Cách bảo quản chả giò được lâu

Nem rán (chả giò) là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt khắp mọi vùng miền.

Tuy nhiên cách chế biến của món này khá cầu kỳ và mất nhiều thời gian. Nếu như bữa ăn nào cũng phải băm nhân, gói nem và chiên vàng thì chắc chắn các bà nội trợ sẽ chẳng còn thời gian cho công việc khác.

Vì vậy để có thể gói cả trăm chiếc nem một lúc và bảo quản nem trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần trong các ngày Tết để tiết kiệm thời gian thì bạn cũng cần phải có một số mẹo.

1. Chọn bánh đa nem (bánh tráng)

Nên chọn loại bánh đa nem (bánh tráng) gói nhỏ và nhiều lớp thì vỏ sẽ giòn và ngon. Gói bằng bánh đa nem mỏng mà to và ít lớp thì nem khó giòn, dễ bị ỉu còn gói bằng vỏ dày thì khi ăn dễ bị cứng.

Khi gói nem bạn còn có thể cho thêm nước hàng và giấm vào tô nước nhúng bánh tráng, sử dụng bông sạch nhúng rồi thoa đều như thế để bánh giòn và vàng đều đẹp hơn. Ngoài ra khi gói bạn nên cuộn một bên mép bánh tráng vào rồi mới đặt nhân lên và cuốn.

2. Trộn nhân

Mọi người thường thái sợi cà rốt, su hào thành một cỡ đồng nhất với nhau. Cách này giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian nhưng nếu có thể thì hãy xắt cà rốt, su hào hoặc mộc nhĩ thành hai cỡ khác nhau.

Trong đó có một số sợi hoặc là miếng to hơn để khi rán xong rồi thì những miếng này khi ăn vẫn còn giòn và ngọt, bạn sẽ cảm nhận thấy rõ vị ngọt của các loại nguyên liệu này. Tuy nhiên cũng chú ý đừng để nhiều miếng to quá, nem lổn nhổn khó ăn sẽ làm mất ngon.

Cho số lượng trứng vừa đủ để nhân không bị khô hoặc quá ướt (Ảnh Niềm Đam Mê)

Một trong những điều khiến nhiều mọi người cảm thấy khó khăn với việc làm nem đó là khi nguyên liệu ra nước. Để tránh cho tình trạng này bạn cần phải chú ý khi trộn nguyền liệu nên trộn đều, nhẹ nhàng và tuyệt đối không bóp.

Cho số lượng trứng vừa đủ để nhân không bị khô hoặc là ướt quá. Nếu nhân khô, nem sẽ không ngon và mất đi độ mềm cần thiết của nhân. Nếu nhân ướt quá, khi rán chả giò cũng rất dễ bị bục vỏ bên ngoài.

3. Cuốn nem

Khi gói nem các bạn lưu ý không cuốn quá chặt tay, điều này sẽ khiến lúc rán nem nhân bên trong nở ra một chút là bánh sẽ bị rách, nhân sẽ lộ ra ngoài và mất thẩm mĩ. Chỉ cuốn nem vừa phải, có thể hơi lỏng tay một chút là được.

Không nên cuốn nem quá chặt tay (Ảnh Ẩm Thực 24h)

4. Bảo quản nem trong ngăn đá

Có hai cách bảo quản nem là trữ đông nem sống hoặc đã rán sơ. Tuy nhiên, dù chọn cách nào thì bạn cũng không nên cho trứng vào nhân nem để bánh đa không bị vỡ khi bảo quản hoặc là có thể để lâu hơn khi trữ đông.

Nếu dùng phương pháp rán sơ qua rồi đem trữ đông thì bạn nên rán ở lửa nhỏ để nem có thể chín đều. Trước khi ăn chỉ cần cho vào chảo dầu sôi già, chao qua là nem đã vàng ruộm, giòn tan.

Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh khi cho dầu vào chảo. Mẹo này sẽ khiến cho mỡ đỡ bị bắn khi rán và vỏ nem sẽ giòn hơn.

Không nên cho trứng vào nhân nem trữ đông (Ảnh Báo Đất Việt)

Trước khi rán nên để đĩa nem vào tủ lạnh khoảng 15-20 phút cho nem khô và khi rán nem sẽ giòn hơn.

Để cho nem sau khi rã đông đem rán lên màu đều đẹp, bạn có thể phết một ít bia hoặc là giấm lên bánh đa trước khi gói nhân. Bạn cũng có thể hòa nước hàng rồi sau đó phết đều lên thân nem sống vừa cuốn.

Khi cho nem vào hộp dể trữ đông, bạn cũng không nên xếp nem quá chặt để nem không bị vỡ khi rã đông. Xếp nem thành từng lượt vào trong hộp bảo quản hợp vệ sinh và được đậy kín. Chú ý là mỗi lượt nên lót nilon để nem không dính vào nhau.

Nem đã rán sơ thì có thể bảo quản trong 2 tuần kể từ ngày làm. Nếu xào nhân chín rồi mới cuốn thì nem khi cấp đông có thể bảo quản được từ 6 – 8 tháng.

5. Chiên nem đông lạnh

Đặc biệt, theo các chuyên gia nấu ăn, khi sử dụng nem đã cấp đông thì không cần phải xả đá nem đã bảo quản mà lấy từng lượt nem ra, thả ngay vào dầu nóng già và rán chín.

Dầu phải thật nóng già thì mới thả nem vào rán (Ảnh Tuyển tập hay)

Lưu ý, phải rán nem trong dầu nóng già vì khi thả nem dạng đông đá vào rán, nhiệt độ của dầu sẽ bị hạ xuống rất nhanh.

Nếu không duy trì dầu ở nhiệt độ nóng già thì nem sẽ có hiện tượng mà chuyên môn gọi là “luộc trong chất béo” làm nem rất dễ bị vỡ mất lớp vỏ, nhân rơi ra ngoài và gây cháy chất béo ảnh hưởng đến thành phẩm của món ăn.

Thời gian rán rất nhanh, chủ yếu là để làm chín phần vỏ vì phần nhân nem đã được làm chín một lần rồi.

Vào những ngày lễ Tết, ngoài những đòn bánh tét, bánh chưng thì chả lụa (giò lụa) là món ăn khó thể vắng mặt trong các bữa cơm gia đình Việt. Chả lụa có hương vị thơm ngon, vừa miệng và dễ dùng. Vì thế hãy cùng bTaskee tìm hiểu cách bảo quản chả lụa chuẩn nhất để sử dụng được lâu ngày.

Cách bảo quản chả lụa trong tủ lạnh

Chả lụa còn có tên gọi khác là giò lụa, là món ăn truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết và ngày cúng giỗ. Nguyên liệu chính tạo ra món ăn ngon này là thịt nạc xay nhuyễn, nước mắm ngon, tiêu và được gói bằng lá chuối tươi.

Vì chả lụa được làm từ nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo quản nên thời gian sử dụng khá ngắn, thích hợp để ăn liền hơn.

Chả lụa nguyên cây và đã bị cắt

Ngăn mát tủ lạnh là nơi có điều kiện lý tưởng để bảo quản chả lụa an toàn trong khoảng 7-10 ngày. Đối với chả lụa còn nguyên cây, bạn chỉ cần đặt nó ở một góc trong tủ lạnh, tránh để gần các loại thực phẩm sống có mùi khác. 

Khi chả lụa đã được cắt, bạn cần lên xếp lá lên lại bề mặt vết cắt, dùng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm gói kín phần chả còn lại để bảo quản. Chả lụa được gói kín sẽ tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn gây ôi thiu và tránh nhiễm khuẩn chéo.

Cách bảo quản chả lụa trong ngăn đông tủ lạnh

Vào những ngày Tết các gia đình thường tự làm chả lụa tại nhà để dùng dần và biếu họ hàng. Vì vậy, nếu muốn dùng lâu hơn 10 ngày thì bạn nên bảo quản chả giò trong ngăn đông tủ lạnh.

Cách bảo quản chả giò trong ngăn đá không làm thay đổi nhiều về mùi vị và độ ngon sau rã đông. Để tiện lợi hơn mỗi khi dùng, bạn nên cắt chả giò thành các khoanh nhỏ để lấy ra và sử dụng vừa đủ.

Để rã đông chả lụa bạn nên lấy chúng ra và để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 giờ trước khi dùng. Chả bớt lạnh ăn sẽ ngon hơn và có mùi vị rõ ràng hơn. Bạn cũng có thể luộc sơ qua hoặc xào lại chả lụa để thưởng thức.

Chả lụa cắt khoanh mỏng

Khi gia đình bạn muốn dùng chả lụa mới mà bạn lại không có thời gian để ra ngoài hãy sử dụng dịch vụ đi chợ hộ bTaskee. Chỉ mất 60 giây đặt lịch qua ứng dụng, các chị cộng tác viên sẽ đi chợ giúp bạn theo yêu cầu, thực phẩm luôn đảo bảo tươi ngon.

Tải ngay app bTaskee tại đây

Cách bảo quản chả lụa khi không có tủ lạnh

Vớt chả lụa để ráo nước

Làm cách nào để bảo quản chả lụa khi không có tủ lạnh? Liệu chả lụa có bị hư, ôi thiu khi để ở ngoài không khí? bTaskee sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Chả lụa là món ăn truyền thống lâu đời nên ông bà ta đã có cách bảo quản không cần tủ lạnh rất hiệu quả mà không phải bây giờ ai cũng biết. Có 3 cách giữ chả lụa luôn thơm ngon như sau:

Cách 1: Bảo quản chả trong xoong nồi đậy kín

Chả lụa sau khi được luộc chín thì để ráo nước rồi cho vào nồi sạch đậy kín nắp vung. Sau đó ngâm nồi đựng chả vào thau nước lạnh sao cho mực nước cách miệng nồi từ 5-10cm. Đây được xem như “chiếc tủ lạnh không năng lượng” để bảo quản chả lụa tươi ngon trong nhiều ngày.

Cách 2: Treo chả lụa ở nhiệt độ phòng.

Chả lụa được buộc dây để treo ở nhiệt độ phòng

Cây chả lụa được xối qua nước lã sau khi được luộc chín. Xếp chúng thành từng lớp rồi dùng vật nặng để ép nước ra ngoài. Và cuối cùng bạn chỉ cần buộc cây giò lụa vào dây treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm là được. 

Nhiệt độ phòng ở khoảng dưới 27 độ C sẽ giữ được chả giò lâu hỏng nhất. Trong thời tiết nắng nóng, bạn nên tìm cách bảo quản lạnh chả giò ngay nhé. Sử dụng thùng xốp chứa đá để bảo quản giò lụa cũng là một giải pháp tốt.

Cách 3: Ngâm chả lụa xuống giếng

Nghe có vẻ lạ nhưng đây cũng là một cách bảo quản chả lụa từ thời ông bà ta. Thực hiện tương tự như cách 2, thay vì treo chả lên cao thì bạn sẽ ngâm giò lụa xuống giếng. Nước giếng mát và có nhiệt độ ổn định sẽ giúp giò lụa không bị ôi thiu, ẩm mốc rất tốt.

Cách bảo quản giò thủ được lâu

Khúc giò thủ – chả thủ

Giò thủ, giò tai còn có tên gọi khá phổ biến là giò xào. Loại chả giò này có độ giòn sật và dai dai lạ miệng hơn so với chả lụa thông thường. Thành phần chủ yếu là da, tai và sụn nên tạo thành chất kết dính sau khi được ép khuôn và nấu chín.

Cũng vì lý do đó mà giò thủ cần được bảo quản lạnh để giữ được chất lượng tốt nhất. Cách bảo quản giò thủ trong tủ lạnh tương tự như bảo quản giò lụa. Gói nhiều lớp lá chuối trước khi bảo quản lạnh.

Không để giò thủ ở nhiệt độ phòng quá 1 ngày sau khi luộc vì chúng sẽ bị vỡ kết cấu và chảy nhớt.

Một số lưu ý khi bảo quản chả lụa

Khi bảo quản lạnh nên đặt chả lụa ở một ngăn riêng hoặc hộp đựng riêng.

Chả lụa có dấu hiệu sắp hỏng như chảy nhựa, có mùi ôi thiu thì không nên tiếp tục sử dụng. 

Chỉ bảo quản chả lụa ở ngăn đông một lần, vì thực phẩm đã nấu chín khi bảo quản đông nhiều lần dễ gây ra các chất có hại, đặc biệt là các tác nhân gây ung thư.

Nên mua chả lụa vừa đủ dùng là tốt nhất và ngon nhất. Chả lụa đã luộc chín sẽ giảm chất dinh dưỡng khi bảo quản lâu ngày.

Các câu hỏi thường gặp

  1. Chả lụa để được bao lâu?

    Tùy thuộc vào phương pháp bảo quản mà chả lụathời hạn sử dụng là khác nhau. Bảo quản chả lụa ở ngăn mát giữ được 7-10  ngày, ở ngăn đông tủ lạnh là hơn 10 ngày. Ở nhiệt độ phòng chả lụa sẽ tốt nhất trong khoảng 4 ngày.

  2. Có nên bảo quản chả lụa trong tủ đông?

    Bạn hoàn toàn có thể bảo quản chả lụa trong ngăn đông tủ lạnh. Nhưng cần lưu ý rằng chả lụa là thực phẩm đã nấu chín nên cần được sử dụng trong thời gian sớm nhất.

  3. Chả lụa bị nhớt có ăn được không?

    Nếu phát hiện chả lụa bị chảy nhớt thì chúng đã bắt đầu hư hỏng do bị vi khuẩn xâm nhập. Đừng tìm cách “chữa cháy” chúng như cắt bỏ hay luộc lại. Hãy bỏ ngay chả lụa bị nhớt vì khi ăn sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm.

Với những kinh nghiệm bạn đã có cách bảo quản chả lụa tốt nhất để cả gia đình sử dụng. Tham khảo thêm nhiều mẹo hay về nấu ăn, đi chợ từ bTaskee để nâng cao tay nghề nhé.

Xem thêm các bài viết:

Hình ảnh: product.hstatic, Pinterest, glopal.cpcdn, maychebienthit, baothuathienhue

Video liên quan

Chủ đề