gia bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm khói bụi như Singapore, Malaysia, Indonesia và Brunei, một số bệnh nhân ung thư phổi băn khoăn về tác động của đám mây bụi (haze) bao trùm bầu trời tới tình trạng bệnh của họ. Những đám mây bụi này được phân tích là mang các hạt PM 2.5 nhỏ có thể thâm nhập sâu vào phế quản (hoặc đường hô hấp). PM2.5 hay các hạt mịn nhỏ hơn 2,5 micron là một chất gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và làm giảm tầm nhìn xa khi ra đường. Bên cạnh đó, đám mây bụi còn gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến đường hô hấp và mắt, các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc lâu dài với các hạt PM2.5 này có khả năng tăng tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim. Sức khỏe của những người bị bệnh phổi và tim mãn tính, trẻ em và người già đặc biệt nhạy cảm với PM2.5.

Các yếu tố gây nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc

  • Hút thuốc thụ động
  • Tiếp xúc với môi trường chứa các chất gây ung thư như radon, amiăng, crom, asen…
  • Bệnh phổi có tổn thương phổi
  • Tính nhạy cảm di truyền – không kết luận

Chuyên gia ung thư của chúng tôi, Bác sĩ Leong Swan Swan, là một trong những đồng tác giả của một ấn phẩm năm 2006 (Tạp chí Ung thư lâm sàng) về lĩnh vực ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC) ở những người không bao giờ hút thuốc tại Singapore. Trong số 883 bệnh nhân được điều tra trong nghiên cứu, 68,5% người không hút thuốc bị ung thư phổi tế bào không nhỏ là nữ giới. Độ tuổi trung bình lúc được chẩn đoán ung thư phổi ở những bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc còn trẻ hơn so với người đang hoặc đã từng hút thuốc.

Câu hỏi về tính nhạy cảm di truyền đóng vai trò như thế nào xét về các nguy cơ gây ung thư phổi ở người không hút thuốc được đề xuất chủ yếu bởi các nghiên cứu dựa trên dân số, và một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ung thư phổi ở những người không hút thuốc và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi. Khó khăn gặp phải trong những nghiên cứu này là tách biệt phơi nhiễm môi trường với một nhóm kiểm chứng thích hợp. Với công nghệ DNA hiện đại sử dụng các nghiên cứu liên kết trên toàn vẹn gen (GWAS), kết quả đã được tổng hợp.

Các thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) là một gen quan trọng thuộc họ tyrosine kinase. Trong ung thư phổi tế bào không nhỏ, đột biến EGFR được ghi nhận là phổ biến hơn trong các khối u của người không hút thuốc so với người hút thuốc. Điều thú vị là, một vài gia đình sở hữu đột biến germline trong thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn. Đã có các gen khác bao gồm HER2 được tìm thấy trong nguồn gen của những gia đình này. Ngoài ra, đột biến trong EGFR ở T790M, một đột biến gây ra kháng thuốc cũng được ghi nhận.

Các loại ung thư phổi sinh học khác nhau

Nhiều người có thể coi ung thư phổi là một căn bệnh duy nhất nhưng thực tế là ung thư phổi đang ngày càng thay đổi. Loại tế bào chủ yếu ở những người không hút thuốc bị ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày (adenocarcinoma). Ngược lại, ung thư phổi phát triển ở những người hút thuốc lá, mặc dù thông thường cũng là loại tế bào biểu mô tuyến, nhưng ngoài ra có tỷ lệ tế bào vảy và tiểu loại tế bào nhỏ hơn.

Quan trọng hơn, trên cơ sở phân tử, hiện nay có sự khác biệt rõ ràng trong các dạng ung thư phổi giữa người hút thuốc và không hút thuốc. Những khác biệt này không thể được đánh giá chính xác qua cách kiểm tra khối u dưới kính hiển vi hay miễn dịch hóa học. Phân tích phân tử với các kỹ thuật đột biến trong các gen đặc biệt, cần có các đầu dò cho các gen hợp nhất (fusion genes). Tại Trung tâm Ung thư OncoCare, Singapore, chúng tôi hoàn toàn có thể tiếp cận với các phòng thí nghiệm chất lượng tốt có khả năng thực hiện các thử nghiệm này với thời gian quay vòng hợp lý.

Một số đột biến phân tử được thử nghiệm là:

  • EGFR – Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô
  • Sắp xếp lại ALK – Một gen hợp nhất bao gồm các phần của gen có cấu trúc tương tự protein 4 (EML4) liên quan đến microtubule và gen lymphoma kinase (ALK).
  • Gene ROS-1

Điều trị ung thư phổi ở những người không hút thuốc

Chúng ta có thể chữa trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc được hay không? Câu trả lời là có nếu ung thư được phát hiện sớm! Đáng tiếc là rất ít bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn I và giai đoạn II được chẩn đoán. Không giống như ung thư phổi giai đoạn cao và xâm lấn địa phương, ung thư phổi giai đoạn đầu có thể được điều trị với mục đích chữa trị bằng cách quản lý tích cực. Ở một số bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu, hóa trị liệu bổ trợ hoặc xạ trị kết hợp hóa trị có thể cải thiện tốt kết quả điều trị.

Ưu điểm của người không hút thuốc trái ngược với người hút thuốc là nói chung, tình trạng phổi của họ tốt hơn (hay chức năng phổi tốt hơn). Điều này cho phép họ chịu đựng những phương pháp điều trị tích cực như cắt bỏ một phần phổi (ví dụ, lobectomy, pneumonectomy) tốt hơn những người hút thuốc. Mặt khác, những người không hút thuốc thường không bao giờ nghi ngờ rằng họ sẽ bị ung thư phổi, khiến việc chẩn đoán ung thư phổi có thể bị trì hoãn và chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cao, hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ, ví dụ như ho dai dẳng.

Thuốc hay dược phẩm đặc trị được sử dụng cho những bệnh nhân không hút thuốc có tác dụng tốt hơn đối với các khối u đột biến EGFR so với bệnh nhân hút thuốc. Tỷ lệ đáp ứng đối với chất ức chế tyrosine kinase EGFR (TKI) được ghi nhận ở mức cao hơn so với hóa trị liệu nếu bệnh nhân có đột biến EGFR. Những loại thuốc uống như Erlotinib (Tarceva), Gefitinib (Iressa), Afatanib (Giotrif) đã thay đổi các liệu pháp điều trị ung thư phổi, cải thiện kết quả và khả năng dung nạp thuốc của cơ thể, mang đến cho bệnh nhân chất lượng cuộc sống tốt hơn. Những bước tiến tương tự đã được thực hiện với các tác nhân nhắm mục tiêu chống lại ALK và ROS-1, như Crizotinib và Ceritinib.

Tác giả:

Bác sĩ Leong Swan Swan
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)