Các tác giả nữ của văn học trung đại

Chuyện người con gái Nam Xương. 16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương”

TT

Tên đoạn trích

Tên tác giả

Nội dung chủ yếu

Nghệ thuật chủ yếu

1

Chuyện người con gái Nam Xương

16 trong 20 truyện truyền kỳ mạn lục. Mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương”

Nguyễn Dữ

(TK16)

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

- Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.

- Truyện truyền kỳ viết bằng chữ Hán.

- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.

2

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu TK XIX)

Phạm Đình Hổ (TK 18) Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phogn kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động.
3

Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống trí

Phản ánh giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPKVN cuối TK XVIII

Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du TK 18) - Hình ảnh anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789.

- Sự thảm hại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.

- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán.

- Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.

4

Truyện Kiều

Đầu TK XIX. Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Trung Quốc

Nguyễn Du (TK 18-19) Cuộc đời và tính cách Nguyễn Du, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử văn học Việt Nam. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Truyện thơ Nôm, lục bát.

- Tóm tắt nội dung cốt chuyện, sơ lược giá trị nội dung và nghệ thuật (SGK)

a

Chị em Thuý Kiều

Nguyễn Du (TK 18-19) Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều. Vẻ đẹp toàn bích của những thiếu nữ phong kiến. Qua đó dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

- Thể hiện cảm hứng nhân văn văn Nguyễn Du

Nghệ thuật ước lệ cổ điển lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.
b

Cảnh ngày xuân

Nguyễn Du (TK 18-19)

Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
c

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nguyễn Du (TK 18-19)

Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của Thuý Kiều - Miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.

d

Mã Giám Sinh mua Kiều

Nguyễn Du (TK 18-19)

- Bóc trần bản chất con buôn xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh.

- Hoàn cảnh đáng thương của Thuý Kiều trong cơn gia biến.

- Tố cáo xã hội phong kiến, chà đạp lên sắc tài, nhân phẩm của người phụ nữ.

Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật (Mã Giám Sinh).
5

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu (TK19)

- Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp, vai trò của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học VN.

- Tóm tắt cốt chuyện LVT.

- Khát vọng hành đạo giúp đời sống của tác giả, khắc hoạ những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật : LVT tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa, khinh tài ; KNN hiền hậu, nết na, ân tình.

- Là truyền thơ Nôm, một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc Nam Bộ.

 

Lục Vân Tiên gặp nạn

Nguyễn Đình Chiểu (TK 19)

- Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.

- Thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với nhân dân lao động.

- Nghệ thuật kể chuyện kết hợp với tả nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, lời thơ giàu cảm xúc, bình dị, dân dã, giàu màu sắc Nam Bộ.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

” Hình tượng người phụ nữ là đề tài tiêu biểu được đề cập nhiều trong văn học trung đại Việt Nam. Trong giai đoạn này, người phụ nữ là đối tượng bị coi thường và áp bức nặng nề trong xã hội phong kiến lạc hậu. Họ bị bủa vây bởi những tập tục, những định kiến khắt khe của lễ giáo phong kiến, họ phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, bị chà đạp, lăng mạ, sỉ nhục…”

Sơ lược về Văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại lấy văn học dân gian làm nền tảng: Khi nền văn học Việt Nam mới ra đời, các tác giả đều hướng về cội nguồn, khai thác văn học dân gian, lấy văn học dân gian là cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết. Văn học trung đại trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trải dài từ thế kỉ X đến nửa cuối thế kỉ XIX.

Trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX,  chế độ phong kiến ở nước ta khủng hoảng trầm trọng, bộ máy chính quyền chuyên chế đang trong giai đoạn sâu mọt và mục rỗng. Nhân dân bị bóc lột và áp bức nặng nề, nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi, mâu thuẫn giữa nhân dân và tâng lớp thống trị ngày càng sâu sắc. Và giữa cái tình trạng khủng hoảng ấy, một trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa được nảy sinh ra và phát triển đạt đến độ rực rỡ nhất.

Các tác giả nữ của văn học trung đại
Hình ảnh người phụ nữ được đề cập phổ

Văn học trong giai đoạn này gắn liền với những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, tố cáo chiến tranh phong kiến và sự thối nát của chính quyền, tố cáo tội ác tàn độc của giai cấp thống trị, phơi bày những nỗi khổ, lầm than của nhân dân lao động bị áp bức, đồng thời lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ. Đặc biệt trong giai đoạn này, lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ được đề cập phổ biến trong nhiều tác phẩm văn học.

Người phụ nữ – hiện thân của cái đẹp

Có thể nói, người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp. Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại mang vẻ đẹp ở cả ngoại hình lẫn tài năng và nhân cách. Họ “đẹp người lẫn đẹp nết”.

Đọc truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ta thấy được nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ có “ tư dung tốt đẹp”. Nguyễn Dữ không đặc tả rõ nét nhưng ta có thể hình dung ra vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ chất phác… Nàng có những phẩm chất tốt đẹp theo chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam. Nàng “thùy mị nết na”, luôn chú trọng “giữ gìn khuôn phép” trong đạo vợ chồng để giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.

Nhắc đến cái đẹp thì không thể không nhắc đến chị em Thúy Vân , Thúy Kiều trong kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, với vẻ ngoài xinh đẹp tuyệt trần “khuôn trăng đầy đặn, nét ngàu nở nang”, “sắc sảo mặn mà” cùng sự thông minh “mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Ở đây Nguyễn Du sử dụng vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên để tôn lên vẻ đẹp “nghiên nước nghiên thành” của chị em Thúy Kiều. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp sắc sảo về ngoại hình lẫn sự thông minh, nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du còn toát lên tài năng: cầm, kì, thi, họa. Nàng Kiều quả thật là một tuyệt sắc giai nhân, đồng thời là một đứa con có hiếu cùng tấm lòng vị tha bao dung cao cả.

Các tác giả nữ của văn học trung đại
Vẻ đẹp của Thúy Kiều

Khác với các nhà thơ khác, Hồ Xuân Hương đã hóa thân mình thành nhân vật trữ tình trong bài “Bánh trôi nước” để thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, giản mà trắng trẻo, đầy đặn, tròn trịa, căng tràn sức sống mặc cho số phận đưa đẩy “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” của người phụ nữ phong kiến. Trong cái xã hội “trọng nam khinh nữ” lúc bấy giờ, “bà chúa thơ Nôm” đã không ngần ngại khẳng định tài năng và trí tuệ hơn người của mình nói riêng và người phụ nữ nói chung.

Không chỉ dừng lại ở các tác phẩm trên, vẻ đẹp của người phụ nữ còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm); Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều); Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu)…

Người phụ nữ – hiện thân của những số phận bất hạnh, bi thương

Người xưa có câu “hồng nhan thì bạc mệnh”. Quả thật, tuy xinh đẹp, tài năng, tốt đẹp là thế, nhưng tiếc thay, những người phụ nữ ấy lại sống trong một xã hội phong kiến thối nát với bộ máy chính quyền mục rỗng. Những tập quán, chế độ, quan niệm lạc hậu đã vùi dập số phận của họ. Những con người thấp cổ bé họng ấy bị chèn ép, đối xử bất công, họ không được làm chủ chính cuộc sống của mình mà phải sống cuộc sống lênh đênh “ba chìm bảy nổi”.

Những người phụ nữ lúc bấy giờ chính là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền. Hồ Xuân Hương cay đắng trong thân phận vợ lẽ, không được lựa chọn hạnh phúc trọn vẹn cho riêng mình (Tự tình, Làm lẽ). Người chồng độc đoán, đa nghi, ghen tuông vô cớ mà không chịu nghe đến lời giải thích của vợ đã khiến Vũ Nương – một người vợ một mực thương chồng yêu con, một lòng hướng về gia đình phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để tự vẫn. Thúy Kiều phải ngậm ngùi chịu cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”…

Và xót xa hơn, họ còn là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa đang diễn ra lúc bấy giờ. Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên, một cô gái thủy chung son sắt, một tấm lòng trọng nghĩa, hiền thục bị cường quyền hãm hại phải đi cống giặc Ô Qua, đến đỗi nàng phải trầm mình tự vẫn. Chính chiến tranh đã chia cắt đôi vợ chồng trẻ Vũ Nương – Trương Sinh, là nguyên nhân gián tiếp gây nên bi kịch đau thương trong cuộc đời Vũ Nương. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến bao gia đình li tán, khiến người vợ xa chồng ôm trong mình nỗi nhớ khôn nguôi ngày đêm trông ngóng chồng (Chinh phụ ngâm).

Các tác giả nữ của văn học trung đại
Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa

Những người phụ nữ xuất hiện trong các tác phẩm Văn học trung đại đều là những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn với những phẩm chất đáng quý song cũng là những số phận bất hạnh, bị thương bị xã hội phong kiến thối nát chèn ép, chà đạp. Các nhà thơ, nhà văn lúc bấy giờ đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc đối với những nỗi thống khổ, bất hạnh và số phận đầy bi kịch của họ. Qua đó, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo cướp đi quyền sống và đẩy con người đến bước đường cùng. Hơn thế nữa, các tác giả đã khẳng định khát vọng sống và hạnh phúc của con người nói chung và ngươi phụ nữ nói riêng. Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc trong các tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam.

Xem thêm các bài viết khác của chuyenvan.vn