Các điều kiện để được lái xe máy

Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1, A2 (Ảnh minh họa)

1. Có bằng lái xe A1, A2 được lái xe gì?

- Bằng lái xe A1 cấp cho các đối tượng sau:

+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

- Bằng lái xe A2 cấp cho các đối tượng sau:

+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên;

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

(khoản 1, 2 Điều 16 Thông tư 12/2017/BGTVT)

2. Điều kiện, độ tuổi thi bằng lái xe A1, A2

- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

- Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe): người từ đủ 18 tuổi trở lên được thi bằng lái xe A1, A2.

- Đảm bảo sức khỏe theo quy định: Người có một trong các tình trạng bệnh, tật theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

- Có trình độ văn hóa theo quy định.

(điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)

3. Hồ sơ đăng ký dự thi bằng lái xe A1, A2

* Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu.

Đơn đề nghị học, sát hạch cấp Giấy phép lái xe

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

* Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

(Điều 9 Thông tư 12/2017/BGTVT, khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT)

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Học bằng lái xe máy hiện nay khá phổ biến và không còn quá khó khăn. Tuy nhiên để có thể đăng ký học bằng lái xe máy thì bạn phải đảm bảo thỏa mãn những điều kiện quy định của nó. Học bằng lái xe máy tuy đơn giản nhưng nếu bạn không có đầy đủ những điều kiện cũng như thiếu sót về hồ sơ thì cũng khó mà được đăng ký học bằng lái xe máy như hiện nay.

Xem thêm:

Mặc dù học bằng lái xe máy rất phổ biến và vô cùng quan trọng nó là chiếc vè để bạn có thể an tâm hơn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng am hiểu về những thủ tục, điều kiện cũng như quy định học bằng lái xe máy. Hôm nay để giúp các bạn có thêm những thông tin bỏ ích về việc học bằng lái xe ô tô thì Trung tâm đào tạo lái xe TPHCM muốn chia sẽ với các bạn bài viết dưới đây:

1. Điều kiện học bằng lái xe máy

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2011/ TT-BGTVT ngày 31/03/2011 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 07/2009/ TT- BGTVT ngày 19/06/2009 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì hồ sơ, thủ tục của người học lái xe lần đầu lập 01 bộ gửi trực tiếp tại cơ sở đào tạo gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13;
  • Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Người dự sát hạch bằng lái xe máy phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn để kiểm tra, đối chiếu.

Hồ sơ, thủ tục để học dự sát hạch cấp giấy phép lái xe không yêu cầu phải có hộ khẩu kèm theo.

Nếu bạn đủ 18 tuổi tính theo ngày, tháng, năm ghi trên giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu và có đủ hồ sơ, thủ tục như trên bạn có thể đăng ký học, dự sát hạch lái xe mô tô hai bánh tại các cơ sở đào tạo lái xe.

Bạn sinh ngày 15/121996 thì bạn có thể dự sát hạch để cấp bằng lái xe mô tô hai bánh sau ngày 15/12/2014, tức là thời điểm bạn đủ 18 tuổi trở lên.

2. Học phí thi bằng lái xe máy là bao nhiêu?

Học phí 70.000 đồng (thông tư 44/BTC). Trong đó, học lý thuyết bằng lái xe máy 50.000 đồng, thực hành 20.000 đồng. – Lệ phí thi và cấp GPLX 100.000 đồng (thông tư 77 BTC). Trong đó, thi lý thuyết 30.000 đồng, thực hành 40.000 đồng, lệ phí cấp GPLX 30.000 đồng. – Lệ phí thi lại bằng 50% phí thi lần đầu.

Quy định về quá trình học và sát hạch

  • Thời gian học Luật giao thông 6 tiết, thực hành lái xe 4 tiết.
  • Bài thi lý thuyết là trắc nghiệm trên giấy, thời gian 15 phút. Thí sinh phải trả lời 20 câu hỏi, đúng từ 16 câu trở lên là đạt và được thi phần thực hành.
  • Trong bài thi thực hành thí sinh phải đội mũ bảo hiểm và hoàn thành bốn bài liên hoàn gồm: đi hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cầu, qua đường gồ ghề.
  • Thí sinh đạt cả hai phần thi lý thuyết bằng lái xe máy và thực hành được công nhận trúng tuyển và sẽ nhận được GPLX sau 20 ngày kể từ ngày nhận kết quả thi.

3. Nội dung học bằng lái xe máy A2

Lý thuyết:

  • Học viên được cung cấp miễn phí tài liệu học lý thuyết và đĩa CD phần mềm học Luật.
  • Trung tâm tổ chức lớp học lý thuyết vào tối T6 hàng tuần dưới sự giảng dạy của các giáo viên nhiều kinh nghiệm thi bằng a2.
  • Ngoài ra học viên nên tự học thêm qua các tài liệu nhà trường phát.
  • Khi đi học thi bằng lái xe mô tô a2, học viên nên mang theo USB để nhận file thi bằng lái a2 ở tphcm

Thực hành:

  • Sau khi đăng ký học, Trung tâm sẽ thông báo học viên ngày khai giảng để giáo viên đào tạo và hướng dẫn thực hành.
  • Học viên được học với hình thức : 1 người / 1 xe / 1 giáo viên hướng dẫn.
  • Thời gian thi bằng lái xe a2 : Linh hoạt do học viên sắp xếp.

Thi sát hạch:

  • Phần thi gồm : thi lý thuyết luật GTĐB trên máy tính và thi thực hành khóa thi bằng a2.
  • Sau khi thi đạt Phần thi Lý thuyết (đạt trên 18/20 câu) thì học viên sẽ thi sát hạch trong Sa Hình ( đạt 80/100 điểm)
  • Nếu thi đạt hết các phần thi, sau 10 ngày (không tính T7-CN) học viên sẽ được cấp bằng lái xe A2

Học Bằng Lái Xe Máy Cần Những Gì ?

Bạn hỏi: Cho em hỏi điều kiện thi bằng lái xe máy ạ? Thủ tục thi như thế nào vậy? Nếu em học năm hai đại học rồi mà chạy xe máy khi chưa có bằng thì bị phạt có nặng không? Xe này em mượn của bạn thì bạn em bị phạt không? Em cám ơn nhiều ạ!

Điều kiện thi bằng lái xe máy được quy định như thế nào

Trung Tâm Đông Dương trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về vấn điều kiện thi bằng lái xe đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều kiện thi bằng lái xe máy:

Căn cứ điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”

Đồng thời theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT:

– Về độ tuổi: Người thi bằng lái xe máy phải đủ 18 tuổi trở lên.

– Về sức khỏe: Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, thì bạn cần phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh như rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi. Cơ thể bình thường, không cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng),…v…v…

Thứ hai, thủ tục nộp hồ sơ thi:

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về hồ sơ của người học lái xe:

“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định”.

Theo đó, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo:

– Đơn đề nghị học, sát hạch theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

– Giấy khám sức khỏe.

3. mức phạt khi đi xe không có bằng lái:

Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Đối chiếu với quy định trên, trường hợp bạn điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Ngoài ra, theo Điều 78 Nghị định 146/2016/NĐ-CP thì CSGT còn có quyền tạm giữ phương tiện của bạn 07 ngày trước khi ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ tư, phạt chủ phương tiện:

Căn cứ theo điểm đ khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấyphép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sứckhỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.”

Như vậy, trường hợp của bạn thì bạn của bạn (chủ phương tiện) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ phần giải đáp về vấn đề điều kiện thi bằng lái xe. Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ  0909.828.122 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Bài viết bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ đề