Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

§2. CHUYỂN ĐỘNG THANG ĐỀU KIẾN THỨC Cơ BẢN Chuyển động thẳng đều Tốc độ trung bình . ... , Quãng đường đi được Toe độ trung bình = — ,, — Thời gian chuyên động s Công thức: v,b = Ỹ (2.1) Đơn vị của tốc độ trung bình là mét trên giây (kí hiệu m/s), ngoài ra người ta còn dùng đơn vị kĩlômét trên giờ (km/h),... Chuyển động thẳng đều Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đưồng (khi đó tốc độ trung bình bằng vận tốc của vật: vlb = v). Quãng đưởng đi được trong chuyển động thẳng đều Quãng đường đi được s trong chuyển động thẳng đều: (2.1) => s = v,bt-=vt (2.2) V là vận tốc của vật. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. Phương trình chuyển động và đổ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đểu Phương trình chuyển động thẳng đều « 0 A M X I*- . ’ s í ; Xo 1 —4 Giả sử có một chất điểm M, xuất phát từ một điểm A trên đường thẳng Ox, chuyển động thẳng đều theo phương Ox với tốc độ V (Hình 2.1). Điểm A cách gốc o một khoảng OA = x0. Lấy mốc X thời gian là lúc chất điểm bắt đầu Hmh 2.1 chuyển động. Tọa độ của chất điểm sau thời gian chuyển động t sẽ là: X = x0 + s = x0 + vt (2.3) Phương trình (2.3) gọi là phương trình chuyển Ợộng thẳng đều của chất điểm M. Đố thị tọa độ của chuyển động thẳng đều Đồ thị tọa độ - thời gian của vật chuyển động thẳng đều chính là đồ thị của phương trình X = x0+ vt. Đỏ là một đường thẳng. , Những vật chuyển động thẳng đểu có cùng vận tốc nhưng khác x0 thì đổ thị tọa độ của chúng là những đường thẳng song song (vì cùng hệ số góc là v). (hình 2.2). C1. Dựa vào giò' tàu ở Bảng 1.1 (trang 10 SGK Vật lí 10), hãy tính tốc độ trung bình của đoàn tàu trên đường Hà Nội - Sài Gòn, biết con đường này dài 1726km và coi như thẳng. HOẠT ĐỘNG c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Chuyển động thẳng đẻu là gì? Nêu những đặc điếm của chuyển động thẳng đều. Tô’c độ trung bình là gì? Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển dộng của chuyến động thang đều. Nêu cách vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của một chuyến động thẳng đều Trong chuyến động thẳng đều quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc V. tọa độ X tỉ lệ thuận với vận tốc V. c. tọa độ X ti lệ thuận với thời-gian chuyển dộng t. D. quãng đường đi dược s tỉ lệ thuận với thời gian chuyến dộng t. Chọn đáp án đúng. Chi ra câu sai. Chuyển động tháng dều có nhừng dặc điếm sau: Quỹ đạo là một đường thăng; Vật đi được những quàng đường bàng nhau trong nhùng khoảng thời gian băng nhau bất ki; c. Tô’c độ trung bình trên mọi quãng dường là như nhau; D. Tôc độ không đối từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại. Đổ thị tọa độ - thời gian trong chuyên động tháng của một chiếc xe có dạng như ớ hình 2.3. Trong khoáng thời gian nào xe chuyến động tháng đều? Chi trong khoáng .thời gian từ 0 đến t|. Chi trong khoang thời gian từ ti đẻn ty. c. Trong khoáng thời gian từ tu đẻn ty D. IỸhòng có lúc nào xe chuyên động tháng đều. Hai ỏtó xuất phát cùng một lúc từ hai dịa diêm A và B cách nhau 10 km trên một đường thang qua A và B. chuyên dộng cùng chiều từ A đen B. Tốc dộ cứa ỏtó xuất phát từ À là 60 kmdn cúa-ótô xuất phát từ B là 40 km/h. Lây gốc tọa dộ ớ A. goc thời gian là lúc xiiãt phát, hãy viêl cong tluíc I.inli quàng đường di dược và phương trình chuyên dộng cũa hai xe. Vè dồ thị tọa dộ - thời gian cúa hai xe trên cùng một hệ trục tx. t). Dựa vào dồ thị tọa dộ thời gian dê xác dinh vị trí và thời diêm mà xe A đuối lụp xe B. Một ôtô tái xuất phát từ thành phó 11 chuyến dộng tháng déu về phía thánh phố p vời tốc dộ 60 km/h. Khi dên thành phô D cách II 60kni thì xe dừng lại 1 giờ. Sau đó xe tiếp tục chuyến dộng đều về phía p với tôc độ 40km/h. Con đường H - p coi như tháng • và dài ìookm. Viết công thức tinh quãng dường đi được vít phương trình chuyến dộng cùa ôtõ trêu hai quãng đường H D vá D - p. Góc tọa độ lấy ứ H. Gôc thời gian la lúc xe xuất phát từ 11. bl Vẽ đồ thị tọa dộ - thời gian cùa xe trẽn cà con đường II P. Dựa vào dồ thị. xác dinh thời điểm xe đèn p. Kiểm tra két quá cùa cau c) bàng phép tinh. D. LỜI GIẢI • Hoạt động Cl. V,1, = --= kcfy = 52,3 (km/h) t 33 • Câu hỏi và bài tập Tr 13. SGK. Đặc diểm của chuyên động thắng đều: quỹ đạo là 1 đường tháng. Vị), trên mọi đoạn đường như nhau. Tr.12 SGK. Tr 13 SGK. - Dựng hệ trục tọa độ Otx. Trục hoành Ot nằm ngang, mỗi độ chia ứng với l khoáng thời gian nào đó Ulrich hợp cho tìtng bài toán). Trục tung Ox thẳng đứng, mồi dộ chia ứng với 1 độ dài thích hợp. Tìm hai điếm có tọa độ (ti; X|) và (tv; Xu) thỏa mãn phương trình chuyền động X = Xu + vt Vẽ đường thẳng qua hai diêm đó (chi vẽ phần đường thắng ứng với khoáng thời gian ké từ thời điểm bắt đầu khao sát 1. Ví dự: Vẽ dồ thị biêu diễn tọa'độ ■ thời gian cùa chuyến động X = 10 + 30t (h; km). D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyến động t (Trong toán học, hàm tỉ lệ thuận là hàm y = ax, với a là một hằng số) D. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại. (Lúc xuất phát tốc độ phải tăng dần từ 0 đến V, lúc dừng tốc độ phải giảm dần từ V về 0). : A. Xe chuyên động thắng đều trong khoẩ/ig thời gian từ 0 đến t|. a) Chọn gốc tọa độ o = A, chiều dương trục Ox cùng chiều chuyến động từ A đến B, gốc thời gian t= 0 là lúc xuất phát. Xe A Xe B X„|( = 10km V|Ị = 40km/h Tọa độ đầu XoA = 0 Vận tốc Va = 60km/h 60’ x( km) X / /x 50 40 30 ’■"Tim 20 (B)-1O / I / - í (A) 0 0,5 t(h) Hin/I 2.5 Phương trình chuyến động Xa = 60t (km; h); Xii = 10 + 40t(km; h) Đồ thị: Từ đồ thị ta thấy giao điếm của hai đường thẳng là diêm M(0,5; 30) ÍSau 0,5h thì xe A đuổi kịp xe B I Vị trí gặp nhau cách A 30km Chọn gô'c tọa độ 0 = H, chiều dương trục Ox là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát từ H. Đoạn D - p X|| = 60km v-2 = 40km/h s = 40(t - 2)(km; h) X = 60 + 40(t - 2)(km; lrí Đoạn H - D Tọa độ đầu: Xa = 0 Vận tốc: V| = 60km/h Công thức quãng đường: s = 60t(km; h) Phương trình chuyến động: X = 60t (km; h) Thời gian khảo sát: 0 : Đồ thị Từ đồ thị ta thây thời điếm xe đến p là 3(h) xe đến p sau 3(h) kế’ từ lúc xuất phát từ H. Xe tới p X = 100(km) «■ 60 + 40(t - 2) = 100 Ot-2=Ị°°-ZẼ° 40 o t = 3(h) o Xe tới p lúc 3 giờ.

Với Các dạng bài tập Chuyển động thẳng đều chọn lọc, có đáp án Vật Lí lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Chuyển động thẳng đều từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí lớp 10.

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Cách xác định vận tốc, quãng đường, thời gian trong chuyển động thẳng đều

- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t

- Công thức tính tốc độ trung bình:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Vận tốc trung bình:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Bài 1: Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60 km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

Hướng dẫn:

Quãng đường đi trong 2h đầu: S1 = v1.t1 = 60.2 = 120 km

Quãng đường đi trong 3h sau: S2 = v2.t2 = 40.3 = 120 km

Tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động:

Bài 2: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1 = 12 km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v2 = 20 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.

Hướng dẫn:

Thời gian đi nửa đoạn đường đầu:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Thời gian đi nửa đoạn đường cuối:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Tốc độ trung bình:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Bài 3: Một ô tô đi trên con đường bằng phẳng với v = 60 km/h, trong thời gian 5 phút, sau đó lên dốc 3 phút với v = 40 km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường ô tô đã đi trong cả giai đoạn.

Hướng dẫn:

Bài 4: Một ô tô đi từ A đến B. Đầu chặng ô tô đi 1/4 tổng thời gian với v = 50 km/h. Giữa chặng ô tô đi 1/2 thời gian với v = 40 km/h. Cuối chặng ô tô đi 1/4 tổng thời gian với v = 20 km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô?

Hướng dẫn:

Quãng đường đi đầu chặng:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Quãng đường chặng giữa:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Quãng đường đi chặng cuối:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Tốc độ trung bình:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Bài 5: Hai xe cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu chúng đi ngược chiều thì cứ 30 phút khoảng cách của chúng giảm 40km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 20 phút khoảng cách giữa chúng giảm 8km. Tính vận tốc mỗi xe.

Hướng dẫn:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của mỗi xe.

Nếu đi ngược chiều thì

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Nếu đi cùng chiều thì

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Giải (1) (2): v1 = 52 km/h ; v2 = 28 km/h

Câu 1: Tốc độ trung bình bằng tổng quãng đường chia tổng thời gian đi hết quãng đường đó:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

A.7m/s                  B.5,71m/s                  C. 2,85m/s                  D. 0,7m/s

Lời giải:

Tốc độ trung bình bằng tổng quãng đường chia tổng thời gian đi hết quãng đường đó:

Câu 2: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v2 = 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:

A.12,5m/s                  B. 8m/s                  C. 4m/s                  D.0,2m/s

Lời giải:

Câu 3: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60 km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là:

A. 50km/h                  B. 48 km/h                  C. 44km/h                  D. 34km/h

Lời giải:

Câu 4: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20 km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40 km/h trên 3/4 đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là :

A. 30km/h                   B. 32 km/h                  C. 128km/h                  D. 40km/h

Lời giải:

Câu 5: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12 km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18 km/h. Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là:

A.15km/h                  B.14,5km/h                   C. 7,25km/h                  D. 26km/h

Lời giải:

Câu 6: Một người đi xe đạp không đổi chiều trên 2/3 đoạn đường đầu với vận tốc trung bình 10 km/h và 1/3 đoạn đường sau với vận tốc trung bình 20 km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quảng đường là

A. 12km/h                   B. 15km/h                   C. 17km/h                   D. 13,3km/h

Lời giải:

Câu 7: Thế nào là chuyển động thẳng đều?

A. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường

B. Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng, có vectơ vận tốc không đổi theo thời gian

C. Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng, vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải:

Chọn D

Câu 8: Chọn đáp án đúng:

Trong chuyển động thẳng đều:

A. Quãng đường đi được s tỉ lệ nghịch với tốc độ v

B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với tốc độ v

C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t

D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t

Lời giải:

Chọn D

Câu 9: Công thức tính tốc độ trung bình là:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2
      
Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2
       
Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2
      
Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Lời giải:

Chọn C

Câu 10: Chọn câu phát biểu ĐÚNG. Trong chuyển động thẳng đều thì :

A. Quãng đường đi được s tăng tỉ lệ với vận tốc v.

B. Tọa độ x tăng tỉ lệ với vận tốc v.

C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

D. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Lời giải:

Chọn D

Cách viết phương trình chuyển động thẳng đều

- Bước 1: Chọn hệ quy chiếu

      + Trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động

      + Gốc tọa độ (thường gắn với vị trí ban đầu của vật )

      + Gốc thời gián (thường là lúc vật bắt đầu chuyển dộng)

      + Chiều dương (thường chọn là chiều chuyển động của vật được chọn làm gốc)

- Bước 2: Từ hệ quy chiếu vừa chọn, xác định các yếu tố sau cho mỗi vật:

Tọa độ đầu x0 = ? vận tốc v = (bao gồm cả dấu theo chiều chuyển động của vật)? Thời điểm đầu t0 = ?

- Bước 3: Thiết lập phương trình của chuyển động cho vật từ các yếu tố đã xác định. Đối với chuyển động thẳng đều, ta có công thức:

                   x = x0 + s = x0 + v(t−t0)

Với những bài toán cho phương trình chuyển động của hai vật yêu cầu tìm thời gian khi hai vật bằng nhau thì cho x1 = x2 rồi tìm t

Bài 1: Một ô tô xuất phát từ A lúc8 giờ sáng chuyển động thẳng đều tới B lúc 10h30', khoảng cách từ A đến B là 175 (km ).

a. Tính vận tốc của xe ?

b. Xe tiếp tục chuyển động thẳng đều đến C lúc 12h30'. Tính khoảng cách từ B đến C ?

Hướng dẫn:

Chọn hệ trục tọa độ ox và chiều dương là chiều chuyển động của vật

a.Ta có:

t0 = 8 am

t = 10h30 am

s = 175 km

vận tốc xe

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

b. Viết phương trình chuyển động theo công thức : x = SBC = xo + v(t−t0)

Lưu ý chọn nơi xuất phát là B thì xo = 0

t0 = 10h30 vì đi từ B

t = 12h30 và vận tốc giữ nguyên vì chuyển động thẳng đều.

Vậy SBC = 70.(12h30-10h30) = 140 km

Bài 2: Trên đường thẳng từ nhà đến chỗ làm việc của A, cùng một lúc xe 1 khởi hành từ nhà đến chỗ làm với v = 80 km/h. Xe thứ 2 từ chỗ làm đi cùng chiều với v = 60 km/h. Biết quãng đường là 40 km. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe với cùng hệ quy chiếu.

Hướng dẫn:

Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát.

Chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động với hai xe.

x1 = x0 + v1.t = 80t ; x2 = x0 + v2.t = 40 + 60t.

Bài 3: Xe máy đi từ A đến B mất 8giờ, xe thứ 2 đi từ B đến A mất 6 giờ. Nếu 2 xe khởi hành cùng một lúc từ A và B để đến gần nhau thì sau 3 giờ 2 xe cách nhau 30km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu.

Hướng dẫn:

Vận tốc xe A, B :

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

Chọn gốc toạ độ tại vị trí A, gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát.

Phương trình chuyển động có dạng:

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

x2 = 6.v2 – v2.t

Sau 3 giờ: x = trị tuyệt đối của (x1 – x2) = 30km ⇒ v2 = 40 km/h

⇒ s = 6.v2 = 240 km

Bài 4: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54 km/h. Nếu giảm vận tốc đi 9 km/h thì ôtô đến B trễ hơn dự định 45 phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự tính để đi quãng đường đó.

Hướng dẫn:

Viết phương trình chuyển động ở thời gian dự tính (t1) và thời gian trễ hơn dự định:

S1 = 54t1 ; S2 = 45 ( t1 + 3/4 )

Vì s1 = s2 nên 54t1 = 45 ( t1 + 3/4 )

Suy ra t1 = 3,75h

Bài 5: Một người đi xe máy chuyển động thẳng đều từ A lúc 5 giờ sáng và tới B lúc 7 giờ 30 phút, AB = 150 km.

a. Tính vận tốc của xe.

b. Tới B xe dừng lại 45 phút rồi đi về A với v = 50 km/h. Hỏi xe tới A lúc mấy giờ.

Hướng dẫn:

a. Thời gian lúc đi: t = 7h30’ – 5h = 2,5h

vận tốc

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2

b. Thời điểm người đó lúc bắt đầu về: t = 7h30’ + 45’ = 8h15’

vậy xe tới A lúc: t = 8h15’ + 3h = 11h15’

Câu 1: Một nguời đi xe máy từ A tới B cách 45 km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với v2 = 2/3 v1. Xác định v2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B.

A. 6 km/h

B. 5 km/h

C. 6.9 km/h

D. 5.9 km/h

Lời giải:

s1 + s2 = 45

Các dạng bài tập Vật lý 10 bài 2
suy ra v1 = 10.4 km/h và v2 = 6.9 km/h

Câu 2: Chọn phát biểu sai:

A. Hệ quy chiếu gồm hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc và đồng hồ đếm thời gian

B. Hệ quy chiếu được dùng để xác định tọa độ chất điểm

C. Chuyển động và trạng thái tự nhiên có tính chất tuyệt đối

D. Gốc thời gian là thời điểm t = 0

Lời giải:

Chọn C

Câu 3: Lúc 2h hôm qua xe chúng tôi đi qua quốc lộ 1A cách Bắc Ninh 50km". Việc xã định vị trí của xe như trên còn thiếu yếu tố gì ?

A. Chiều dương trên đường đi

B. Vật làm mốc

C. Thước đo và đồng hồ

D. Mốc thời gian

Lời giải:

Chọn A

Câu 4: Chọn phát biểu sai: Trong chuyển động thẳng

A. Tốc độ trung bình của chất điểm luôn nhận giá trị dương

B. Vận tốc trung bình của chất điểm là giá trị đại số

C. Nếu chất điểm không đổi chiều chuyển động thì tốc độ trung bình của chất điểm bằng vận tốc trung bình của nó trên đoạn đường đó

D. Nếu độ dời của chất điểm trong một khoảng thời gian bằng không thì vận tốc trung bình trong khoảng thời gian đó cũng bằng không

Lời giải:

Chọn C

Câu 5: Chuyển đọng thẳng đều không có đặc điểm nào dưới đây

A. Vật đi được quãng đường như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì

B. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại

C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau

D. Quỹ đạo là một đường thẳng

Lời giải:

Chọn B

Câu 6: Phương trình vận tốc của chuyển động thẳng đều

A. v = const

B. v = t

C. v = at

D. v = vo + at

Lời giải:

Chọn A

Câu 7: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 5 + 60t (x đo bằng km. t đo bằng h) . Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và với vận tốc bằng bao nhiêu?

A. Từ điểm O với vận tốc 60 km/h

B. Từ điểm M cách O 5 km với vận tốc 5 km/h

C. Từ điểm M cách O 5 km với vận tốc 60 km/h

D. Từ điểm O với vận tốc 5 km/h

Lời giải:

Chọn C

Câu 8: Một vật chuyển động đều với tốc độ 2 m/s và lúc t = 2s thì vật có tốc độ là 5m. phương trình chuyển động của vật là :

A. x = 2t + 1

B. x = -2t + 5

C. x = 2t + 5

D. x = -2t + 1

Lời giải:

Chọn A

Câu 9: Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây . phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc tọa độ và ban đầu hướng về gốc tọa độ:

A. x = 80 - 30t

B. x = 15 + 40t

C. x = -6t

D. x = -10 - 6t

Lời giải:

Chọn A

Câu 10: nếu chọn 8h30 làm mốc thời gian thì thời điểm 9h15 có giá trị là :

A. 8.25h

B. 1.25h

C. -0.75h

D. 0.75h

Lời giải:

Chọn D

Câu 11: Lúc 7 giờ, một người ở A chuyển động thẳng đều với v = 36 km/h đuổi theo người ở B đang chuyển động với v = 5 m/s. Biết AB = 18 km. Viết phương trình chuyển động của 2 người. Lúc mấy giờ và ở đâu 2 người đuổi kịp nhau

A. 58 km

B. 46 km

C. 36 km

D. 24 km

Lời giải:

Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc 7 giờ.

Ptcđ có dạng: xA = 36t ; xB = x0 + vB.t = 18 + 18t

Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2 suy ra t = 1h.

Vậy xA = xB = 36km

Câu 12: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc, xe 1 xuất phát từ A chạy về B, xe 2 xuất phát từ B cùng chiều xe 1, AB = 20 km. Vận tốc xe 1 là 50 km/h, xe B là 30 km/h. Hỏi sau bao lâu xe 1 gặp xe 2

A. 1h

B. 2h

C. 1.5h

D. 1.75h

Lời giải:

Chọn gốc toạ độ tại vị trí tại A, gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát.

Phương trình chuyển động có dạng: x1 = 50t ; x2 = 20 + 30t

Khi hai xe đuổi kịp nhau: x1 = x2 suy ra t = 1h

Câu 13: Một xe khách chạy với v = 95 km/h phía sau một xe tải đang chạy với v = 75 km/h. Nếu xe khách cách xe tải 110 m thì sau bao lâu nó sẽ bắt kịp xe tải? Khi đó xe tải phải chạy một quãng đường bao xa.

A. 0.1125 km

B. 0.1225 km

C. 0.3125 km

D. 0.4125 km

Lời giải:

Chọn gốc toạ độ tại vị trí xe khách chạy

Ptcđ có dạng: x1 = 95t ; x2 = 0,11 + 75t

Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2

Suy ra t = 0,0055 h

s2 = v2.t = 0,4125 km

Câu 14: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với v = 36 km/h đi về B. Cùng lúc một người đi xe đạp chuyển động với vkđ xuất phát từ B đến A. Khoảng cách AB = 108 km. Hai người gặp nhau lúc 8 giờ. Tìm vận tốc của xe đạp.

A. 36 kn/h

B. 54 km/h

C. 18 km/h

D. 72 km/h

Lời giải:

Gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát, gốc toạ độ tại A.

Hai xe xuất phát từ lúc 6 giờ và gặp nhau lúc 8 giờ

Suy ra t = 2h

Ptcđ có dạng: xm = 36t = 72      xĐ = 108 - 2v2

Khi hai xe đuổi kịp nhau: xm = xĐ suy ra v2 = 18 km/h

Câu 15: Hai vật xuất phát từ A và B cách nhau 340 m, chuyển động cùng chiều hướng từ A đến B. Vật từ A có v1, vật từ B có v2 = 1/2 v1. Biết rằng sau 136 giây thì 2 vật gặp nhau. Vận tốc vật thứ nhất là:

A. 3 m/s

B. 5 m/s

C. 2.5 m/s

D. 4.5 m/s

Đáp án và Hướng dẫn giải

Lời giải:

Chọn gốc toạ độ tại A: x1 = V1t = 136 V1 ; x2 = 340 + 68V1

Khi hai vật gặp nhau: x1 = x2 suy ra V1 = 5 m/s