Ca sĩ người khmer là ai?

STO - Với anh, Nghệ sĩ ưu tú Kim Đan, hay còn được biết đến là người thổi sáo bằng mũi, hiện đang công tác tại Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, sân khấu là thánh đường, nhạc cụ là thánh vật. Đã đứng trên sân khấu phải cháy hết mình, phục vụ hết sức, còn sức khỏe là còn phục vụ. Lao động nghệ thuật là lao động nghiêm túc. Chính suy nghĩ này đã là động lực để anh tập luyện, biểu diễn hết mình và tạo được dấu ấn riêng, khẳng định tài năng trong giới mộ điệu, trong lòng khán giả yêu mến nghệ thuật Khmer. Đặc biệt, nhắc đến anh là nhắc đến kỹ thuật thổi sáo bằng mũi, chính biệt tài này đã góp phần giúp anh sớm gầy dựng tên tuổi từ khi còn rất trẻ.

Lâu lắm rồi anh em chúng tôi mới có dịp gặp gỡ trò chuyện thân tình đến vậy. Anh bây giờ ngoại hình có phần bề thế hơn xưa, mái tóc đã lấm tấm điểm màu sương tuyết nhưng có một điều không bao giờ thay đổi là nhiệt huyết, đam mê nghệ thuật, yêu mến sáo trúc và lúc nào cũng sôi nổi, say sưa khi nói về nghề, trải lòng về các chuyến lưu diễn phục vụ khán giả gần xa.

Câu chuyện càng thêm rôm rả khi anh quyết định đãi khách quen bằng tiết mục thổi sáo bằng mũi “kinh điển” đã góp phần tạo nên tên tuổi quái kiệt Kim Đan. Cây sáo trúc bóng loáng, tưởng chừng có thể làm gương soi nằm yên trên giá đỡ ở nơi trang trọng trong nhà, chứng tỏ cho vị trí quan trọng và được chủ nhân chăm sóc kỹ lưỡng. Anh bắt đầu tấu lên những khúc nhạc như tiếng chim kêu giữa lưng trời trong ngày mùa, như tiếng cười đùa nơi phum sóc…

Ca sĩ người khmer là ai?

Nghệ sĩ ưu tú Kim Đan.

Bài nhạc kết thúc cũng là lúc mở đầu câu chuyện cuộc đời về quái kiệt Kim Đan. Tính đến nay đã gần 30 năm kể từ ngày anh chính thức gia nhập Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh nhà. Cũng là ngần ấy thời gian miệt mài, hăng say với công việc của người nghệ sĩ. “Năm 1990, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh về phục vụ tại miệt Lịch Hội Thượng, tôi có dịp đi xem và mê lắm, thấy mình cũng có chút ít năng khiếu nên xin vào đoàn và được chấp thuận. Năm đó, tôi 18 tuổi, vào đoàn được các nghệ sĩ đi trước dìu dắt, chỉ dạy tận tình. Theo đó, người thầy tôi suốt đời tôn kính là Nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ Sơn Lương, đã chỉ tôi từng chi tiết nhỏ của nghề nghiệp, từ cách lấy hơi, luyến láy, phát âm... cũng như truyền dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ. Trong một buổi tập với đội nhạc, khi giờ giải lao, mọi người nghỉ ngơi, hút thuốc, tôi thì tò mò nên lấy cây sáo thổi và thổi bằng mũi, định bụng cho vui thôi. Sau đó, nhạc sĩ Sơn Lương kêu lại và nói tôi thổi được nên chỉ thêm cách thổi sáo bằng mũi để tập luyện”.

Quá trình tập luyện thổi sáo bằng mũi không hề đơn giản bởi vì thổi sáo bằng miệng thì ai cũng thổi được nhưng thổi sáo bằng mũi thì rất khó nên phải có năng khiếu đặc biệt và quyết tâm lớn thì luyện mới thành công. “Lúc ngủ cũng đem cây sáo theo, nửa đêm giật mình thức dậy lại tập tiếp đến khi thành thạo. Nếu không kiên trì tập luyện thì không thành thạo, phải học cách thổi sáo cho dài hơi, tập cách thở hơi dài cho đỡ mệt và đặc biệt thời gian đầu chưa quen nên hay bị sổ mũi liên tục” – nghệ sĩ Kim Đan tâm tình. Chính tinh thần lao động miệt mài đã giúp anh tạo được dấu ấn ngay lần đầu trình diễn “ngón nghề” độc. Năm 1992, khi tham gia liên hoan nghệ thuật toàn quốc, cùng với đội nhạc, anh đạt huy chương vàng hòa tấu nhạc cụ dân tộc, trong đó anh thổi sáo bằng mũi. Từ đó nổi tiếng luôn đến giờ và cây sáo trúc chính là tri kỷ đã theo anh hơn nửa đời làm nghệ thuật.

Bên cạnh tài năng đặc biệt về sáo, anh còn là ca sĩ, nhạc công chơi được nhiều loại nhạc cụ, một diễn viên dù kê chuyên về những vai hề trong các vở diễn. “Anh được trời phú chất giọng đặc biệt phù hợp với các bài hát và cách phát âm rất chuẩn mà hiện nay, rất ít nghệ sĩ của các đoàn nghệ thuật Khmer làm được. Chính vì vậy, từ những lần đầu biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp anh đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt qua các bài hát. Sau đó, anh còn khiến khán giả thích thú với các vai hề trong dù kê” – ông Thạch Chăm Rơn – Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng chia sẻ.

Sự đa tài hiếm có ấy được thể hiện trước mỗi chương trình biểu diễn phục vụ khán giả của Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh nhà. Anh mở đầu bằng lời ca, điệu múa, cùng đội nhạc làm cho không khí đêm diễn thêm rộn ràng, náo nức, lúc lại ngân vang tiếng sáo trong các vở diễn dẫn dắt người xem trôi về một miền cổ tích, lúc lại làm khán giả cười nghiêng ngả qua từng cử chỉ, điệu bộ, lời thoại trong vai hề.

Đồng thời, từ trong quái kiệt Kim Đan, lúc nào cũng tràn trề năng lượng tích cực lan tỏa sang người đối diện, khiến mọi người cảm thấy cuộc sống này thật đơn giản, nhẹ nhàng và đáng sống vô cùng, không ganh ghét, không toan tính. Tưởng chừng nguồn năng lượng tuôn chảy không bao giờ cạn khi nhắc đến nghệ thuật, luôn khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao phục vụ công chúng, phục vụ khán giả. “Lúc phấn khởi nhất, vui nhất chính là lúc đứng trên sân khấu để biểu diễn, sân khấu chính là thánh đường, lúc nào còn sức khỏe thì còn phục vụ cho khán giả. Muốn có buổi diễn thành công phải tập luyện nghiêm túc, lao động nghệ thuật là lao động nghiêm túc” – nghệ sĩ Kim Đan bộc bạch.

Ông Thạch Chăm Rơn  cho biết: “Anh Kim Đan là nghệ sĩ đa tài, có chất giọng trời phú, có khả năng chơi nhiều loại nhạc cụ trong đội nhạc của đoàn, nhất là chơi sáo và có biệt tài thổi sáo bằng mũi được nhiều người biết đến. Anh có tinh thần làm việc hăng say, cũng như tham gia cùng đoàn đào tạo diễn viên trẻ. Bản thân có đóng góp rất nhiều cho thành tích của đoàn trong các đợt liên hoan, hội diễn nghệ thuật toàn quốc, cá nhân anh cũng nhận được nhiều huy chương, giải thưởng trong các lần thi diễn. Đến năm 2015, anh vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú”.

DNT

Ca sĩ người khmer là ai?
Phóng to
Ca sĩ Chhom Nimol (phải) - Ảnh: LASPLASH

Rock Khmer là thể loại âm nhạc Đông - Tây gặp nhau, là sự pha trộn âm thanh giữa đàn guitar cùng các nhạc cụ truyền thống của Campuchia. Theo BBC, đã có một thời loại âm nhạc này chẳng hề được biết đến bên ngoài châu Á, nhưng nay ở phương Tây những người chơi dòng nhạc này đang tăng dần.

Âm thanh chưa từng nghe

Đóa hồng Khmer rock

Nhiều khán giả phương Tây thích thú khi được nghe những giai điệu của dòng nhạc Khmer rock: tiếng guitar điện mang âm hưởng rock thời kỳ đầu trộn lẫn với những nhạc cụ truyền thống của Campuchia.

Ban nhạc Dengue Fever được thành lập năm 2001, khi nghệ sĩ Ethan Holtzman du hành đến Campuchia. Anh đã phát hiện giọng ca mê đắm của Chhom Nimol tại một hộp đêm ở Little Phnom Penh. Sau đó, Nimol đã quyết định đến Mỹ khởi nghiệp ca hát cùng Dengue Fever và mau chóng được mệnh danh là "Đóa hồng của Khmer rock". Cô chia sẻ: "Đây là cơ hội tốt để tôi góp phần giới thiệu âm nhạc dân tộc Khmer ra thế giới, đồng thời kiếm được nhiều tiền để gửi về giúp gia đình tại Campuchia. Cảm giác thật khó tả khi bạn hát bằng tiếng Khmer, nhìn xuống dưới thấy rất nhiều khán giả phương Tây đang chăm chú lắng nghe, dù có thể họ không hiểu được phần lớn nội dung ca khúc".

Dengue Fever cũng đã thực hiện bộ phim tài liệu Sleepwalking through the Mekong, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của Nimol tại quê hương. Niềm tự hào lớn nhất của Nimol là bố cô từng là nhạc công Khmer rock thuở ban đầu - thập niên 60.

Nhạc sĩ Nik Cohn là một người hâm mộ sau khi tình cờ được nghe những âm thanh ấy. Anh nói: “Một đêm nọ, tôi xem phim City of ghosts (Thành phố những hồn ma). Trong đó có cảnh diễn viên Matt Dillon nhảy lên môtô phóng khắp Phnom Penh và trong thời điểm đó tiếng nhạc lạ thường này vang lên. Đó là một loại âm thanh quá bất ngờ đối với tôi. Trước đây, tôi chưa từng được nghe loại âm nhạc nào hay như thế và rồi tôi bắt đầu suy nghĩ về nó”.

Ngày nay, những thanh âm của Phnom Penh thời xa vắng đang được hồi sinh ở phương Tây bởi ban nhạc Dengue Fever ở New York (Mỹ). Trong đó, giọng ca chủ lực của ban nhạc là ca sĩ Chhom Nimol người Campuchia. Cha mẹ cô đều là các nhạc công từng chơi nhạc rock Khmer.

Bên cạnh đó, tay guitar Zac Holtzman của ban nhạc còn rất mê những câu chuyện về tình hình âm nhạc ở Phnom Penh. Anh nhận xét: “Đây là một thành phố hiện đại với nhiều nhạc công. Ban ngày họ chơi loại nhạc truyền thống; còn ban đêm họ chơi rock. Nói chung, văn hóa Khmer vẫn được gìn giữ. Chúng tôi có thể tìm được niềm vui ở đây”.

Theo BBC, cựu Quốc vương Norodom Sihanouk có ảnh hưởng rất nhiều đến thể loại âm nhạc nói trên. Ông là một người nồng nhiệt và hào phóng đối với nghệ thuật. Ngoài ra, ông đã từng khuyến khích các nhạc sĩ chơi nhạc truyền thống thử nghiệm phong cách phương Tây. Đồng thời, âm nhạc ở Campuchia còn chịu ảnh hưởng từ âm nhạc Mỹ.

Nhiều ca sĩ, nhạc sĩ bị giết

Các tay chơi nhạc rock Khmer không có các phòng thu âm công phu. Hầu hết các ca khúc đều được ghi âm “sống” tại chỗ, với bất cứ cây keyboard hoặc guitar nào cùng các nhạc cụ truyền thống. Và như thế, loại nhạc rock Khmer đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống về đêm ở thủ đô Phnom Penh suốt một thập niên.

Thế nhưng, dưới chế độ Khmer Đỏ những thanh âm ngân vang đó phải im tiếng. Trong vòng bốn năm Khmer Đỏ đã giết chết nhiều triệu người Campuchia, trong đó có nhiều nhạc công người Khmer. 90% các ca sĩ nổi tiếng đã bị giết chết. Jon Swain, phóng viên chiến trường của báo Sunday Times (Anh) ở VN và Campuchia vào thời điểm đó, khẳng định: “Những người có học, các nhạc công, những người đeo kính... bị đem ra các cánh đồng chết chóc. Vì thế rất nhiều ca sĩ đã không còn nữa”.

Trong số những người đã bị Khmer Đỏ giết chết và trở thành anh hùng, phải kể đến Sinn Sisamouth - vốn nổi tiếng là “vua nhạc Khmer”. Bên cạnh đó không ai biết chuyện gì đã xảy ra với Ros Sereysothea, nữ hoàng âm nhạc thời đó, nhưng người ta tin rằng chị cũng đã bị giết dưới thời Pol Pot. Chị từng được Norodom Sihanouk gọi là “Giọng ca vàng của thủ đô vương giả”. Ngoài ra, giọng hát của chị còn được đặt làm nhạc nền cho phim City of ghosts.

Vua nhạc Khmer

Sophy Him, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc người Khmer, từng là một sinh viên âm nhạc trẻ ở Phnom Penh, nhớ “vua nhạc Khmer” rất rõ. Anh nói: “Sinn Sisamouth chơi nhạc hoàng cung, sau đó là nhạc rock, được cải tiến từ âm nhạc truyền thống và nhạc rock”. Ngoài ra, tay guitar Zac Holtzman nhận xét rằng Sinn Sisamouth là một nhạc sĩ sáng tác mà thoạt đầu anh đánh giá giống như Elvis của Campuchia; sau đó, anh cho rằng về ca từ, ông là Bob Dylan của Campuchia.

Theo Nhân Hòa - Phụ nữ TPHCM