Các kiểu nhà truyền thống Việt Nam

(Xây dựng) - Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, ngôi nhà Việt đã góp phần làm nên nét đặc sắc văn hoá làng xã của nền văn minh lúa nước. Trải qua những bước thăng trầm, người Việt đã sống quần tụ trong những ngôi làng. Làng là nơi hình thành, trao truyền và bảo lưu các giá trị văn hoá, những truyền thống tốt đẹp của con ngời Việt Nam. Làng được lập nên từ tập hợp các gia đình sống quần cư, mỗi gia đình sinh hoạt, sản xuất trong một khuôn viên riêng. Trong đó, không gian sống chính là những ngôi nhà truyền thống.


Ngôi nhà Việt cổ ở làng quê Bắc bộ.

Ngôi nhà Việt truyền thống nằm trong không gian chung của làng xã, vì vậy, mặc dù có kết cấu tường rào, bức vách, tạo ra sự riêng biệt ấm cúng, nhưng đồng thời cũng đảm bảo được mối quan hệ tổng thể đối với cộng đồng. Cấu trúc của ngôi nhà Việt truyền thống thường có nhiều kiểu, nhưng ta bắt gặp nhiều nhất vẫn là hai kiểu cơ bản: Cấu trúc hình thước thợ và cấu trúc hình chữ môn. Ở kiểu kết cấu thứ nhất có nhà chính và nhà phụ (nhà phụ ở đây thường là gian bếp), kiểu nhà này bắt gặp rất nhiều ở các làng xã đồng bằng Bắc bộ. Kiểu thứ hai là kết cấu nhà chính nằm ở giữa, hai bên có hai nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là gian bếp). Đây là kiểu cấu trúc của những gia đình khá giả, hoặc của các quan lại địa chủ phong kiến ngày xưa. Ngoài ra, còn có các kiểu nhà khác như kiểu nhà chữ đinh, chữ nhất, chữ công…

Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình. Nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn. Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hoặc điều kiện môi trường thiên nhiên xung quanh. Ngôi nhà được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách.

Tuy vậy, quan niệm “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo ăn sâu vào tư tưởng người Việt, nó được thể hiện qua việc sắp xếp chỗ ngủ giữa nam và nữ trong một ngôi nhà. Thường thì chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ (chỉ khi chết, người phụ nữ mới được đưa ra gian ngoài để làm lễ nhập quan). Gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Có nhiều nhà gian chính được trang trí với các mô típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng gỗ hết sức khéo léo và tinh vi. Những mảng chạm khắc này thể hiện tín ngưỡng, cũng như những ước mơ của người Việt ở trong ngôi nhà của mình.


Ban thờ, khu vực tâm linh chính của ngôi nhà Việt cổ.

Phần được chú ý và quan tâm nhiều hơn cả chính là bàn thờ (còn gọi là ban thờ). Bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, chung quanh được trang hoàng các bức hoành phi câu đối bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm. Nếu chủ nhà ít có điều kiện về kinh tế, thì bàn thờ cũng phải là nơi trang trọng nhất để thờ cúng gia tiên. Ở những gia đình mà chủ nhà là trưởng chi, hoặc trưởng tộc thì bàn thờ được bài trí đầy đủ hơn với long ngai, bài vị…Đây cũng là một nét tín ngưỡng đặc sắc của người Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

Trong ngôi nhà Việt truyền thống, thường thì tam, tứ đại đồng đường (ba, bốn thế hệ cùng chung sống). Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc hàng trăm năm tuổi và được truyền từ đời này sang đời khác. Với quan niệm là một trong ba việc hệ trọng nhất của đời người (dựng nhà, cưới vợ, tậu trâu) nên việc làm một ngôi nhà hết sức được người Việt quan tâm. Bắt đầu từ mời thầy địa lý xem hướng đất, xem ngày lành tháng tốt, so tuổi, đến việc chọn các vật liệu có tính bền vững để làm bộ khung cho ngôi nhà của mình. Vì vậy, có thể nói ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức và tín ngưỡng. Từ nguyên vật liệu có sẵn như gỗ, tre, đất cát ở từng địa phương, những người thợ tài hoa đã khéo léo tạo nên bộ xương của ngôi nhà bằng hệ thống mộng ăn khớp chắc chắn với nhau như mộng én, mộng đuôi cá…Tường nhà có thể bằng gỗ, xây bằng gạch, xếp bằng đá ong như ở Sơn Tây hoặc bằng bùn đất trộn nhuyễn với rơm trát lên với các hệ thống cửa “bức bàn” hay “cửa phố”. Mái nhà thường được lợp ngói âm dương với mái dốc thuần tuý, không trang trí cầu kỳ. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, tạo sự khiêm nhường, giản dị cho hình thức bên ngoài của mỗi gia đình.


Kiến trúc ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)

Bao quanh ngôi nhà là các công trình khác như giếng nước, sân phơi, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, ao thả cá, vườn tược, hàng rào và cổng. Người nông dân đã biết bố cục trong khuôn viên của gia đình mình thành một chuỗi khép kín sinh hoạt cơ bản. Nghĩa là họ đã biết khai thác về mặt sinh thái để tự cung cấp ổn định cuộc sống gia đình, hài hoà với môi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung.

Ẩn chứa trong vẻ mộc mạc, giản dị của ngôi nhà Việt là cả những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời. Là nơi ghi dấu trong tâm thức người Việt những kỷ niệm vui buồn, nơi diễn ra quá trình luân hồi sinh - lão - bệnh - tử của một kiếp người. Chính vì vậy, ngôi nhà luôn là nơi để mọi người Việt tụ về với vong hồn ngàn năm tổ tiên của họ. Những ngôi nhà như vậy đã góp phần làm nên nét đặc sắc văn hoá làng xã của nền văn minh lúa nước.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cũng như những giá trị truyền thống khác, nét đặc sắc trong ngôi nhà người Việt đang dần mai một. Tuy không còn nhiều, song những ngôi nhà Việt truyền thống còn sót lại ở nhiều vùng miền là những tài sản quý báu của nền văn hoá dân tộc. Nó thể hiện sự sáng tạo khéo léo, tài hoa, cũng như kết tinh từ những mơ ước, tín ngưỡng ngàn đời của cha ông chúng ta. 

Nguyễn Anh Tuấn

Theo

Link gốc:

Đời sống con người ngày càng phát triển và tiện nghi hơn. Kéo theo đó là nhiều mẫu nhà hiện đại ra đời, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cư dân. Tuy nhiên, giữa bối cảnh hội nhập rộng rãi như hiện nay, nhà sàn vẫn là một nét văn hóa đặc sắc và được giữ gìn qua nhiều thế hệ ở Việt Nam. Vậy, kiểu nhà này có những đặc điểm và kiến trúc như thế nào? 

Nhà sàn là kiểu nhà như thế nào?

Nhà sàn là những ngôi nhà được xây lên phía trên các cột, có mái che và dùng để ở. Các cột sẽ được đóng cọc chắc chắn trên mặt đất hay mặt nước với độ cao nhất định.

Tùy vào đặc điểm của từng nơi, từng dân tộc mà sẽ có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên, đều có một số nét chung về đặc điểm, chức năng, kiến trúc và vật liệu xây dựng.

Đặc điểm

Kiểu nhà đặc biệt này đã bắt đầu xuất hiện từ thời đại Đá mới. Tại Việt Nam, nó bắt đầu ra đời vào thời kỳ Đông Sơn và tồn tại đến ngày nay. 

Nhà sàn thích hợp với những nơi có địa hình phức tạp như miền núi, đầm lầy hoặc sông suối. Trên thực tế, đây là những ngôi nhà được xây dựng từ các vật liệu có sẵn trong tự nhiên của các tộc người miền núi. Nhà được xây dựng cao hơn so với mặt đất từ 2-3m hoặc thấp hơn để tránh thú dữ. Bên cạnh đó, còn để  đối phó với những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

Nhà sàn đẹp

Chức năng

Những công trình nhà ở xây cao này có nhiều chức năng phong phú, cụ thể:

  • Là không gian sinh hoạt, nơi ở và che nắng, che mưa cho con người.
  • Đối phó với hiện tượng ngập lũ ở cả đồng bằng và miền núi.
  • Tránh thú dữ và ngăn chặn các loại côn trùng như ruồi, muỗi, rắn rết,…
  • Là không gian tiến hành các tập tục hoặc nghi lễ của mỗi dân tộc. Nổi bật nhất là chức năng tổ chức lễ hội để truyền lại văn hóa cho các thế hệ sau.
  • Là không gian sinh hoạt cộng đồng của một buôn làng. Già làng sẽ tập hợp các cư dân trong buôn làng tại đây để thông báo những điều quan  trọng.
  • Là nơi lưu trữ các hiện vật truyền thống của buôn làng hay dân tộc. Đó là thể là các nhạc cụ (cồng, chiêng, trống đồng), sinh vật để dâng tế hoặc các vật tặng thưởng, giấy khen.

Đặc trưng về kiến trúc

Kiến trúc nhà sàn ngày nay rất đa dạng và ngày càng có sự cải tiến theo hướng hiện đại. Nhưng nhìn chung vẫn có những đặc trưng kiến trúc nhất định. Ngôi nhà thường được xây dựng trên các cột với thiết kế chắc chắn theo một tỷ lệ hợp lý. Phía bên hông nhà sẽ có cầu thang (1-2 cầu thang) tùy vào nhu cầu sử dụng.

Nhà có hai cửa đối xứng, không gian chia làm nhiều phần. Bao gồm: hàng ba, hai thông hành, chỗ trung tâm và các buồng phía trong. Khu vực hàng ba sẽ có hai cửa sổ và ba chắn để ngăn cách giữa buồng với gian chính. Ngoài ra, phần mái thường có độ dốc lớn theo dạng từ 2, 3 hoặc 4 mái.

>> Xem thêm: Nhà chòi: đặc điểm, phân loại và kiến trúc đặc trưng.

Nguyên vật liệu xây dựng

Người dân thường sử dụng những loại vật liệu đơn sơ và có sẵn trong tự nhiên để xây dựng. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là các loại gỗ, tre (tre luồng, tre hóp đá) hoặc cây song, mây,… Những vật liệu này đều có thể khai thác và tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới.

Nhà sàn gỗ lợp mái lá

Phần mái của ngôi nhà cũng được làm từ những vật liệu khác nhau tùy vào điều kiện tự nhiên và đặc trưng ở mỗi khu vực. Nhưng thường thấy nhất là mái làm bằng lá gồi, lá cỏ tranh hoặc lá ngói âm dương.

Hiện nay, để bảo vệ nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên và sự thiếu hụt về các nguyên liệu kể trên nên nhiều người đã chuyển sang sử dụng bê tông, cốt thép để xây dựng. Như vậy cũng giúp đảm bảo được độ bền chắc và tiết kiệm chi phí cho gia chủ.

Phân loại nhà sàn theo vùng miền

Mỗi vùng miền sẽ có những điều kiện tự nhiên và văn hóa khác nhau. Do vậy, đặc trưng nhà sàn cũng có nhiều điểm khác biệt.

Nhà sàn Bác Hồ

Nhà sàn Tây Bắc

Kiểu nhà xây trên cọc ở Tây Bắc đặc trưng nhất là những ngôi nhà của người dân tộc Tày và Thái.

Dân tộc Tày

Số cột nhà không được là số lẻ và phải là số nằm trong khoảng từ 24 đến 38. Phần mái sẽ được đan từ vật liệu lá cọ và thường có hai mái. Đặc biệt, cầu thang đi lên phải được xây theo hướng Đông hoặc hướng Nam.

Về cấu trúc bên trong, gian nhà được chia làm nhiều gian (4-7 gian) và gồm hai phần chủ đạo: phòng khách và khu vực sinh hoạt của gia đình. Tại phòng khách, bàn thờ ông bà tổ tiên được đặt chính giữa và cao hơn.

Như vậy sẽ thể hiện được sự tôn nghiêm và lòng biết ơn của con cháu. Phòng bên trái của ngôi nhà dành cho những đôi vợ chồng son (nếu có). Còn bên phải là không gian sinh hoạt của con cái. Phần còn lại là nơi ở dành cho người cao tuổi, ông bà.

Dân tộc Thái

Người dân tộc Thái làm nhà với 100% nguyên liệu khai thác được từ tự nhiên. Trong đó, vật liệu chính sẽ là gỗ, mây, tre, nứa hoặc cỏ tranh. Đặc trưng là các ngôi nhà thường được thiết kế và thi công theo hình dạng của sông, núi hay cánh đồng. Nhưng hầu hết đều được xây dựng theo hướng tựa lưng vào núi và cửa nhà quay ra phía thung lũng.

Nhà có hai cầu thang: một lối để nữ đi và một lối cho nam. Người Thái quan niệm số chẵn là số chết, mang đến nhiều xui xẻo. Vì thế, số gian nhà đều là số lẻ và tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu ở từng gia đình.

Mặc dù cùng là dân tộc Thái nhưng phần mái nhà của người Thái đen và Thái Trắng lại có sự khác nhau. Mái nhà của người Thái Trắng thường có hình mai rùa với nguyên tắc 4 mái. Còn người Thái đen lại ưa chuộng kiểu mái khau cút. Đây là cụm từ để chỉ đôi sừng bị cụt của con trâu và là biểu tượng linh thiêng của người dân địa phương.

>> Tham khảo: Nhà sàn Tây Bắc có những đặc điểm, chức năng và kiến trúc đặc trưng gì?

Nhà sàn Tây Nguyên

Tại Tây Nguyên, nhà sàn thường được xây theo hướng Bắc – Nam. Bởi như vậy sẽ giúp ngôi nhà đón gió mát và tránh nắng hắt lại khi chiều xuống. Các cột nhà được làm từ cây nguyên khối với chiều rộng từ 30 – 40 cm. Chúng được xếp chồng lên nhau hoặc ghép lại một cách chắc chắn, tạo nên cấu trúc vững chãi cho ngôi nhà.

Nhà có từ 3-7 gian, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình nhiều thế hệ đặc trưng ở đây. Chiều rộng nhà chủ yếu nằm trong khoảng 5.6-7m và chiều dài tầm 3m.

Giống như các cột trong nhà, cầu thang cũng được làm từ gỗ nguyên khối và đẽo thủ công bằng tay. Cầu thang có bảy bậc và cả hai bên đều được tạo khắc những biểu tượng thiêng liêng theo phong tục.

Bên phải được khắc hình con rùa để cầu mong sự trường tồn, vĩnh cửu. Bên phải chạm khắc hình trăng khuyết cùng đôi bầu vú, thể hiện cho tình thương yêu và sự nuôi dưỡng.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm, chức năng và kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên.

Nhà sàn Nam Bộ

Kiến trúc nhà miền Nam Bộ thường hướng ra sông do việc đi lại của người dân chủ yếu là trên sông nước. Đặc biệt, nhà được xây dựng trên mặt nước ở sông, kênh hay bờ ruộng ngập.

Nhà có diện tích rộng với phần gian chính đặt bàn thờ gia tiên và hai bên thông hành. Ở phòng khách, hầu hết mọi người đều ngồi trên chiếu thay vì bàn ghế. Phía trước các gian buồng sẽ có rèm che, tạo không gian riêng tư cho phụ nữ. Do đó, đàn ông sẽ không được phép tùy tiện ra vào, nhất là những vị khách đến chơi.

Một trong những điểm nổi bật chính là kiến trúc nghệ thuật của ngôi nhà. Trên các khung cửa và lan can đều được trang trí bằng những họa tiết chạm khắc tỉ mỉ, công phu. Đó có thể là hình chim muông, hoa lá hoặc các yếu tố khác trong tự nhiên được thể hiện với đường nét tinh xảo, cầu kỳ.

Phân loại nhà sàn theo kiến trúc

Không chỉ phân loại theo vùng miền mà nhà sàn còn được phân biệt theo kiến trúc. Phổ biến là các ngôi nhà theo hai hướng: truyền thống dân tộc và hiện đại.

Nhà sàn dân tộc

Đặc trưng của kiểu nhà truyền thống là sử dụng vật liệu xây dựng hoàn toàn từ tự nhiên. Vật liệu được nhiều người ưa chuộng nhất vẫn là gỗ nhờ sự đa dạng của các loại gỗ cũng như những ưu điểm về độ bền và màu sắc tự nhiên. Phần mái chủ yếu được phủ lá, tạo sự thoáng mát cho ngôi nhà.

Nhà thường có ba gian và gian giữa (phòng khách) là khu vực rộng rãi nhất. Hai bên là những buồng sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Nhiều gia đình còn có phần hầm phía dưới nhà được tận dụng làm nơi chứa lương thực, nông cụ,…

Nhà sàn cổ

Nhà sàn hiện đại

Khác với nét truyền thống, kiểu nhà hiện đại không chỉ sử dụng những nguyên liệu từ tự nhiên mà còn dùng bê tông, cốt thép,… Điều này giúp tăng tuổi thọ và chất lượng của ngôi nhà. Đồng thời, giảm tình trạng khai thác rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường.

Các kiểu nhà hiện đại thường có sự cách tân về nội thất để tăng thêm sự sang trọng, tinh tế cho ngôi nhà. Tuy nhiên, một số chi tiết về kiến trúc hoặc các gian nhà vẫn giữ được nét truyền thống.

Nhà sàn hiện đại

Phân loại nhà sàn theo nguyên liệu

Ngoài hai cách phân loại trên, nhiều người còn chia nhà sàn theo nguyên vật liệu xây dựng. Dưới đây là một số loại nhà tiêu biểu.

Nhà sàn gỗ

Đây là một trong những loại nhà sàn thông dụng nhất hiện nay. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn đối với những mẫu nhà này. Ví dụ như nhà truyền thống với mái lá, nhà hiện đại với cửa kính rộng, nhà ba gian với khung cột cao, nhà kiểu mái Thái,…

Đặc điểm chính của loại nhà này chính là vật liệu từ gỗ. Hầu như toàn bộ cấu trúc nhà từ các cột, đòn đỡ, cho tới cầu thang, cửa sổ,… đều được xây dựng bằng gỗ.

Ngoài ra, trên các cột, lan can hay cầu thang sẽ có những họa tiết tinh tế được chạm khắc. Từ đó, tạo nên nét đẹp truyền thống cũng như chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc.

Nhà sàn gỗ

Nhà sàn tre

Tre là loại vật liệu truyền thống có nguồn gốc từ tự nhiên. Tre cũng đã gắn bó với con người Việt Nam từ ngàn đời nay trong công cuộc xây dựng nhà cửa. Những ngôi nhà làm từ tre được nhiều kiến trúc sư đánh giá là có độ bền và cứng cáp tương đương với nhà gỗ.

Nhà sàn tre không chỉ chắc chắn mà còn phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Vật liệu này có khả năng cách nhiệt rất hiệu quả, giúp người dân chống nóng tốt.

Với hình dáng nhỏ gọn cùng khả năng chịu lực tốt, tre được ứng dụng linh hoạt trong xây dựng các công trình nhà ở. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ cùng các vật liệu hiện đại hơn nên loại nhà ở bằng tre cũng dần xuất hiện ít đi.

>> Xem thêm: Nhà tre là kiểu nhà gì? Tổng hợp những mẫu nhà tre trúc đơn giản độc đáo.

Nhà sàn bê tông

Việc sử dụng vật liệu là bê tông cho phép sáng tạo nhiều phong cách thiết kế và có tính thẩm mỹ cao. Bạn có thể xây kiểu nhà này theo hướng biệt thự hoặc kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại.

Các vật liệu xây dựng nhà cũng có sự thay đổi. Các cột, trụ, sàn hay đòn đỡ trước đây phần lớn được làm từ gỗ thì nay đổi thành bê tông cốt thép. Phần vách và tường ngăn không còn là những nguyên liệu tre trúc.

Thay vào đó là các loại gạch và gạch men. Ngoài ra, phần mái cũng có sự cách tân theo hướng hiện đại khi gia chủ sử dụng mái ngói, mái tôn hoặc mái làm từ bê tông.

Kiểu nhà này ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ ưu điểm về sự vững chãi và khả năng chịu lực tốt. Việc đối phó với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như bão, lũ,… cũng xuất sắc hơn nhiều.

Nhà sàn bằng sắt

Sắt, thép ngày nay đều là những loại vật liệu quen thuộc với mọi người. Các vật liệu này cũng được nhiều gia đình lựa chọn và còn có khả năng thay thế bê tông cốt thép trong tương lai.

Kết cấu chính của ngôi nhà được dựng bằng sắt thép. Từ các cột, sàn cho đến toàn bộ khung đều sẽ được tạo nên từ chúng. Không chỉ kiên cố, chắc chắn mà những mẫu nhà kiểu này cũng rất đẹp mắt. Ngoài ra, nó còn giúp gia chủ thi công nhanh chóng, giảm chi phí xây dựng nhờ kết cấu gọn nhẹ và dễ dàng cơi nới, cải tạo công trình nếu muốn.

Lời kết 

Nhà sàn là một trong những kiểu nhà truyền thống đặc sắc ở nước ta. Ngày nay, đời sống đã có nhiều thay đổi, nhà ở cũng được cải tạo theo hướng hiện đại hơn. Thế nhưng kiểu nhà này vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng miền hoặc trong các khu du lịch, nghỉ dưỡng. Điều đó đã góp phần lan tỏa cũng như quảng bá những giá trị văn hóa của dân tộc. Hy vọng qua bài viết này của Tre Trúc Thái Dương, các bạn đã hiểu hơn về các loại kiến trúc nhà sàn dân tộc tại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ đề