Các bài tập sai sót trong báo cáo tài chính

(PLO)- Hoạt động kiểm toán đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng cao vì chỉ cần một sai sót trong quá trình có thể gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn hãy cùng chúng tôi và Công ty MAN – Master Accountant Network tìm hiểu về những ví dụ về sai sót trong kiểm toán trong bài viết dưới đây.

Ví dụ về sai sót trong kiểm toán thường gặp nhất

So sánh khác nhau giữa sai sót và gian lận trong kiểm toán

Sai sót và gian lận là những sai phạm luôn tiềm ẩn trong hoạt động kế toán và kiểm toán. Những sai sót thường rất dễ nhận biết hơn vì những gian lận thường được thực hiện một cách cố ý và tinh vi. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính.

Sai sót là gì? Biểu hiện

Theo ông Lê Hoàng Tuyên Founder MAN.net.vn một công ty dịch vụ kiểm toán hàng đầu hiện nay chia sẻ: Sai sót là những nhầm lẫn hoặc lỗi không cố ý gây ảnh hưởng trong báo cáo tài chính và dễ phát hiện. Những sai sót thường có một số biểu hiện như sau:

· Lỗi tính toán hay ghi chép sai số liệu.

· Bỏ sót hay hiểu sai do hạn chế về hiểu biết về các khoản mục hoặc các nghiệp vụ kinh tế.

· Sử dụng sai phương pháp, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chính sách tài chính do năng lực kế toán thiếu kinh nghiệm.

Một số ví dụ sai sót thường gặp trong kế toán kiểm toán

Những sai sót này thường xuất hiện do sự nhầm lẫn của nhân viên kế toán, kiểm toán không có tính chất vụ lợi. Cùng điểm qua các sai sót dưới đây:

· Sai sót khi áp dụng nguyên tắc kế toán: Thường xảy ra đối với các nhân viên kế toán, kiểm toán thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc các nhân viên không cập nhật kịp thời các nguyên tắc hoặc chuẩn mực và thông tư kế toán mới.

· Sai sót do ước tính và ghi nhận chi phí nợ xấu chưa hợp lý

· Sai sót khi phân loại chi phí: Ví dụ điển hình là chi phí quảng cáo thường ghi nhầm vào chi phí khấu hao

So sánh sai sót và gian lận kiểm toán

Gian lận là gì? Biểu hiện và ví dụ

Gian lận trong kế toán, kiểm toán thường là hành vi cố ý sửa đổi làm sai lệch thông tin tài chính do một hay nhiều người trong ban giám đốc, hội đồng quản trị hoặc bên thứ ba thực hiện trên báo cáo tài chính. Hành vi gian lận này thường nhằm mục đích vụ lợi cho cá nhân hay một tổ chức. Biểu hiện của gian lận báo cáo tài chính thường thấy là:

· Báo cáo được xử lý chủ quan như làm giả, sửa đổi chứng từ và tài liệu tài chính.

· Cố ý che giấu hoặc bỏ sót thông tin và tài liệu quan trọng làm sai lệch báo cáo tài chính.

· Thực hiện ghi chép nghiệp vụ sai sự thật.

· Cố ý sử dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc và phương pháp trong kế toán và kiểm toán.

· Cố tình tính toán sai số liệu để làm sai lệch báo cáo tài chính nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân.

Với những thông tin hữu ích của những ví dụ về sai sót trong kiểm toán, chúng tôi hy vọng bạn có thể điều chỉnh và tránh các sai sót trong báo cáo tài chính cho doanh nghiệp của mình.

Hãy liên hệ với MAN để giải đáp mọi thắc mắc khác về hoạt động kế toán, kiểm toán nhanh nhất nhé.

Liên hệ với MAN – Master Accountant Network

Công ty TNHH Quản lý Tư vấn Thuế MAN đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tài chính, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp… Dưới sự dẫn dắt của Sáng lập viên Lê Hoàng Tuyên – Founder MAN, người đã gắn bó với ngành kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế và tư vấn tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong 27 năm qua, công ty hiện tại đã trở thành một trong những công ty kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế tầm trung uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Dạng bài Điều chỉnh sai sót trên BCTC chắc là Dạng bài dễ kiếm điểm nhất của Đề thi CPA – Môn kế toán.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các dạng bài tập Đề thi CPA – Môn kế toán

1. Nguyên tắc xử lý Dạng bài điều chỉnh sai sót trên BCTC

Để xử lý dạng bài này, chúng ta chỉ cần làm 2 bước:

  • Bước 1. Xác định thời điểm phát hiện sai sót: là trước hay sau khi phát hành BCTC
  • Bước 2. Xác định mức độ ảnh hưởng của sai sót: là trọng yếu hay không trọng yếu

Các bạn xem bảng sau:

2. Hướng dẫn chi tiết qua ví dụ cụ thể

Để hiểu cách trình bày bài tập dạng này, chúng ta cùng xem ví dụ sau:

Tình huống: Đề thi Câu 4 – Đề Chẵn – Năm 2015

Đáp án gợi ý:

1. Xác định ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm N – 1

Chỉ tiêu trên BCTCLoại lỗiGiá trịBảng CDKTHàng tồn khoSai thừa300,000Thuế và các khoản phải nộp nhà nướcSai thừa66,000Lợi nhuận chưa phân phốiSai thừa234,000Báo cáo KQKDGiá vốn hàng bánSai thiếu300,000Lợi nhuận gộpSai thừa300,000Lợi nhuận từ HDKDSai thừa300,000Lợi nhuận kế toán trước thuếSai thừa300,000Chi phí thuế TNDNSai thừa66,000LN sau thuế TNDNSai thừa234,000

2. Thủ tục khi xử lý khi sai sót là không trọng yếu và được phát hiện sau khi BCTC đã phát hành

Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kê toán và các sai sót:

Trường hợp sai sót là không trọng yếu thì kế toán không phải áp dụng hồi tố. Kế toán ghi bổ sung nghiệp vụ bị bỏ sót này vào sổ kế toán năm N theo bút toán: Nợ Giá vốn hàng bán/Có Hàng tồn kho: 300.000.

3. Thủ tục khi xử lý sai sót là trọng yếu và được phát hiện sau khi BCTC đã phát hành

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kê toán và các sai sót:

  • Bước 1. Xác định ảnh hưởng của sai sót đến báo cáo năm N-1 (đã làm tại yêu cầu 1)
  • Bước 2. Điều chỉnh số dư tại 1.1.N của các sổ kế toán năm N như sau:

(1) Số dư sổ kế toán TK 156 và các sổ chi tiết: Giảm 300.000

(2) Số dư sổ kế toán TK 333 và các sổ chi tiết: Giảm 66.000.

(3) Số dư sổ kế toán TK 421 và các sổ chi tiết: Giảm 234.000.

  • Bước 3. Thủ tục khi lập BCTC năm N:

– Khi sử dụng số liệu trên BCTC năm N-1 để lập cột thông tin so sánh trên BCTC năm N thì phải điều chỉnh ảnh hưởng của sai sót.

Chủ đề