Ca sĩ hát nhạc dân ca hay nhất là ai?

Dòng nhạc quê hương, dân ca hiện nay không được nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn để trở thành con đường lâu dài của mình. Những người đang dấn thân vào dòng nhạc này cũng thừa nhận, đây là con đường khó nổi tiếng. Tuy vậy, họ vẫn quyết tâm thử thách bản thân.

  • Nghệ sĩ Hương Lan: Chung thủy với dòng nhạc quê hương

Dù không rộn ràng, sôi động và có lượng khán giả hùng hậu, nhưng nhạc dân ca, quê hương lâu nay vẫn có một đời sống lặng thầm bền bỉ. Năm 2013, khi "cô bé dân ca" Phương Mỹ Chi nổi lên như một hiện tượng tại cuộc thi Giọng hát Việt nhí, thì dòng nhạc này thực sự trỗi dậy mạnh mẽ, chinh phục cả người trẻ. Ngay sau đó, những cái tên nhí như Thiện Nhân, Hồ Văn Cường, Công Quốc… tiếp tục đi vào lòng người hâm mộ bởi những bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Nhạc dân ca có lợi thế là lời ca gần gũi, mang đậm bản sắc vùng miền, dễ chạm đến trái tim người nghe. Tuy nhiên, cũng giống như  bolero, nhạc dân ca quê hương rộn ràng ở các sân khấu, chương trình truyền hình chừng vài ba năm rồi bắt đầu bội thực và thoái trào. Bởi sau hiện tượng Phương Mỹ Chi, Hồ Văn Cường, vô số em bé đi thi gameshow chọn dòng dân gian để thể hiện. Vô số ca sĩ trẻ thi nhau công bố mình hát dân ca. Thậm chí, một số tên tuổi vốn gắn liền với nhạc trẻ cũng quyết tâm chuyển hướng.

Ca sĩ hát nhạc dân ca hay nhất là ai?
Album "Chuyến đò quê hương" của Thanh Tài và Bạch Trà vẫn lặp nhiều ca khúc cũ.

Ở giai đoạn nhạc dân gian quay về đời sống lặng lẽ như hiện nay, vẫn có một vài gương mặt quyết tâm đeo đuổi. Mới đây, Lê Ngọc Thúy gây ngạc nhiên cho nhiều người khi cô tung MV "Nhớ mẹ" để đánh dấu chặng đường ca hát chuyên nghiệp. Ngạc nhiên là bởi cô vốn được biết đến với danh hiệu Á khôi Duyên dáng Áo dài 2017 nhưng nay lại quyết tâm đi hát, lại là hát nhạc dân gian.

Thúy cho biết, cô không muốn dùng danh hiệu sắc đẹp để tiến vào showbiz lắm thị phi mà đam mê của cô chính là âm nhạc. Hiện Lê Ngọc Thúy là sinh viên năm thứ 4 khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. Danh hiệu Á khôi không khiến cô tự hào bằng giải "Yêu thích nhất" cuộc thi Giọng ca xứ Nghệ 2017. MV "Nhớ mẹ" trình làng cũng là cách Thúy vạch rõ con đường đi của mình: ca sĩ gắn với dòng nhạc trữ tình quê hương, đặc biệt là ca khúc mang âm hưởng dân ca xứ Nghệ.

Trong album mang tên "Mùa xuân trên quê hương" dự kiến ra mắt cuối năm 2018, các tác phẩm đều theo dòng chủ đạo này. Lê Ngọc Thúy giải thích: "Quê ở Hà Tĩnh, tôi yêu thích nhạc trữ tình, quê hương từ khi còn nhỏ. Thần tượng của tôi là NSND Thu Hiền, NSƯT Tố Nga... Tôi luôn ước ao sẽ đi theo con đường của các cô, trở thành một ca sĩ "chuyên trị" dòng nhạc này".

"Chuyên trị" nhạc mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh còn có ca sĩ Thanh Tài. Bước ra từ cuộc thi Sao Mai 2015, anh chọn ngay cho mình dòng nhạc dân gian. Đầu năm 2018, anh cùng ca sĩ Bạch Trà - người thể hiện các bài hát mang âm hưởng Huế - trình làng album "Chuyến đò quê hương". Ca sĩ trẻ Lê Thùy Trang thì chọn những bài hát Nam bộ để làm nên hướng đi của mình với ca khúc "Canh ngoại nấu", "Bà Năm"…

Theo đuổi dòng nhạc này, đa phần nghệ sĩ trẻ đều mong  góp sức mình để dòng nhạc dân ca lan tỏa hơn trong đời sống đô thị hiện đại vốn quá quen với nhạc Âu - Mỹ, pop, rock xập xình. Một thời, những ca sĩ vốn gắn tên tuổi với dòng nhạc trẻ khi chuyển sang hát nhạc trữ tình quê hương đã rất thành công. Đó là Cẩm Ly, Đan Trường, Dương Ngọc Thái, Hiền Thục… Điều may mắn của những ca sĩ này là họ được hát nhiều ca khúc mới như: "Lỡ hẹn", "Chim trắng mồ côi", "Đau xót lý con cua", "Nội tôi", "Anh ba khía", "Cà phê miệt vườn"…

Những năm trở lại đây, số ca khúc mới của dòng nhạc mang âm hưởng dân gian vô cùng khan hiếm. Ngay cả album của các ca sĩ nổi tiếng như Anh Thơ, Tân Nhàn, Lê Mận, Nguyệt Anh, Phạm Phương Thảo, Hiền Thục, Quang Lê… cũng lặp lại ca khúc cũ. Cả album có 10 bài thì nhiều lắm chỉ có một, hai bài mới. Thực trạng đó càng gây khó khăn cho ca sĩ mới nổi. Album "Chuyến đò quê hương" của Thanh Tài và Bạch Trà có nhiều bài hát quen thuộc như: "Hai quê", "Ai ra xứ Huế", "Thương về miền Trung", "Mưa trên quê hương"…

Ca sĩ Nguyễn Phương Thanh cho biết: "Ra mắt một sản phẩm âm nhạc, điều tôi trăn trở và đau đầu nhất đó chính là việc chọn bài hát. Vài năm trở lại đây, để tìm được ca khúc mới mang âm hưởng dân gian hay mà lại đi vào lòng người là điều cực kỳ hiếm. Những ca khúc hay được giới chuyên môn đánh giá cao, công chúng đón nhận thì đều đã được các anh, các chị đi trước hát và làm album. Nên tôi cũng như nhiều ca sĩ chỉ còn cách vẫn chọn ca khúc cũ nhưng làm mới bằng phối khí và cách hát".

Nhiều người làm mới ca khúc cũ bằng cách thêm nhạc điệu lạ như jazz, rock… Mới đây, CD "Duyên" của Hồng Duyên- ca sĩ đoạt giải nhì dòng nhạc dân gian Sao Mai 2015 - được nhạc sĩ Dương Cầm làm mới bằng cách hòa trộn làn điệu dân ca quen thuộc với nhạc điện tử, jazz, bán cổ điển… Tuy nhiên cách làm này dễ gây phản tác dụng, bị khán giả cho là "phá" dân ca.

Ca sĩ hát nhạc dân ca hay nhất là ai?
Gác lại danh hiệu nhan sắc, Lê Ngọc Thúy quyết tâm theo đuổi dòng nhạc âm hưởng dân ca.

Viết ca khúc âm hưởng dân gian hay là điều không đơn giản với các nhạc sĩ. Số nhạc sĩ "chuyên trị" dòng nhạc này khá ít ỏi. Nhiều nhạc sĩ của dòng nhạc nhẹ cũng thử sức, nhưng ca khúc họ viết lại thuộc dòng dân gian đương đại chứ không phải dân gian thuần túy. Đó là các sáng tác mà giai điệu, nội dung có chất liệu, âm hưởng dân ca kết hợp với yếu tố hòa âm đương đại như nhạc điện tử, pop, rock, RnB…

Đa số các ca khúc này đều "ăn tai" người trẻ bởi sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại. Có thể kể đến một số ca khúc làm mưa làm gió thời gian qua như "Bống bống bang bang" (nhạc sĩ Only C), "Bánh trôi nước" (Hồ Hoài Anh), "Chuồn chuồn ớt" (Lê Minh Sơn), "Bà tôi" (Nguyễn Vĩnh Tiến)… Tuy nhiên sản phẩm âm nhạc dân gian đương đại đến nay cũng ngày càng thiếu vắng.

Chính vì đa phần thể hiện lại ca khúc cũ nên thế hệ ca sĩ trẻ dễ bị so sánh và chìm khuất dưới tượng đài sừng sững của thế hệ đi trước. Theo ca sĩ Đan Trường, nhạc dân ca tuy dễ hát nhưng để hát hay thể loại này và ra chất riêng của mình lại là điều không dễ. Những giọng ca hát về xứ Nghệ vẫn bị so sánh với Anh Thơ, Thu Hiền…Ca sĩ theo dòng nhạc dân ca Nam bộ thì vấp phải cái bóng quá lớn của Hương Lan, Phi Nhung, Cẩm Ly, Quốc Đại… Ca sĩ Nguyễn Phương Thanh tiết lộ nhiều đồng nghiệp hát dòng dân gian vì thấy "hết đường phát triển" đã phải chuyển sang hát nhạc nhẹ.

  Thừa nhận con đường này gian nan, khó nổi tiếng, hay bị so sánh với tiền nhân nhưng ca sĩ Lê Ngọc Thúy lại cho rằng âm nhạc luôn vận động, phát triển không ngừng nên nếu dừng lại mà không có sự tiếp nối thì đó là điều không nên.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ, mình đến với dòng nhạc này là để vượt qua ai cả, chỉ muốn sống với đam mê, ước mơ của mình từ nhỏ. Hơn nữa, tôi tin thế hệ tôi hát nhạc trữ tình quê hương sẽ có nhiều cách thể hiện khác với thế hệ cha anh. Những ca khúc nhạc trẻ có thể nổi đình nổi đám một thời gian nhưng cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng, trong khi một ca khúc dân gian hay, ý nghĩa thì luôn có sức sống bền bỉ" - cô tự tin. 

Riêng ca sĩ Thanh Tài thì quan niệm để khẳng định chất riêng ở dòng nhạc này, ca sĩ phải luôn luôn học hỏi, rèn luyện, chăm chỉ tìm tòi, sáng tạo về giọng hát, phối khí… Và điều quan trọng để tạo ra chất riêng chính là tâm tình của mỗi người hát. Nói như NSND Thu Hiền: "Hát dân ca miền nào phải nắm văn hóa miền ấy. Văn hóa ở đây là lời ăn, tiếng nói, là tâm tư, tình cảm, phong tục, tập quán được nhắc đến trong ca từ. Ngoài ra cũng không nên lạm dụng quá vào kỹ thuật thanh nhạc. Hát dân gian, rất cần cái tình, sự nặng lòng, vương vấn với mỗi một miền quê".

Đây chính là lý do tại sao Phương Mỹ Chi, Thiện Nhân, Hồ Văn Cường còn rất nhỏ lại gây "bão" dù các em toàn thể hiện lại ca khúc cũ như "Áo mới Cà Mau", "Hình bóng quê nhà", "Còn thương rau đắng mọc sau hè"… Các em hát bản năng, nhiều chỗ còn chênh phô, hụt hơi do không nắm được kỹ thuật thanh nhạc nhưng cái các em có là phần hồn, là cảm xúc. Lời hát chắt ra từ tấm lòng hồn nhiên, trong trẻo, chân phương tha thiết mà không phải ca sĩ chuyên nghiệp nào cũng làm được.

Phan Thi Uyên

Dòng nhạc trữ tình xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước. Có rất nhiều ca sĩ hát nhạc trữ tình hay và đã nổi tiếng nhờ dòng nhạc này – Thể loại dễ nghe nhưng khó hát. Xưa nay được coi là dòng nhạc của tầng lớp bình dân, những người lao động. Ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến nhạc trữ tình được nhiều người nghe và hát theo. Cùng 10Hay điểm qua danh sách ca sĩ hát nhạc trữ tình hay nhất nhé!

Ca sĩ hát nhạc dân ca hay nhất là ai?
Ca sĩ hát nhạc trữ tình

Nữ ca sĩ Anh Thơ có tên thật là Lê Thị Thơ. Sinh năm 1976 tại Quảng Xương, Thanh Hóa. Anh Thơ, là một nữ ca sĩ nổi tiếng. Cô là một trong những giọng ca hàng đầu Việt Nam hiện nay. Chuyên về những ca khúc trữ tình thuộc dòng nhạc thính phòng và cách mạng truyền thống.

Cẩm Ly tên thật là Trần Thị Cẩm Ly, sinh năm 1970 là ca sĩ nổi tiếng, Năm 2004, cô kết hôn cùng nhạc sĩ Minh Vy. Là ca sĩ thuộc dòng nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc có âm hưởng dân ca và nhạc trẻ. Hơn 20 năm đi hát, từ một cô bé nhút nhát, Cẩm Ly giờ là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình: Ca nhạc, show truyền hình thực tế…

Đông Đào là giọng ca nổi tiếng ngọt ngào của dòng nhạc dân ca quê hương. Với những ai yêu thích làn điệu dân ca hẳn không thể nào không biết ca sĩ Đông Đào.

Đức Tuấn tên thật là Phạm Đức Tuấn sinh ngày 02/06/1980, tại Long Xuyên. Anh từng đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Sự nghiệp ca hát của anh tạo được dấu ấn trong lòng khán giả với dòng nhạc trữ tình. Các ca khúc tiêu biểu anh chọn thể hiện cũng gắn liền với tên tuổi của những nhạc sĩ nổi tiếng: Trương Chi (Văn Cao), Ngày xưa Hoàng Thị (Phạm Duy), Hội trùng dương (Phạm Đình Chương),…

Dương Hồng Loan tên thật là Dương Thị Hồng Loan sinh ngày 24/02/1980. Quê ở xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Mảnh đất miền Tây với tiếng hát lời ca dặt dìu đã ngấm vào máu nữ ca sĩ. Nổi tiếng với dòng nhạc quê hương trữ tình giàu xúc cảm yêu quê hương. Nữ ca sĩ phát hành album đầu tay “Câu Hò Điệu Lý Còn Đây” với chất giọng ngọt ngào đã làm say lòng khán giả yêu dòng nhạc trữ tình quê hương.

Những ca khúc cô lựa chọn khá quen thuộc và nổi tiếng như: Duyên phận, Sầu lẻ bóng, Em đi trên cỏ non, Người phu kéo mo cau,…Đều được cô thể hiện thành công và được khán giả đón nhận nhiệt tình.

Dương Ngọc Thái sinh ngày 26 tháng 6, năm 1979 tại HCM, quê gốc tại Quảng Ngãi. Anh được biết đến với vai trò là ca sĩ hát dòng nhạc trữ tình dân ca. Dương Ngọc Thái nổi lên từ sau ca khúc “Gọi đò”. Từ đó đến nay, tên tuổi của anh gắn với biệt danh “nam ca sĩ gọi đò”. Dương Ngọc Thái được biết đến là một ca sĩ “chuyên trị” dòng nhạc trữ tình quê hương. Và anh cũng đang dần khẳng định tên tuổi của mình.

Hà Phương, sở hữu chất giọng trữ tình ngọt lịm, sinh ra trong cái nôi nghệ thuật có ba là nhạc sĩ. Hà Phương tên thật là Trần Thị Hà Phương sinh ngày 31 tháng 03 năm 1972 tại Sài Gòn. Hà Phương là ca sĩ dòng nhạc dân ca trữ tình khá đình đám ở sân khấu hải ngoại. Cô là em gái ca sĩ Cẩm Ly và là chị gái của Minh Tuyết.

Hoài Lâm, tên thật: Nguyễn Tuấn Lộc, sinh ngày: 01 tháng 7 năm 1995 tại Vĩnh Long. Xung quanh nam ca sĩ 19 tuổi Hoài Lâm ẩn chứa rất nhiều điều thú vị, bất ngờ. Nam ca sĩ Hoài Lâm được khán giả khen ngợi vì sự hiếu thảo, sống tình cảm với những người dìu dắt mình. Là một ca sĩ có giọng hát trữ tình, thể hiện đặc sắc các ca khúc nhạc xưa

Hương Lan (sinh năm 1956) là một ca sĩ nổi tiếng với giọng hát bền bỉ theo năm tháng. Sinh trong một gia đình nghệ sĩ, cô khởi nghiệp ca hát bằng thể loại vọng cổ. Năm 1966 cô chuyển sang tân nhạc nhận được nhiều sự mến mộ bởi chất giọng ngọt ngào. Ca khúc tiêu biểu của cô là: Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Dạ cổ hoài lang,…

Ca sĩ Lệ Quyên tên thật là Vũ Lệ Quyên, sinh ngày 02/04/1981 tại Hà Nội. Là ca sĩ dòng nhạc nhẹ của Việt Nam. Sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của cô bắt đầu từ năm 2002. Album đầu tay, “Giấc mơ có thật” đã đưa tên tuổi của Lệ Quyên đến với khán giả. Với chất giọng khỏe trầm cô thể hiện rất thành công những ca khúc trữ tình, lãng mạn như: Giấc mơ có thật, Thôi đừng chiêm bao, Trăng chiều, Hãy trả lời em….

Mạnh Quỳnh, tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh 1972 tại Biên Hòa. Anh thành công với thể loại nhạc vàng và song ca với nhiều ca sĩ, đặc biệt là Phi Nhung. Ca khúc thành công của anh là: Vợ tôi, Bến sông chờ, Viết thư tình, Vòng nhẫn cưới, Người phu kéo mo cau, Tình nghèo có nhau,… Album phát hành gần đây nhất của Mạnh Quỳnh là Hoa tím Bằng Lăng.

Ca sỹ Ngọc Sơn quê ở Quảng Nam, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1970 tại Đồ Sơn, Hải Phòng nhưng lớn lên ở Bạc Liêu. Những ai hiểu biết Ngọc Sơn chắc chắn không lạ với phong cách khác người của anh. Ngọc sơn được biết đến với các danh xưng như: Hoàng tử nhạc sến, “ông hoàng nhạc sến” và Michael Ngọc Sơn. Anh nổi tiếng hơn từ những ca khúc như Vầng trăng cô đơn, Tình cha, Lòng mẹ… “Ông hoàng nhạc sến” Ngọc Sơn đã không ít lần nghẹn ngào trên sân khấu khi thấy tình cảm của khán giả dành cho mình.

Như Quỳnh tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, cô sinh ngày 09/09/1970 tại Quảng Trị. Cô từng đạt giải đặc biệt của chương trình tiếng hát truyền hình TPHCM năm 1991. Cô thể hiện khá nhiều thể loại nhạc nhưng nổi bật vẫn là dòng nhạc trữ tình. Những ca khúc tiêu biểu đã từng gắn với tên tuổi của cô như: Chuyện hoa Sim, Người tình mùa đông, Hoa tím người xưa,… Suốt bao nhiêu năm qua, những CD của Như Quỳnh vẫn là một trong những CD bán chạy nhất.

Phi Nhung tên thật là Phạm Phi Nhung sinh ngày 10 tháng 4 năm 1972 tại Pleiku. Từ nhỏ cô đã thích nghe những bài cải lương, dân ca và ước mơ trở thành ca sĩ. Cô ra khá nhiều album nên được mọi người đặt cho nghệ danh là ”Nữ hoàng băng đĩa”. Ngoài ra cô còn tham gia nhiều lĩnh vực khác như: Diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ hài, MC…Cô hát thành công hầu hết các ca khúc trữ tình quê hương và được đón nhận nồng nhiệt.

Nổi lên từ The Voice Kid, Phương Mỹ Chi tạo bất ngờ cho khán giả yêu nhạc trữ tình. Sinh ngày 13/01/2003 tại TPHCM là ca sĩ chuyên hát thể loại dân ca Nam bộ. Qua hoạt động âm nhạc, Phương Mỹ Chi đã tạo ra ảnh hưởng lớn với người hâm mộ. Với chất giọng truyền cảm cô giành được cảm tình của cả khán giả trong nước lẫn hải ngoại.

Quang Dũng, tên thật là Thái Văn Dũng (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1976 tại Quy Nhơn, Bình Định). Là một ca sĩ dòng nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh Công Sơn. Ngoài ca sĩ, Quang Dũng còn thành công trong vai trò diễn viên và MC truyền hình. Nam ca sĩ Quang Dũng khá kín tiếng trong chuyện đời tư. Khối tài sản của anh gồm hai căn nhà ở Mỹ và Việt Nam, cùng siêu xe tiền tỷ. Bước sang tuổi 40 cũng là thời điểm Quang Dũng tròn 20 năm đi hát. Nam ca sĩ vẫn giữ tính cách thâm trầm và lối sống khép kín

Quang Lê, tên thật là Lê Hữu Nghị, anh sinh ngày 24/01/1979 tại Huế. Say mê ca hát từ nhỏ và đó là động lực đưa anh đi đến con đường ca hát. Anh thể hiện thành công dòng nhạc trữ tình quê hương với chất giọng ngọt ngào, lãng mạn. Các ca khúc tiêu biểu như: Đập vỡ cây đàn, Về đâu mái tóc người thương, Căn nhà màu tím,… Đã tạo nên dấu ấn riêng của anh trong lòng khán giả.

Được biết là một ca sĩ hát dân ca trữ tình mượt mà. Anh được nhiều khán giả yêu thích bởi phong cách nhẹ nhàng, thân thiện. Nhắc đến Quốc Đại người ta thường nhớ đến những bài hát mang âm hưởng dân ca, trữ tình.

Ca sĩ Tâm Đoan tên là Huỳnh Ngọc Tâm Đoan. Cô sinh ngày 5 tháng 5 năm 1977 tại Bình Dương, Việt Nam. Tâm Đoan hiện đang cư ngụ tại Canada. Với giọng ca ngọt ngào, truyền cảm cô đã lấy lòng được nhiều người hâm mộ.

Thu Phương sinh ngày 9 tháng 10 năm 1972 tại Hải Phòng. Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thu Phương, là một nữ ca sĩ nhạc nhẹ Việt Nam đương đại. Trong thập niên 1990, Thu Phương vụt trở thành ca sĩ ngôi sao với bài hit Dòng sông lơ đãng của nhạc sĩ Việt Anh. Mới đây, ca sĩ Thu Phương đã tổ chức liveshow “Giữ lại hạnh phúc” tại Việt Nam. Thu Phương là một trong số ít ca sĩ giữ được sức hút trong âm nhạc theo thời gian. Qua chương trình The Voice 2015, Thu Phương đã trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả Việt.

Xem thêm: Top 10 ca sĩ nhạc trữ tình hay nhất hiện nay